CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Phân tích một số chân dung tâm lí
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm phát triển ngôn ngữ, tư duy, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy,và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ 1 – 3 tuổi, chúng tôi đã tiến hành phân tích chân dung tâm lý của một số trẻ em. Thông qua các phương pháp như: quan sát, bảng đánh giá, phỏng vấn sâu cha mẹ và người chăm sóc, chúng tơi thu thập được kết quả giúp làm sáng tỏ hơn vấn đề chúng tôi quan tâm.
1. Nguyễn T. M
– Sinh ngày: 27/ 05/ 2011 - Ngày quan sát: 20/ 03/ 2013 ( khoảng 22 tháng tuổi)
* Điều kiện và hoàn cảnh sống
T. M là bé trai thứ hai trong gia đình. Bé có 1 anh trai sinh đôi. Bố của bé là giám đốc 1 công ty truyền thông riêng. Mẹ là nhân viên marketing của cơng ty. Cả hai đều có trình độ Đại học. Gia đình tương đối đầy đủ về kinh tế. Bố mẹ T.M đều rất quan tâm đến con cái, các vấn đề về phát triển thể chất cũng như tâm lý cho con mình.
Khi mang thai, mẹ của bé nghỉ làm ở nhà để tiện chăm sóc thai nhi và trong thời gian đó chị đọc nhiều sách vở về nuôi dạy con cái cũng như tìm hiểu các phương pháp giáo dục con như “Phương án 0 tuổi”, “Phương pháp Glenn Doman”… Sau khi sinh con, chị vận dụng những kiến thức đã học được vào việc ni dạy con cái. Ngồi việc chăm sóc về dinh dưỡng, thể chất cho hai bé thì chị cịn thường xun chơi và nói chuyện với các con. Gia đình mua rất nhiều đồ chơi cho hai bé chơi và khám phá vì anh chị quan niệm rằng trẻ tích cực khám phá thì mới phát triển tốt. Mỗi tối, trước khi đi ngủ anh chị đều thay phiên nhau đọc truyện cho hai con nghe.
Qua trò chuyện, khi được hỏi về thời gian giáo dục trẻ phù hợp nhất thì mẹ hai bé trả lời là: “việc giáo dục trẻ nên bắt đầu từ sớm, có thể ngay từ khi trẻ mới
sinh ra”. Chị cho rằng: “đối với trẻ con từ 0 đến 3 tuổi, không chỉ là cho ăn no, đủ chất, ngủ ngon mà những vấn đề khác như nhận thức, ngôn ngữ, cảm xúc cần được quan tâm thường xun”. Chính vì vậy mà mỗi khi nhận thấy các con có sự
thay đổi về mặt cảm xúc thì chị cũng ln quan tâm tìm hiểu, hỏi thăm những người có kinh nghiệm, đơi khi chị cũng tìm đến các nhà tâm lý để được tư vấn. Mẹ bé cũng cho biết thêm: “0 đến 3 tuổi là giai đoạn vàng đối với sự phát triển
của trẻ nên cần phải quan tâm đầy đủ về mọi mặt”. Với tình huống “Con của chị Mai gần 2 tuổi. Bé rất thích nghịch và thích khám phá thế giới xung quanh. Chị M cảm thấy nếu cứ để bé nghịch thế này thì sẽ bẩn, lộn xộn và khơng an tồn cho bé chút nào. Chị quyết định làm cho bé cái cũi, cho bé đồ chơi, đặt gần tivi để khi nào thích bé sẽ xem. Từ đó, bé thường ngồi trong cũi chơi đồ chơi, xem tivi, ít nghịch và sạch sẽ hẳn lên.” thì mẹ của hai bé khơng đồng ý với cách làm đó. Chị
cho rằng : “làm như thế là tiện cho mẹ nhưng lại kìm hãm sự tìm tịi, khám phá
để phát triển của trẻ và dẫn đến trẻ chậm phát triển, thậm chí có thể là tự kỉ”.
Với quan điểm giáo dục con cái của mẹ bé như trên, mẹ bé cùng với gia đình đã cố gắng tạo điều kiện, mơi trường và tìm hiểu kĩ về phương pháp ni dạy và phát triển trẻ rất tốt. Theo đó, có ảnh hưởng to lớn và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ và tư duy của bé.
T. M cùng anh trai đi nhà trẻ từ khi được 15 tháng tuổi. Bé thích nghi với môi trường nhà trẻ khá nhanh. Sau khi quen trường quen lớp, bé mạnh dạn chơi, nói chuyện và hát hị cùng cơ và các bạn. Cơ giáo đánh giá bé nhanh nhẹn, tiếp thu nhanh, hay nói và tích cực khám phá.
