1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.3. Những quan điểm về việc giáo dục sớm
Bên cạnh những quan điểm về giáo dục trẻ theo các quan điểm truyền thống, ngày nay, trên thế giới và ở Việt Nam đang phát triển những quan điểm mới về giáo dục trẻ. Đó là những quan điểm về giáo dục sớm đối với trẻ. Có thể thấy nổi bật nhất hiện nay là “Phương án 0 tuổi” (của tác giả Phùng Đức Toàn) và “Phương pháp Glenn Doman”.
Là một người nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục sớm, năm 2009, GS. Phùng Đức Tàn đã xuất bản ở Việt Nam với bộ ba cuốn sách theo “Phương án 0 tuổi” (phương án giáo dục sớm cho trẻ từ 0 – 6 tuổi), trong đó có cuốn “Phát triển ngơn ngữ từ trong nôi”. Quan điểm căn bản của ông là cần phải phát hiện và bồi
dưỡng sớm cho trẻ khả năng học tập, tiếp thu kiến thức trong đó có nhận thức và ngơn ngữ. Ơng và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu, cả lí thuyết và thực nghiệm trong vòng hơn 20 năm, đã dấy lên phong trào học tập sớm trong xã hội Trung Quốc và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Trong cuốn sách “Phát
triển ngơn ngữ từ trong nơi”, GS. Phùng Đức Tồn đã đề xuất những cách thức
dạy chữ cho trẻ từ rất sớm. Trẻ tiếp xúc với chữ viết cũng như tiếp xúc với người và các loại đồ vật, một sự tiếp nhận thị giác (ngôn ngữ thị giác). Như vậy, trẻ có thể biết chữ ngay cả khi chưa biết nói, nghĩa là từ rất sớm. Tuổi sơ sinh được coi là lí tưởng để dạy chữ theo quan điểm của Phùng Đức Tồn. Và, những kết quả mà ơng đạt được là hết sức khả quan.
Glenn Doman – nhà vật lí trị liệu, người đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển trí tuệ cho trẻ em ở Mĩ cũng là một trong những tác giả nổi tiếng khác trong
lĩnh vực giáo dục sớm. Ơng cùng cộng sự đã có những cơng trình đặc biệt đáng chú ý khảo sát tại sao trẻ em từ 0 – 6 tuổi lại học tốt và nhanh hơn những trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Glenn Doman đã chứng minh rằng trẻ nhỏ có khả năng học hỏi nhiều hơn cả những gì chúng ta tưởng tượng. Với tư cách là sáng lập viên của Viện nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người, ông đã lập nên những chương trình giáo dục tại nhà mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng có thể áp dụng cho con cái của mình. Theo đó, “Phương pháp Glenn Doman” (phương pháp giáo dục trẻ sớm từ 0 – 6 tuổi theo quan điểm của Glenn Doman) hình thành và phát triển rộng rãi ở các nước trên thế giới. Trong phương pháp của mình, tác giả đã đề cập đến những nội dung phát triển toàn diện cho trẻ như sau: dạy bé vận động, dạy bé học toán, dạy bé đọc, cung cấp cho bé kiến thức bách khoa/thế giới xung quanh và cho bé cảm thụ âm nhạc, hội họa, học ngoại ngữ. Những nội dung này được đề cập đến trong những cuốn sách nổi tiếng của ông như: How smart is your baby (Dạy trẻ thông minh sớm), How to teach your baby math (Dạy trẻ học
toán),... Năm 2011, ở Việt Nam, những cuốn sách về giáo dục trẻ sớm của Glenn Doman đã được xuất bản và được các phụ huynh đón nhận tích cực trong việc giáo dục trẻ. Trong đó, cuốn “Dạy trẻ biết đọc sớm” đưa ra những kĩ năng cơ
bản giúp trẻ có khả năng đọc thông thạo. Cuốn sách giải thích cách bắt đầu và mở rộng chương trình học đọc, cách tạo ra và sắp xếp các “nguyên liệu” cần thiết và và cách phát triển đầy đủ hơn tiềm năng học đọc của trẻ. Cũng giống quan điểm của Phùng Đức Tồn, ơng đã đề cập đến việc trẻ tiếp xúc với chữ viết cũng như tiếp xúc với người và các loại đồ vật, một sự tiếp nhận thị giác (ngơn ngữ thị giác). Theo đó, trẻ có thể biết chữ ngay cả khi chưa biết nói.
Mặc dù những quan điểm về giáo dục sớm trên cịn mới lạ và có những điểm trái ngược với quan điểm dạy ngôn ngữ cho trẻ tuổi mầm non hiện nay nhưng kết quả nghiên cứu của các tác giả đã cho chúng ta những suy nghĩ mới, những bài học trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ cũng như giáo dục những lĩnh vực khác như nhận thức, tư duy, vận động...