Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ từ 1 – 3 tuổi (Trang 52 - 55)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.2.1. Phương pháp sử dụng thang đo

Thang đo chúng tôi xây dựng gồm 2 nội dung lớn (chia thành 2 bảng) là: đặc điểm phát triển nhận thức – tư duy và đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chúng tôi sẽ sử dụng thang đo này để đánh giá đặc điểm phát triển tư duy và ngơn ngữ của nhóm trẻ từ 1 – 3 tuổi mà chúng tôi khảo sát.

Trong phần nhận thức – tư duy của thang đo, chúng tôi đề cập đến những

biểu hiện của tư duy trực quan – hành động ở trẻ, ví dụ: cầm que khều đồ vật ở

xa, bắc ghế để lấy đồ vật trên bàn; thực hiện được trị chơi ghép hình đơn giản (đặt khối vng vào ơ hình vng, khối trịn vào ơ hình trịn, khối tam giác vào ơ hình tam giác); xếp lồng 4 -5 cái cốc vào với nhau; xếp chồng các khối gỗ.... Bên cạnh đó, chúng tơi đề cập đến những biểu hiện của tư duy trực quan – hình tượng ở trẻ, ví dụ: biết so sánh được 2 đối tượng và hiểu được các khái niệm: to – nhỏ, dài – ngắn, ít – nhiều, cao – thấp; hiểu được chức năng của đồ vật và ghép cặp những đồ vật tương đồng (giày, tất/ chân; mũ, bờm/ đầu; đồng hồ, vòng/ tay); phân loại vật (như: theo hình dạng, màu sắc, theo chức năng). Ngồi ra, chúng tơi cũng quan tâm đến những biểu hiện là tiền đề quan trọng của sự phát triển tư duy trực quan – hành động, ví dụ:lặp lại những hành động với đồ vật cho những

kết quả thú vị (thả, ném đồ chơi – người lớn nhặt, đưa cho trẻ, trẻ lại thả, ném tiếp, và tỏ ra thích); tìm mọi cách để lấy được đồ vật u thích (dịch chuyển các chướng ngại vật sang một bên; kéo khăn phủ ra; … để lấy được đồ vật mong muốn) …

Trong phần ngôn ngữ của thang đo, chúng tôi đề cập đến những biểu hiện của khả năng thơng hiểu lời nói ở trẻ, ví dụ: hiểu được những từ đầu tiên (ví dụ:

bố, mẹ, ăn, uống, bế, sữa…); chú ý lắng nghe lời nói và hiểu được những hướng dẫn đầu tiên (ví dụ:Bi vẫy tay tạm biệt đi, Con làm xấu đi, Bi ôm mẹ nào, Bi đánh trống nào, Con hơn gió đi…); hiểu được khoảng vài chục từ và 1 vài cụm từ (ví dụ: ăn cơm, uống nước, đi chơi, đi học, nằm ngủ, đá bóng, mẹ bế, đi ơ tơ…); chỉ tay các hình ảnh, đồ vật, người quen, con vật hoặc bộ phận cơ thể mà người khác gọi tên.; hiểu và thực hiện được các yêu cầu gồm từ 2 hành động trở lên của người lớn (ví dụ: Con lấy cốc đặt lên bàn cho cô…)… Đồng thời, chúng tôi đề cập đến những biểu hiện của khả năng hình thành ngơn ngữ nói ở trẻ, ví dụ như: nói được những từ đầu tiên (ví dụ: bà, mẹ, bố, ăn, uống, chơi, đi, cốc, thìa, bóng…); nói được những câu khoảng 3 – 4 từ trở lên; nói những câu dài khoảng 6 – 7 từ trở lên; sử dụng được từ để hỏi "Cái gì?", “Con gì?” và một vài từ để hỏi khác; nói được ra u cầu của mình bằng các cụm từ hoặc câu; kể lại chuyện gì đó, giải thích một số quan hệ nhân quả đơn giản…

Chúng tôi xây dựng thang đánh giá sự phát triển nhận thức – tư duy và ngôn ngữ của trẻ từ 1 đến 3 tuổi dựa trên sự tích hợp một số thang đánh giá sau:

+ Thang đo của Burton L. White

Thang đánh giá sự phát triển vận động, nhận thức, ngôn ngữ, hành vi xã hội do Burton L. White sử dụng vào năm 1990 là một thang đo tỉ mỉ các phương diện phát triển tâm lý của trẻ em 3 năm đầu đời. Chúng tôi chọn thang đo này bởi các mơ tả trong đó khá gần gũi với những gì chúng tơi quan sát được ở trẻ em Việt Nam hiện nay.