Khi hai bé đi nhà trẻ thì mẹ đi làm lại. Tuy nhiên, vào mỗi buổi tối, bố mẹ vẫn dành thời gian chơi và nói chuyện với trẻ. Bố mẹ thường đọc truyện cho trẻ nghe trước khi đi ngủ và trẻ cịn được bố mẹ khuyến khích chỉ trỏ, gọi tên và nói chuyện về đồ vật, tranh ảnh. Vận dụng những kiến thức đã có về các phương pháp giáo dục trẻ sớm mẹ bé luôn dành một khoản thời gian nhất định trong ngày (thường là khoảng 30 phút) để tác động tới trẻ thông qua các thẻ tranh ảnh, sách báo và các tình huống. Gia đình ln khuyến khích các bé tham gia vào những tình huống đơn giản trong thực tiễn cuộc sống như : cho các bé tham gia vào việc
dọn đồ cùng bố mẹ, nhờ các bé làm một số việc đơn giản như lấy khăn, lấy cốc, cất đồ chơi khi không chơi nữa…Vào những ngày nghỉ, bố mẹ thường hay cho trẻ đi chơi như : đi chơi công viên, đi chơi nhà bạn bè, họ hàng, đi siêu thị, thỉnh thoảng đi nhà sách… Và, chính những điều này đã giúp kích thích tính tích cực hoạt động của bé và giúp bé phát triển tốt về nhận thức, ngơn ngữ.
Bên cạnh đó cịn có ơng bà ngoại (đã nghỉ hưu) và các dì, cậu… phụ giúp bố mẹ chăm sóc và chơi với 2 bé. Cạnh nhà ơng bà ngoại có một sân chơi với các đồ chơi như bập bênh, cầu trượt, thú nhún….dành cho trẻ em. T. M và anh trai thường được bố mẹ và mọi người đưa ra đây chơi cùng các bạn nhỏ khác trong khu phố.
Bản thân T. M cũng rất hay tị mị, thích khám phá cái này cái kia và hay đặt ra những câu hỏi về những sự vật sự việc xung quanh. Thêm vào đó, bé có anh trai sinh đôi, luôn ở cạnh nhau và chơi với nhau. Khi mọi người khơng có thời gian chơi với hai bé thì hai bé cũng tự chơi đồ chơi với nhau. Đơi khi, các bé cịn bắt chước người lớn nói chuyện với nhau. Ví dụ như: T. M giả vờ đút cơm cho H.M và nói “H. M ăn cơm đi không cô Lâm mắng đấy” … Việc T. M ln có bạn chơi cùng và thỉnh thoảng có sự cạnh tranh nhau cũng giúp thúc đẩy tính tích cực của trẻ, góp phần thúc đẩy sự phát triển tư duy và ngôn ngữ ở trẻ.
Như vậy, T.M được sinh ra trong một gia đình có điều kiện vật chất. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng rất quan tâm và có hiểu biết về việc phát triển, giáo dục con cái. Ngoài cha mẹ, trẻ cũng nhận được sự chăm sóc, giáo dục của ơng bà ngoại và những người thân trong gia đình. Bé được đi nhà trẻ sớm, sớm được giao tiếp với cô giáo và các bạn ; và được tác động về nhận thức. Tất cả những điều đó chắc chắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Điều này cho thấy môi trường với sự giáo dục của người lớn và tính tích cực hoạt động của trẻ có vai trị quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ.
* Đặc điểm ngôn ngữ và tư duy của trẻ
Qua quan sát và đánh giá theo thang đo cho thấy T. M có sự phát triển ngôn ngữ và tư duy khá tốt. Cụ thể:
- Về sự phát triển ngôn ngữ:
+ T. M đã nói được những câu dài từ 6 – 7 từ trở lên. Câu nói của trẻ đã có cấu trúc ngữ pháp tương đối đầy đủ. Ví dụ: “Cơ Lâm ơi, mở cửa cho con”, “Anh
Đức chạy lung tung”, “Mẹ Vân mua quần áo đẹp nhé.”…
+ Trẻ biết nói ra u cầu của mình; biết sử dụng câu phủ định; biết sử dụng các đại từ sở hữu và cịn nói được những câu sở hữu phức tạp. Ví dụ: khi thấy cơ cầm con bướm thì bé nói “cho con xem con bướm một tí” và sau khi xem xong thì đưa lại cơ và nói “Đây, con trả cơ”. Đến bữa ăn, T.M nói “Con muốn ăn cơm” và khi cơ giáo đưa cháo đến thì bé nói “Khơng ăn cháo đâu, ăn cơm thơi”. Khi nhìn thấy túi xách của cơ thì bé nói “Đây là túi xách của cơ Lâm”; thấy áo của bạn thì nói “áo của Vịt đấy”…
+ T. M biết sử các từ để hỏi và đặt nhiều câu hỏi. Ví dụ: nhìn thấy con cá đồ chơi thì hỏi “Con cá của ai đấy?”; thấy cơ làm việc thì hỏi “Cơ Lâm làm gì
đấy?”. Trong một tình huống, T.M chỉ bông hoa và hỏi “Cái gì đây?”, khi cơ
giáo giả vờ trả lời rằng “đây là quả bóng” thì bé phản bác và nói “bơng hoa mà”. Điều này cho thấy, bé đã biết bảo vệ quan điểm của mình bằng việc đồng tình hay khơng đồng tình với ý kiến của người khác.
