Phương pháp phỏng vấn sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ từ 1 – 3 tuổi (Trang 57 - 58)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Chúng tôi xây dựng bảng hỏi dành cho cha mẹ và những người chăm sóc trẻ nhằm tìm hiểu một số thơng tin về các hoạt động của trẻ.

- Mục đích: Thu thập những thơng tin nhằm bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ quan sát thực tế. Bên cạnh đó là thu thập những thông tin về quan điểm và cách chăm sóc, ni dạy trẻ.

- Nguyên tắc phỏng vấn:

Khách thể được trả lời tự do dựa trên những câu hỏi mở, có gợi ý.

Trong q trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đưa ra những câu hỏi dưới những dạng khác nhau để có thể kiểm tra độ chính xác của các câu trả lời cũng như làm sáng tỏ hơn những thông tin chưa rõ.

- Cách thức tiến hành:

Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước một cách chi tiết, rõ ràng theo các mảng vấn đề mà nghiên cứu quan tâm. Sau đó gặp từng người để phỏng vấn về các nội dung đã chuẩn bị trước đó.

- Mẫu chọn: 10 cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. - Nội dung:

+ Phỏng vấn về cách thức cũng như q trình ni dạy trẻ ở gia đình, nhà trường; về các quan điểm nuôi dạy trẻ; các quan điểm về việc phát triển ngôn ngữ, tư duy cũng như mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ ở trẻ 1 – 3 tuổi.

+ Trình tự nội dung cần phỏng vấn: khơng cố định theo trình tự đã chuẩn bị, nó có thể khá linh động, mềm dẻo tùy theo mạch câu chuyện của từng khách thể. Nội dung chi tiết của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đối tượng phỏng vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ từ 1 – 3 tuổi (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)