2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp không thể thay thế được trong nghiên cứu trẻ em. Đây là phương pháp nhà nghiên cứu dùng để theo dõi và ghi chép một cách có mục đích và có kế hoạch những biểu hiện đa dạng của hoạt động tâm lý của trẻ mà họ nghiên cứu cùng những điều kiện, diễn biến của nó trong đời sống tự nhiên hàng ngày. Đây là phương pháp quan trọng nhất trong đề tài nghiên cứu này.
Ưu điểm của phương pháp quan sát là có thể thu thập những sự kiện về hành động tự nhiên, những sự kiện diễn ra trong cuộc sống bình thường hàng ngày cũng như những lời nói hàng ngày của trẻ. Chính vì vậy, quan sát phải làm thế nào để trẻ không biết là mình đang bị quan sát, nó sẽ mất tự nhiên, không thoải mái, tồn bộ hành động và lời nói sẽ thay đổi. Phải làm thế nào để trẻ hành động và nói chuyện một cách tự do, tự nhiên, có như thế người nghiên cứu mới thu được những tài liệu đúng sự thực. Để đảm bảo tính trung thực, khách quan trong những sự kiện quan sát, thường việc quan sát được tiến hành bởi người quen thuộc với trẻ, sự có mặt của người này là hồn tồn bình thường và trẻ có thể thể hiện một cách tự do, tự nhiên. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã làm quen, cùng chơi, cùng học với trẻ trước khi tiến hành quan sát.
Việc xác định mục đích quan sát là rất quan trọng. Kết quả của quan sát tuỳ thuộc vào mục đích của quan sát được đề ra rõ ràng đến mức nào. Nếu mục đích quan sát khơng rõ ràng, người quan sát khơng đề ra những nhiệm vụ quan sát cụ thể mà mình phải tiến hành thì kết quả quan sát sẽ mơ hồ, khơng xác định.
Với mục đích là quan sát những biểu hiện tư duy và ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, chúng tôi đã xây dựng hai bảng quan sát. Hai bảng quan sát này lại
dựa trên hai thang đo mà chúng tôi đã thiết kế ở trên nhằm đánh giá đặc điểm phát triển tư duy và đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi.
Sau khi xây dựng bảng quan sát về biểu hiện các thành tựu phát triển nhận thức – tư duy và ngôn ngữ của trẻ từ 1 đến 3 tuổi với gồm 18 item đánh giá khả năng nhận thức – tư duy và 24 item đánh giá ngôn ngữ, chúng tôi tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hiện nhằm quan sát và đánh giá khả năng nhận thức – tư duy và ngôn ngữ của các em ở từng biểu hiện theo 3 mức.
Mức 1: Biểu hiện rõ/ Biết thành thạo (1 điểm). Cụ thể: trẻ hiểu và thực hiện được ngay các nội dung, các bài tập, yêu cầu của cô/người lớn mà không cần hỗ trợ.
Mức 2: Có biểu hiện nhưng khơng rõ/ Biết chưa thành thạo (2 điểm). Cụ thể: trẻ hiểu và thực hiện chưa được tốt các các nội dung, các bài tập, yêu cầu của cơ/người lớn và cần có sự gợi ý, hỗ trợ thêm.
Mức 3: Khơng có biểu hiện/ Chưa biết (3 điểm). Cụ thể: trẻ chưa hiểu và chưa thực hiện được các nội dung, các bài tập, các yêu cầu của cô/người lớn.
Từ các mức điểm này, chúng tơi tính được giá trị trung bình M của từng item và độ lệch chuẩn. Chúng tơi cũng tính được tỷ lệ (%) trẻ ở độ tuổi nhất định có khả năng thực hiện một hành động nhận thức hay ngơn ngữ nào đó.
Dựa theo cách tính của Thang đo Brunet – Lézine, chúng tôi lựa chọn cách đánh giá như sau:
+ Nếu 70% trở lên trẻ em ở một lứa tuổi xác định thực hiện thành thạo hành vi nào đó (1 điểm), số cịn lại (dưới 30%) hầu như đã hình thành các thao tác và khả năng tương ứng nhưng chưa thành thạo (2 điểm) thì có thể coi trẻ em lứa tuổi này đã có các thao tác và khả năng tương ứng ở mức thành thạo.
Như vậy, nếu tính giá trị trung bình thì có thể coi:
Nếu 1 ≤ M < 1.3: thì các thao tác và khả năng ở độ tuổi tương ứng đã thành thạo
Trong đó M = 1 khi 100% trẻ thành thạo; M = (70x1 + 30x2): 100 = 1.3 khi 70% trẻ thành thạo, 30% trẻ đã có khả năng nhưng chưa thành thạo
+Nếu từ 70% trở lên số trẻ ở một lứa tuổi xác định khơng có khả năng thực hiện hành vi nào đó (3 điểm), số cịn lại (dưới 30%) hầu như đã hình thành
các thao tác và khả năng tương ứng nhưng chưa thành thạo (2 điểm) thì có thể coi ở trẻ em lứa tuổi này chưa hình thành các thao tác và khả năng tương ứng
Như vậy, nếu tính giá trị trung bình thì có thể coi:
Nếu 2.7 ≤ M ≤ 3: thì các thao tác và khả năng tương ứng chưa hình thành Trong đó M = 3 khi 100% trẻ chưa có khả năng; M = (70x3 + 30x2): 100 = 2.7 khi 70% trẻ chưa có khă năng, 30% trẻ đã có khả năng nhưng chưa thành thạo
+Nếu trên 30% trẻ ở một lứa tuổi xác định thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng chưa thành thạo hành vi nào đó, đồng thời số trẻ thực hiện thành thạo hành vi đó là dưới 70%, thì có thể coi trẻ em lứa tuổi này đã hình thành các thao tác và khả năng tương ứng nhưng chưa thành thạo (1.3 ≤ M < 2.7)
Trên cơ sở đó, có thể gán ý nghĩa của giá trị trung bình như sau:
+ 1 ≤ M < 1.3: các thao tác và khả năng ở độ tuổi tương ứng đã thành thạo
+ 1.3 ≤ M < 2.7: các thao tác và khả năng tương ứng đã hình thành nhưng chưa thành thạo
+ 2.7 ≤ M ≤ 3: các thao tác và khả năng tương ứng chưa hình thành
Các bảng quan sát trên được thể hiện trọng phụ lục 1.