+ Bé T. M biết gọi tên nhiều vật xung quanh và nói được chức năng của vật như: cái ô để che mưa, bàn chải đánh răng để đánh răng, bút để vẽ, cam để ăn, ghế để ngồi…. Có điểm khá thú vị là T.M cịn biết nói được chức năng của đồ vật theo tình huống và đối tượng giao tiếp. Cụ thể: khi cô giáo hỏi “Bút chì để
làm gì?” thì trẻ trả lời là “bút chì để vẽ” (vì bé thường cùng cô dùng bút để vẽ);
nhưng khi mẹ hỏi “Bút chì để làm gì?” thì bé lại nói là “bút chì để kẻ mắt” (vì bé thường thấy mẹ dùng bút chì kẻ mắt). Bên cạnh đó, trẻ cịn biết dùng từ chỉ màu sắc để nói về đồ vật như: M ngồi ghế màu cam, M đi dép màu xanh…
+ Tuy chưa thành thạo nhưng bé cũng đã bắt đầu biết đặt câu hỏi nghi vấn như: “Vịt uống sữa à?”, “Tôm ốm à?”… Bé cũng bắt đầu kể lại được những sự việc mới xảy ra theo kiểu mách chuyện như: “Tơm ngã, khóc”, “Mẹ Vân mua áo
đẹp cho M”… Bé cũng bắt đầu biết chơi giả vờ và nói chuyện một mình. Ví dụ
như T.M giả vờ chơi ăn cam và nói “Bóc vỏ này, vứt hạt này” và kèm theo là điệu bộ.
+ T. M thuộc lòng nhiều bài thơ, bài hát và khá tự tin khi thể hiện. Trẻ cịn thích trị chuyện, nghe đọc truyện và kể chuyện. Bé cũng thích lại gần chơi và nói chuyện với các trẻ em khác, đặc biệt là các anh chị lớn hơn.
- Về sự phát triển tư duy:
+ T. M rất thích khám phá đồ vật mới, mày mị tìm hiểu các đồ vật và tích cực khám phá các thuộc tính của đồ vật hiện tượng trong khong gian bằng cách đóng mở, xếp tháo, di chuyển… Bé chơi với các hạt nhỏ, xếp chồng các khối gỗ thành thạo.
+ Trẻ nhận biết tốt những màu sắc, hình khối cơ bản và nhiều hơn thế. Ví dụ: nhận biết được màu xanh, đỏ, vàng, tím, cam, đen, trắng…; các hình như: hình trịn, vng, tam giác, chữ nhật, trái tim, ngôi sao, hình thoi, bán cầu, bầu dục…Tuy nhiên, khi thực hiện trị chơi ghép hình với việc đặt khối hình vào hình tương ứng thì bé cịn chưa thành thạo lắm. Bé thực hiện được nhưng cịn mang tính chất thử - sai.
+ Tuy chưa thường xuyên thể hiện và chưa biết nói câu so sánh đầy đủ nhưng T.M cũng đã biết so sánh đơn giản giữa hai đối tượng như: to – nhỏ, nhiều – ít, cao – thấp. Ví dụ: khi được hỏi “Cơ Lâm và M ai cao hơn?” thì bé trả lời được là “Cô Lâm cao, M thấp”; khi được hỏi “quả cam và quả dâu tây thì quả
nào to hơn?” thì bé chỉ và nói được “quả cam to hơn”… Tuy nhiên, đôi khi bé
cũng chắc chắn lắm khi so sánh và thường thì những bài tốn so sánh là những bài tốn và những tình huống đơn giản, quen thuộc. Cũng do khả năng so sánh chưa tốt và chưa biết nắm được quy luật sắp xếp to – nhỏ nên khi xếp chồng 4 – 5 cái cốc có kích thước to – nhỏ khác nhau thì trẻ chưa làm được mà chủ yếu còn thực hiện theo kiểu thử - sai; và trẻ cũng chưa biết xếp chồng trên 6 khối gỗ theo thứ tự từ lớn đến bé tạo thành hình tháp mà khơng đổ.
