Một số lý luận cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ từ 1 – 3 tuổi (Trang 29)

1.2.1. Lý luận về ngôn ngữ

1.2.1.1. Khái niệm ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Con người giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ, con người có thể nhắc lại quá khứ, có thể dùng trong hiện tại, hoạch định kế hoạch cho tương lai và có thể tạo ra sự khác biệt về không gian và thời gian khác nhau.

Trên Thế giới có những từ biểu thị khái niệm ngôn ngữ như: Tiếng Anh: Language, tiếng Pháp: Langue, tiếng Đức: Strache, tiếng Arập: Loga, một số nước Đơng Nam Á: bahasa. Có nhiều cách phát âm khác nhau về ngơn ngữ nhưng đều có nghĩa là "ngơn ngữ". Với cách hiểu đơn giản nhất, ngôn ngữ được xem là tiếng nói của con người. Ngơn ngữ là hệ thống các âm thanh, từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện giao tiếp chung cho cả cộng đồng.

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn - Tâm lý học đại cương thì: ngơn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng (tiếng nói) nào đó để giao tiếp. Nói cách khác, ngơn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói.

1.2.1.2. Các loại ngôn ngữ

Một cách khái quát, người ta chia ngôn ngữ thành hai loại: ngơn ngữ bên ngồi và ngôn ngữ bên trong.

- Ngơn ngữ bên ngồi là thứ ngơn ngữ hướng vào người khác, được dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng, ý nghĩ. Ngơn ngữ bên ngồi bao gồm hai loại sau:

+ Ngơn ngữ nói: là ngơn ngữ được hướng vào người khác, được biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác. Ngơn ngữ nói là hình thức ngơn ngữ cổ xưa nhất của lịch sử loài người trong sự phát sinh các thể, ngơn ngữ nói cũng có trước. Ngơn ngữ nói lại gồm hai loại: đối thoại và độc thoại.

Ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ diễn ra giữa hai hay một số người khác nhau. Cịn ngơn ngữ độc thoại là loại ngơn ngữ mà trong đó một người nói và những người khác nghe (ví dụ : đọc diễn văn, báo cáo..).

+ Ngôn ngữ viết: là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác được biểu hiện bằng các ký hiệu chữ viết và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác. Ngơn ngữ viết cho phép con người tiếp xúc với nhau một cách gián tiếp trong những khoảng cách không gian và thời gian lớn.

Ngôn ngữ viết cũng có hai loại: đối thoại (gián tiếp) như: thư từ, điện tín; độc thoại như: sách, báo, tạp chí.

- Ngơn ngữ bên trong: là ngơn ngữ cho mình, hướng vào chính mình giúp con người suy nghĩ được, tự điều chỉnh, tự giáo dục. Ngôn ngữ bên trong không phải là phương tiện của giao tiếp. Nó là cái vỏ từ ngữ của tư duy. Khác với từ ngữ bên ngồi, giao tiếp bên trong có một số đặc điểm độc đáo sau đây:

+ Không phát ra âm thanh. Đặc điểm này cũng có ở ngôn ngữ thầm. Ngôn ngữ thầm chưa phải là ngôn ngữ bên trong thật sự.

+ Bao giờ cũng được rút gọn, cơ đọng, thường chỉ là một câu hồn chỉnh được rút ngắn, đôi khi chỉ là một từ (chủ ngữ hoặc vị ngữ).

+ Tồn tại dưới cảm giác vận động, do cơ chế đặc biệt của nó quy định. Ngôn ngữ bên trong có mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ bên ngoài: Ngơn ngữ bên ngồi là nguồn gốc của ngôn ngữ bên trong, ngôn ngữ bên trong là kết quả nội tâm hóa của ngơn ngữ bên ngồi.

Ngơn ngữ bên trong có hai mức độ: ngơn ngữ nói bên trong và ngôn ngữ bên trong thật sự. Ở mức độ ngơn ngữ nói bên trong thì ngơn ngữ bên trong vẫn giữ nguyên cấu trúc của ngôn ngữ bên ngồi nhưng chỉ khơng phát ra tiếng nói mà thôi. Ở mức độ ngôn ngữ bên trong thật sự thì ngơn ngữ bên trong mới có đầy đủ các đặc điểm nêu trên.

