Xác định một số chỉ số hóa lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN KIM LOẠI CỦA DỊCH CHIẾT VÀ TINH DẦU VỎ BƯỞI Ở QUẢNG NAM (Trang 46 - 48)

2.2.1. Độ ẩm vỏ bưởi tươi

*Tiến hành: Chuẩn bị 5 chén sứ, rửa sạch, đánh số, sấy khô trong tủ sấy ở 600C . Đặt vào bình hút ẩm, làm nguội đến nhiệt độ phòng, đem cân la ̣i đến khố i lượng không đổi m0. Mẫu để xác đi ̣nh đô ̣ ẩm là mẫu tươi và lấy ngẫu nhiên. Cân lượng mẫu chính xác 5 gam vỏ bưởi tươi xắt lát, cho vào chén sứ, cân lại trên cân phân tích được khối lượng m1 cho vào các chén sứ đã đươ ̣c chuẩn bị sẵn và được sấy ở nhiê ̣t đô ̣ trên. Cứ sau 2 giờ la ̣i lấy ra để trong bình hú t ẩm cho nguô ̣i đến nhiê ̣t đô ̣ phòng rồi cân (nếu cân khi còn nóng thì mẫu sẽ hút hơi nước của không khí), đến khi khối lươ ̣ng mẫu và cốc không đổi được khối lượng m2.

Độ ẩm của mỗi mẫu là hiê ̣u số giữa khối lượng mẫu trước và sau khi sấy.

W = m1- m2. W là lượng nước đã bay hơi. Hàm lượng % ẩm được tính theo công thức:

100 . (%) 1 2 m m m w   (2.1)

Độ ẩm của mẫu là trung bình cộng của 3 mẫu. Trong đó: m1: Khối lượng chén sứ và nguyên liệu (g).

m: Khối lượng mẫu bưởi

m2: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi sấy (g). W (%): Độ ẩm của mỗi mẫu.

2.2.2. Hàm lượng tro trong vỏ bưởi

Nguyên tắc: Dựa trên nguyên tắc nung đến khối lượng không đổi

- Cơ sở: Nguyên liệu có thể xem như hỗn hợp cơ học gồm chất hữu cơ (bị cháy sau khi nung) và một số hợp chất vô cơ bao gồm cặn rắn, một số hợp chất của kim loại không bị nung còn được gọi là tro.

m = m1 + m2

m: khối lượng của nguyên liệu (gam) m1: khối lượng của các chất hữu cơ (gam)

m2: khối lượng của các chất sau khi nung đến khối lượng không đổi (gam)

Hàm lượng tro (Ash) của nguyên liệu là tỉ số giữa khối lượng của các chất sau khi nung đến khối lượng không đổi (m2) trên khối lượng chung (m) của nguyên liệu, tính bằng %:

% 100 . 2 m m Ash (2.2)

- Tiến hành: Vỏ bưởi sau khi đã được sấy khô ở nhiệt độ 100 - 1030C, tiến hành cân một lượng chính xác khối lượng cần tro hóa. Nung ở nhiệt độ 8000C ± 250C, cho đến khi thu được được tro màu trắng ngà. Làm nguội trong bình hút ẩm. Quá trình nung được lặp lại cho đến khi cốc nung có khối lượng không đổi giữa hai lần nung liên tiếp là 0,005 gam.

2.2.3. Hàm lượng kim loại có trong vỏ bưởi

Mẫu sau khi than hoá thì hòa tan bằng 5 ml axit nitric đặc. Sau đó thêm một ít nước cất vào, lắc kỹ và lọc để loại tạp chất. Sau đó cho vào bình định mức 25 ml và thêm nước cất đến vạch, ta thu được dung dịch cần phân tích. Hàm lượng một số kim loại được xác định tại Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia – Khu vực Miền Trung , số 666 - Trưng Nữ Vương, Thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN KIM LOẠI CỦA DỊCH CHIẾT VÀ TINH DẦU VỎ BƯỞI Ở QUẢNG NAM (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)