+ Trên cơ sở nhận biết được đồ vật, màu sắc, hình dạng và hiểu được chức năng của đồ vật nên T. M đã bắt đầu biết sắp xếp đồ vật theo nhóm và phân loại
vật theo các đặc điểm trên. Tuy nhiên, bài tốn ghép nhóm và phân loại bé thực hiện chưa được thành thạo và nhiều khi còn nhầm lẫn.
+ Tuy chưa thành thạo trong mọi tình huống nhưng T.M cũng đã biết cầm que khều đồ vật, bắc ghế để lấy đồ vật trên bàn; đặc biệt là khi có được sự gợi ý gián tiếp và trực tiếp từ người lớn. Trẻ biết tìm kiếm người trợ giúp và biết đưa ra yêu cầu trợ giúp khi nhận thấy mọt mình khơng thể lấy được đồ vật.
Như vậy, ngôn ngữ và tư duy của T.M phát triển khá tốt. So sánh với nhóm tuổi trung bình đạt được trong thang đo ở trên thì đặc điểm ngơn ngữ và tư duy của bé tương đương với đặc điểm ngôn ngữ và tư duy của trẻ 30 tháng tuổi. Mối quan hệ ngôn ngữ và tư duy cũng được thể hiện qua sự phát triển ngôn ngữ và tư duy của bé. Với khả năng thơng hiểu lời nói và sự phát triển ngơn ngữ nói khá tốt mà T. M có thể hiểu được các yêu cầu cũng như các gợi ý phục vụ cho việc tư duy; đồng thời cũng nhờ ngôn ngữ phát triển mà bé thể hiện được khả năng tư duy của mình cho mọi người thấy. Ngược lại, nhờ có tư duy phát triển mà ngơn ngữ của bé cũng phát triển tốt hơn. Bé hiểu vấn đề và diễn đạt vấn đề nhanh và đầy đủ hơn.
2. Nguyễn A. M.
– Sinh ngày: 05/ 11/ 2010
- Ngày quan sát: 02/ 04/ 2013 ( khoảng 29 tháng tuổi) * Điều kiện và hoàn cảnh sống
A.M là con thứ 2 trong gia đình. Bố của bé làm cơng việc tự do; còn mẹ của bé là nhân viên nhà nước. Cả hai đều có trình độ Đại học. Gia đình tương đối đầy đủ về kinh tế. Chị gái của bé đang học lớp 3. Cả nhà bé đang ở chung với ông bà ngoại trong 1 ngôi nhà 2 tầng ở khu phố cổ Hà Nội. Ông bà ngoại là cán bộ hưu trí. A.M được sống trong sự bao bọc của cả nhà. Bố mẹ và ông bà đều quan tâm đến A.M nhưng chủ yếu là về phát triển thể chất và dinh dưỡng của bé.
Khi mang thai, mẹ A.M hay đau ốm và giai đoạn cuối thời kì thai nghén phải nằm viện để điều trị, chăm sóc và đảm bảo việc sinh bé. Do tình hình sức khỏe của mẹ không được tốt nên bé được sinh mổ trước thời gian dự kiến khoảng nửa tháng. Thời gian đầu sau sinh, sức khỏe của mẹ bé vẫn yếu nên việc chăm sóc bé chủ yếu là do bà ngoại và bố của bé. Sau này, khi mẹ bé đi làm thì bé ở
nhà với ơng ba ngoại và được cơ giúp việc chăm sóc. Sữa mẹ ít nên bé ăn sữa ngoài từ rất sớm. Sức khỏe của A.M cũng không được tốt. Bé hay ốm nên gia đình rất quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe thể chất của bé. Thêm vào đó, bé dễ ngất lịm khi khóc nên gia đình rất chiều bé. Mọi nhu cầu của bé đều được gia đình quan tâm đáp ứng. Và cũng vì sợ bé khóc ngất và ốm nên mọi yêu cầu của bé hầu như đều được gia đình đáp ứng một cách vơ điều kiện.
Là gia đình nhiều thế hệ nên trong gia đình bé thường xuất hiện những mâu thuẫn trong việc chăm sóc và giáo dục bé giữa ông bà và bố mẹ bé. Bố mẹ do khơng có thời gian ở nhà chăm sóc bé nên muốn gửi bé đi nhà trẻ. Ơng bà thì cho rằng trẻ nên đi mẫu giáo sau 3 tuổi ; trong khi đó bé A.M sức khỏe khơng tốt nên ờ nhà để được chăm sóc tốt hơn. Vì vậy, sau 1 thời gian thuyết phục ơng bà thì 28 tháng tuổi bé mới bắt đầu đi nhà trẻ. Tuy gửi bé vào nhà trẻ nhưng bố mẹ bé cũng chỉ quan tâm vào vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng chứ không quan tâm phát