Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách tinh dầu từ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN KIM LOẠI CỦA DỊCH CHIẾT VÀ TINH DẦU VỎ BƯỞI Ở QUẢNG NAM (Trang 43 - 46)

từ vỏ quả bưởi

2.1.1. Nguyên liệu

Bưởi lấy từ Quảng Nam đem rửa sạch, gọt lấy vỏ xanh bên ngoài, để ráo rồi xay nhỏ, ngâm với nước muối trong thời gian 60 phút. Sau đó thực hiện quá trình chưng cất lôi cuốn hơi nước để tách lấy tinh dầu và dịch chiết.

Hình 2.1. Cây bưởi Quảng Nam Hình 2.2. Vỏ bưởi 2.1.2. Hóa chất

- Nước cất, dung dịch HCl chuẩn 0,1 N, NaCl, C2H5OH, phenolphtalein, KOH rắn.

- Và một số hóa chất thông dụng khác.

2.1.3. Dụng cụ và thiết bị chính

- Cốc có mỏ 500ml, 1 lít, bình tam giác, phễu, pipet, bình định mức. - Tủ sấy, bộ chưng cất tinh dầu,bếp đun cách thủy.

2.1.4. Quy trình tách chiết tinh dầu từ vỏ bưởi

Hình 2.3. Quy trình tách chiết tinh dầu từ vỏ bưởi

Khảo sát tính chất ăn mòn kim loại

Phân tích GC-MS Nước, NaCl Vỏ bưởi Xay Ngâm Chưng cất hơi H2O Ngưng tụ

Phân ly Nước chưng

Tinh dầu thô

Lắng Làm khan Na2SO4 Lắng, gạn Tinh dầu Khảo sát tính chất ăn mòn kim loại

Thuyết minh quy trình

 Bước 1 : Vỏ bưởi tươi đem xay nhỏ, để ngâm trong dung dịch NaCl 3,5% khoảng 1 giờ.

 Bước 2 : Sau đó tiến hành chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước trong thời gian 60 phút. Trong quá trình chưng cất, cần chú ý điều chỉnh nhiê ̣t đô ̣ di ̣ch ngưng sao cho nằm trong khoảng 100- 1200C (bằng cách điều chỉnh tốc đô ̣ nước làm la ̣nh) vì nếu di ̣ch ngưng quá nóng sẽ làm tăng đô ̣ hòa tan của tinh dầu vào nước và làm bay hơi tinh dầu. Để kiểm tra quá trình chưng cất kết thúc chưa, có thể dùng mô ̣t tấm kính hứ ng mô ̣t ít di ̣ch ngưng, nếu thấy trên tấm kính còn váng dầu thì quá trình chưng cất chưa kết thúc.

 Bước 3 : Để nguội, lắng, phân ly tách lấy tinh dầu thô. Sau khi phân ly ta đươ ̣c tinh dầu thô và nước chưng. Làm khan tinh dầu bằng Na2SO4 khan, thu được tinh dầu tinh khiết.

Nguyên tắc của quá trình chưng cất lôi cuốn hơi nước là sự thẩm thấu, khuếch tán và hòa tan. Ban đầu nước từ bên ngoài thẩm thấu vào trong tế bào, sau đó xảy ra sự khuếch tán, hòa tan. Dưới tác dụng của nhiệt, hơi nước lôi cuốn tinh dầu bốc hơi, tiếp theo là sự

ngưng tụ ở bình hứng. Khi xay nhỏ nguyên liệu, các tế bào chứa tinh dầu bị vỡ, sự thẩm thấu và khuếch tán xảy ra nhanh hơn nên thời gian chưng cất ngắn hơn [12].

Lượng muối ăn thêm vào đóng vai trò là làm tăng tỉ trọng của nước, phá vỡ hệ nhũ tương tinh dầu - nước, làm cho tinh dầu dễ tách lớp trong quá trình chưng cất. Do đó, nó rút ngắn thời gian chưng cất.

Hình 2.4. Bộ dụng cụ chưng cất

Xử lý tinh dầu thô sau khi chưng cất: Vì tinh dầu ra khỏi bộ dụng cụ chưng cất là tinh dầu thô, còn chứa nhiều ta ̣p chất như: nước, mô ̣t số các hợp chất hữu cơ như chất màu, nhựa, sáp hòa tan. Để nâng cao chất lươ ̣ng tinh dầu và ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i trong quá trình bảo quản, nghiên cứu tinh dầu phải lắng, gạn, làm khan [7],[9].

2.1.5. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách tinh dầu

Tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của ba yếu tố sau: - Thời gian chưng cất.

- Nồng độ muối.

- Tỉ lệ nguyên liệu rắn/dung môi lỏng (nước): g/mL chính là tỉ lệ khối lượng g/g.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN KIM LOẠI CỦA DỊCH CHIẾT VÀ TINH DẦU VỎ BƯỞI Ở QUẢNG NAM (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)