1.2.1.3. Ngôn ngữ của trẻ em từ 1 – 3 tuổi * Các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ trẻ em. * Các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ trẻ em.

Các nhà ngôn ngữ cũng như các nhà nghiên cứu thống nhất chia sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em thành hai giai đoạn: giai đoạn tiền ngôn ngơn ngữ và giai đoạn ngơn ngữ chính thức.

- Giai đoạn tiền ngôn ngữ: đây là thời kỳ đầu tiên trong q trình học nói của trẻ. Là khi trẻ bước đầu bước vào hoạt động giao tiếp. Đây là thời kỳ các âm

bập bẹ của trẻ em toàn thế giới là giống nhau. Đây là phương thức cơ bản mà trẻ sử dụng để giao tiếp với người lớn.

- Giai đoạn ngôn ngữ:

Từ khi trẻ xuất hiện các đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa ngay lập tức chúng được huy động để đưa vào giao tiếp. Đó là từ đến xuất hiện các câu đơn giản được sử dụng trong giao tiếp, dần dần trẻ hình thành được kỹ năng giao tiếp. Thời kỳ này thường bắt đầu từ trẻ 12 tháng tuổi đến 8 tuổi.

* Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 - 3 tuổi.

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 - 3 tuổi diễn ra theo hai hướng chính là: hồn thiện sự thơng hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngơn ngữ tích cực (lời nói) của đứa trẻ.

- Nghe hiểu lời nói:

Trong khi hoạt động với đồ vật, trẻ em thường gặp tình huống cụ thể, trong đó, các đồ vật và các hành động với đồ vật chưa thể tách rời khỏi nhau. Trong nhận thức của trẻ dường như chúng liên kết với nhau thành một tình huống trọn vẹn khiến cho trẻ không thể lĩnh hội các từ biểu đạt đồ vật riêng, hành động riêng mà trẻ chỉ có thể lĩnh hội ngơn ngữ biêu đạt cả tình huống trọn vẹn ấy. Chẳng hạn, trẻ hiểu lời nói: “đánh trống” khi trẻ trông thấy một người đang đánh trống hay chính trẻ đang cầm dùi đánh vào trống. Lời nói “đánh trống” là biểu đạt cho tồn bộ tình huống này. Đứa trẻ lên hai chưa hiểu được các từ riêng lẻ: từ “trống” là để chỉ cái trống, từ “đánh” là để chỉ hành động gõ vào cái trống và càng lại khơng thể hiểu nổi lời nói “đánh trống” khi tách rời tình huống cụ thể. Cũng như vậy, đứa trẻ chỉ có thể hiểu lời nói “bắt tay nào!” khi trơng thấy một người lớn chìa tay ra bắt tay nó. Bởi vậy, để trẻ nhanh chóng hiểu được lời nói, chúng ta cần phải kết hợp lời nói với 1 tình huống cụ thể, trong đó các hành động với đồ vật được thực hiện vì lúc này trẻ chưa phản ứng trực tiếp với lời nói mà phản ứng với tồn bộ tình huống. Lời nói kết hợp với tình huống cụ thể mới tạo thành tín hiệu hành động đối với trẻ lên hai tuổi. Sự kết hợp giữa lời nói với tình huống cụ thể được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần đưa trẻ hiểu được lời nói mà khơng phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa.

Sau 1 tuổi rưỡi hoặc sớm hơn, việc hiểu lời nói tách khỏi tình huống cụ thể được tiến bộ rõ rệt. Nhờ đó, người lớn có thể dùng lời nói để chỉ dẫn hành động của trẻ và sự phục tùng của trẻ đối với lời chỉ dẫn của người lớn trở lên vững chắc hơn. Chẳng hạn, người lớn có thể yêu cầu trẻ cầm lấy 1 đồ vật nào đó được được cất vào một chỗ quen thuộc hay để gần với một đồ vật khác ở trước mặt. Tuy nhiên, việc thơng hiểu ngơn ngữ vẫn chưa tách khỏi tình huống cụ thể ngay.

Đối với trẻ hai tuổi, lời nói có tác dụng khởi động sớm hơn nhiều so với lời nói có tác động kìm hãm. Điều đó có nghĩa là đứa trẻ bắt đầu thực hiện hành động theo lời chỉ dẫn dễ dàng hơn nhiếu so với việc ngưng lại hành động mà người lớn buộc thơi làm hay cấm đốn. Chẳng hạn người lớn bảo trẻ “đánh trống đi!“ thì đứa trẻ hành động ngay lập tức nhưng khi nó đang đánh trống mà người lớn bảo: “thôi không đánh trống nữa! ” thì nó khơng dừng ngay được, mà phải lúc sau mới thôi.