+ Test Denver II

Test Denver còn được gọi là Trắc nghiệm Đánh giá sự phát triển tâm lý - vận động cho trẻ nhỏ. Test Denver được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1967,

được tiêu chuẩn hoá trên 20 quốc gia và đã được áp dụng cho hơn 50 triệu trẻ em trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, test Denver đã được áp dụng đầu tiên tại Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từ năm 1977 (gọi là test Denver I). Từ năm 2000, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục nghiên cứu và chuẩn hố thành test Denver II và từ đó đến nay đã có nhiều đơn vị khác trong nước tiếp tục triển khai thực hiện. Test Denver II có một số thay đổi và điều chỉnh so với Test Denver 1 cho phù hợp với mơi trường và văn hố Việt Nam và bao gồm nhiều item hơn. Test Denver II với 125 item giúp kiểm tra một cách khá toàn diện sự phát triển của trẻ, tập trung vào 4 lĩnh vực là: Khu vực cá nhân - xã

hội: đánh giá khả năng nhận biết bản thân, chăm sóc bản thân và thiết lập quan

hệ tương tác với người khác. Khu vực vận động tinh tế - thích ứng: đánh giá khả năng vận động khéo léo của đôi tay và khả năng quan sát tinh tế của đôi mắt. Khu

vực ngôn ngữ: đánh giá khả năng lắng nghe và đáp ứng với âm thanh, khả năng

phát âm, và sau cùng là khả năng phát triển ngơn ngữ (nghe hiểu và nói). Khu

vực vận động thô: đánh giá khả năng phát triển các vận động toàn thân và khả

năng giữ thăng bằng của cơ thể. + Thang đo Brunet – Lézine

Thang đo này được thiết lập bởi Odette Brunet và Irene Lézine vào năm 1951. Thang đo Brunet – Lézine dùng để đánh giá mức độ phát triển tâm vận động của trẻ nhỏ, đánh dấu sự chênh lệch có thể có so với trẻ cùng độ tuổi. Thang này đánh giá được bốn lĩnh vực của trẻ là: vận động, phối hợp mắt và tay, ngơn ngữ và xã hội hóa. Thang này đo chỉ số phát triển tổng quát, đánh giá mức độ trưởng thành, kết hợp với quan sát lâm sàng để đưa ra điểm mốc của sự phát triển, giúp nhà điều trị so sánh sự phát triển của trẻ so với trẻ cùng lứa, phát hiện sớm một số bất thường trong sự phát triển, giúp cha mẹ hiểu những nhu cầu và khó khăn trong vấn đề phát triển của trẻ.

Năm 1972 – 1975, tác giả Vũ Thị Chín và cộng sự đã tiến hành thăm dò sự phát triển tâm lí – vận động của trẻ từ 0 – 3 tuổi ở nhà trẻ bằng thang đo Brunet – Lézine. Từ kết quả thử nghiệm, các tác giả đã tiếp tục kiểm nghiệm lại vào năm 1976 – 1980 nhằm mục đích Việt Nam hóa thang đo. Đến năm 1989,

tác giả đã hoàn chỉnh “Thang đo Brunet – Lézine Việt Nam hóa” cùng với các hướng dẫn chi tiết về kĩ thuật tiến hành và bộ cơng cụ đo.

Ngồi ra chúng tôi cũng sử dụng thêm một số tài liệu khác về đánh giá sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ em như: “Đánh giá và kích thích sự phát triển của trẻ 0 – 3 tuổi” (Tạ Ngọc Thanh, 2009), …

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ từ 1 – 3 tuổi (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)