Chỉ khi việc hiểu lời nói tách rời tình huống cụ thể thì việc chỉ dẫn của người lớn mới bắt đầu điều chỉnh hành vi của trẻ trong những điều kiện khác nhau. Khả năng này thường có ở đứa trẻ lên ba. Trong thời kì này, sự thơng hiểu lời nói của người lớn được biến đổi về chất. Đứa trẻ không chỉ hiểu những từ riêng biệt mà cịn có thể thực hiện những hành động với đồ vật theo sự chỉ dẫn của người lớn. Lúc này, trẻ rất thích nghe kể chuyện, nghe đọc thơ.

Việc nghe và hiểu lời nói vượt ra khỏi tình huống cụ thể là một thành tựu rất quan trọng của trẻ 1 – 3 tuổi. Nó giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới.

- Hình thành ngơn ngữ tích cực (nói)

Trẻ lên hai hoạt động với đồ vật ngày càng phong phú thì giao tiếp với người xung quanh ngày càng được mở rộng, đặc biệt từ 20 tháng trở đi đứa trẻ trở lên mạnh dạn hơn, có nhiều sáng kiến hơn, điều đó khơng chỉ thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngơn ngữ, thơng hiểu lời nói của người xung quanh mà cịn kích thích trẻ phát triển ngơn ngữ tích cực. Đây là thời kì phát cảm ngôn ngữ. Trẻ không chỉ ln ln địi hỏi biết được tên các đồ vật mà còn cố gắng phát ra các âm để gọi tên các đồ vật đó. Chẳng hạn, trẻ nêu những câu hỏi như “Cái gì đây?”,“Cái gì kia?”, địi hỏi người lớn phải giải đáp cho nó và trẻ rất thích thú khi gọi được

đúng tên các đồ vật và hiện tượng xung quanh. Việc đó lại thường được người lớn khuyến khích và tán thưởng làm cho nhịp độ phát triển ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt, đặc biệt là vốn từ được mở rộng nhanh chóng và phát âm cũng được chính xác hơn.

Trong cuộc sống và hoạt động, trẻ thường bắt gặp những sự vật và hiện tượng lạ lùng, đầy hấp dẫn khiến trẻ muốn nói lại những điều đầy thích thú và ngạc nhiên ấy cho những người xung quanh. Để mong có sự đồng cảm với mình, trẻ phải tìm cách diễn đạt ý nghĩ của mình sao cho người khác hiểu được, điều đó địi hỏi trẻ phải nắm được mặt ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. Lúc đầu trẻ thường dùng câu 1 tiếng. Chẳng hạn khi trẻ nói “măm” có nghĩa là muốn nói “mẹ cho con ăn cơm”. Sau đó trẻ dùng câu hai tiếng theo hai mơ hình chủ yếu: chủ ngữ cộng với vị ngữ (như: mẹ xúc, con chơi...) và vị ngữ cộng với bổ ngữ (như; lấy kẹo, đánh mèo...). Đây là hai kiểu câu hạt nhân mà trẻ thường dùng để biểu thị các hành động của đồ vật. Vì trẻ em chưa nắm vững ngữ pháp nên thường hay nói ngược như “mẹ bế” thì nói là “bế mẹ”.

“Trẻ lên hai ba tuổi cả nhà học nói”. Đúng vậy, lên ba ngơn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ rất thích nói và hỏi ln mồm suốt ngày. Nhờ đó việc sử dụng các hình thực ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ đạt tới một bước tiến bộ đáng kế. Trẻ nói thạo các câu đơn giản như: “Con ngồi vào lòng mẹ”,“Các bạn đi tung tăng ra đường”,“Sắp mất điện rồi!”. Đến cuối tuổi thứ ba, trẻ nói được những câu khá phức tạp như: “Tại anh đánh con nên con khóc”,“Ai mà bẩn thì khơng được đi chơi ngồi phố”... Lời nói của trẻ thường gắn liền với quá trình tri giác và như là tạo cho mình một cú pháp riêng khác với người lớn. Có thể coi đây là loại cú pháp chuyển tiếp đến loại cú pháp chuẩn mực với hai đặc điểm: thứ nhất là cấu trúc cú pháp tương đương với trình tự trẻ tri giác được (cái gì nhìn thấy trước thì nói trước), như câu “khóc, Hồng Thúy” (nghe tiếng khóc trước mới nhìn thấy Hồng Thúy). Thứ hai là trẻ thường đặt lên đầu cái gì trẻ thấy thật cần thiết hay mong muốn tức thời như: “Kẹo, lấy kẹo”…Nói đúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ là thể hiện trẻ đã đạt tới một trình độ cao trong sự phát triển ngơn ngữ.

Trong suốt thời kỳ phát triển ngơn ngữ, trẻ có nhu cầu cao về giao tiếp ngơn ngữ với người lớn. Trẻ hỏi rất nhiều, quan sát và bắt chước ngôn ngữ, cử chỉ của

người lớn. Vì vậy, nếu được người lớn tích cực dạy cho nghe hiểu lời nói của người xung quanh và nói cho người khác hiểu lời nói của mình thì tốc độ phát triển lời nói của trẻ sẽ được nhanh chóng và đó là cơ sở để phát triển tồn bộ đời sống tâm lý của trẻ.

1.2.2. Tư duy của trẻ em

1.2.2.1. Khái niệm tư duy và tư duy trẻ em

Tư duy là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: triết học, logic học, tâm lý học… Mỗi khoa học nghiên cứu tư duy ở những góc độ khác nhau. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tồn bộ nhận thức của lồi người trong đó tư duy là đỉnh cao của nhận thức. Logic học nghiên cứu những quy luật logic trong việc định nghĩa, phân loại khái niệm, các quy luật phán đoán và suy lý với tư cách là những hình thức logic của tư duy. Tâm lý học đi sâu nghiên cứu quá trình tư duy của con người diễn ra như thế nào, các quy luật hình thành và phát triển tư duy con người từ tuổi ấu thơ đến người lớn, nghĩa là tâm lý học nghiên cứu quy luật và cơ chế hình thành, phát triển và thể hiện tư duy ở con người.

Vậy tư duy là gì? Trong tâm lý học, tư duy là một quá trình tâm lý thuộc nhận thức lý tính, là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. Tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Tư duy cho phép con người nhận biết rõ thế giới bên ngoài và bên trong: một bên là thế giới bên ngoài với những vật cụ thể mắt thấy, tai nghe, tay sờ mó được; một bên là thế giới bên trong với những hình ảnh, những biểu tượng của sự vật, những ý muốn chủ quan của con người.

Trong đề tài này, chúng tôi chọn định nghĩa tư duy của tác giả Nguyễn Quang Uẩn để làm cơ sở nghiên: “Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết”.

Vậy tư duy của trẻ em là gì? Trong nghiên cứu này, chúng tôi hiểu tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi là quá trình trẻ khám phá ra các mối quan hệ mới giữa

các sự vật hiện tượng bằng hành động để giải quyết tình huống có vấn đề mà trẻ gặp phải.

Quá trình tư duy của trẻ bắt đầu khi trẻ gặp tình huống có vấn đề (ví dụ như muốn lấy được đồ vật), trẻ sẽ quan sát, sử dụng kinh nghiệm đã có, hành động với đồ vật trong trường tri giác để tìm ra cách thức hành động mới hoặc tìm kiếm người trợ giúp khi cần thiết nhằm đạt được mục đích của mình.

1.2.2.2. Các loại tư duy

Có thể phân loại tư duy theo nhiều phương diện khác nhau: lịch sử hình thành và phát triển tư duy (chủng loại và cá thể), phương thức giải quyết vấn đề... Theo lịch sử hình thành và phát triển tư duy (chủng loại và cá thể) thì tư duy được chia thành ba loại như sau:

- Tư duy trực quan - hành động

Đây là tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động được diễn ra bởi các thao tác tay chân cụ thể, nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, trực quan. Loại tư duy này có ở cả người và một số động vất cao cấp. Ví dụ, trẻ em làm tốn bằng dùng tay di chuyển các vật thật (những cái bút chẳng hạn) hay các vật thay thế (que tính) tương ứng với các dữ kiện của bài toán.

- Tư duy trực quan - hình ảnh

Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ từ 1 – 3 tuổi (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)