Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của trẻ từ –3 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ từ 1 – 3 tuổi (Trang 84 - 90)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của trẻ từ –3 tuổi

Trên đây chúng tơi đã phân tích các thành tựu ngơn ngữ và tư duy của trẻ từ 1 – 3 tuổi. Tiếp theo, chúng tơi tìm hiểu về mối quan hệ tương quan giữa ngôn ngữ và tư duy của trẻ. Tiến hành khâu phân tích này, chúng tơi mong muốn tìm hiểu xem liệu sự hình thành và phát triển ngơn ngữ của trẻ trong giai đoạn này có tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển tư duy của trẻ; và ngược lại thì sự phát triển tư duy có vai trò như thế nào đối với sự phát triển ngơn ngữ. Qua đó, giúp cha mẹ/những người chăm sóc trẻ có thể nhận thấy được mối tương quan giữa sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển tư duy của trẻ để từ đó có được sự tác động đồng bộ đến cả ngôn ngữ và tư duy nhằm giúp trẻ đạt được sự phát triển tốt nhất.

Qua bảng 2.1, 2.2 và sự phân tích đặc điểm tư duy và ngơn ngữ của trẻ ở trên cho chúng ta thấy được mối tương quan giữa ngôn ngữ và tư duy qua các mốc phát triển của trẻ như sau:

Trước 22 tháng tuổi, ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển về cả khả năng thơng hiểu lời nói và khả năng hình thành ngơn ngữ nói tích cực. Trẻ mới chỉ hiểu và nói được một số từ và cụm từ đơn giản gắn liền với những đồ vật, hành động quen thuộc đối với trẻ. Cũng ở độ tuổi này thì tư duy của trẻ chưa được thể hiện. Trẻ ở giai đoạn này tích cực hoạt động với đồ vật nhưng mới chỉ đơn giản ở việc mày mị, tích cực khám phá sự vật, hiện tượng, đặc biệt là những đồ vật mới chứ chưa xuất hiện được các hành động tư duy.

Từ 22 tháng tuổi trở đi, ngơn ngữ của trẻ có sự phát triển về cả khả năng thơng hiểu và sự hình thành lời nói. Trẻ giai đoạn này có vốn từ được mở rộng ngày càng nhiều. Bên cạnh các danh từ, động từ thì trẻ cũng đã biết sử dụng các đại từ, tính từ… Trẻ đã có thể nói được những câu từ 3 - 4 từ trở lên. Trẻ có thể hiểu được các yêu cầu, chỉ dẫn của người lớn một cách đầy đủ cũng như có thể

thực hiện được các yêu cầu từ 2 hành động trở lên. Ở giai đoạn này, ở trẻ cũng xuất hiện những hành động tư duy như: trẻ có thể cầm que khều đồ vật ở xa, bắc ghế để lấy đồ vật trên bàn; trẻ có thể thực hiện được trị chơi ghép hình đơn giản (đặt khối vng vào ơ hình vng, khối trịn vào ơ hình trịn, khối tam giác vào ơ hình tam giác). Nói một cách khác thì ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu xuất hiện tư duy trực quan – hành động.

Tư duy của trẻ được thể hiện thông qua các hành động. Tuy nhiên, những hành động này được thực hiện thơng qua sự tích lũy kinh nghiệm của trẻ đối với sự vật, sự việc và đối với hành động qua những lần thử - sai của chính đứa trẻ hoặc qua những lần làm mẫu và có hướng dẫn của người lớn. Và để có được điều này thì phải có sự tham gia, hỗ trợ của ngôn ngữ. Lúc này, bên cạnh việc làm mẫu, người lớn có thể sử dụng ngơn ngữ để hướng dẫn trẻ hành động; và với khả năng thơng hiểu ngơn ngữ ngày càng tốt thì trẻ có thể hiểu được những hướng dẫn này mà thực hiện theo. Chẳng hạn như: các bé L. M và L. G (23 tháng tuổi) sau một lúc cố gắng mà không lấy được bim bim trên cao nhưng khi nghe cô giáo hướng dẫn là “con có thể đứng lên cái gì để lấy bim bim nhỉ?” thì các bé trả lời là cái ghế và tự đi lấy ghế kê để đứng lên lấy bim bim. Mặt khác, trong quá trình hành động tư duy, trẻ thường hay nói về hành động của mình hoặc những thứ liên quan trong quá trình hành động. Điều này giúp cho khả năng ngôn ngữ của trẻ được phát triển. Ví dụ: bé L. M (23 tháng tuổi) và G. P (26 tháng tuổi) trong khi chơi trị chơi ghép hình đơn giản (đặt khối vng vào ơ hình vng, khối trịn vào ơ hình trịn, khối tam giác vào ơ hình tam giác) thường nói là: “hình tam giác ở đây”, “đây là hình vng”, “bỏ cái này vào đây”…

Từ 30 tháng tuổi trở đi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ về cả khả năng thông hiểu, vốn từ và ngữ pháp. Trẻ có thể nói những câu dài từ 6 – 7 từ trở lên. Câu nói của trẻ đã có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ, và có từ loại ngày càng phong phú với cả danh từ, động từ, tính từ, đại từ, trạng từ… Trẻ cũng có khả năng có thể thơng hiểu hết những lời nói của người lớn. Sự phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ này góp phần to lớn đối với sự phát triển của tư duy.

Bên cạnh tư duy trực quan – hành động tiếp tục phát triển thì trẻ ở giai đoạn này cũng bắt đầu xuất hiện tư duy trực quan – hình tượng. Trẻ có thể hiểu được chức năng của đồ vật và ghép cặp những đồ vật tương đồng (giày, tất/ chân; mũ, bờm/ đầu; đồng hồ, vòng/ tay), biết so sánh được 2 đối tượng và hiểu được các khái niệm: to – nhỏ, dài – ngắn, ít – nhiều, cao – thấp, biết phân loại đồ vật dựa vào các dấu hiệu nổi bật như: màu sắc, hình dạng, kích thước và chức năng. Hành động tư duy này của trẻ gắn với những hình ảnh của đồ vật (có thể là đồ vật thật, có thể là tranh ảnh của đồ vật hoặc là đồ chơi…). Trẻ tri giác, quan sát vật và thực hiện các bài toán so sánh, ghép cặp, phân loại… chứ chưa thể thực hiện các bài tốn đó chỉ trên bình diện ngơn ngữ. Tuy nhiên, ở đây cũng cho thấy đóng góp to lớn của ngơn ngữ trong q trình tư duy. Nhờ có vốn từ phong phú, khả năng hiểu và diễn đạt tốt mà trẻ có thể hiểu và thực hiện các bài tốn so sánh, ghép nhóm, phân loại cũng như diễn đạt được kết quả của các phép tốn đó (chẳng hạn như: trẻ nói được là quả dưa hấu to hơn quả táo; đồ chơi của con nhiều hơn của bạn; con chó, con mèo, con lợn là con vật còn cái cốc, cái mũ, cái áo là đồ dùng…). Mặt khác, với tư duy phát triển (mà cụ thể ở đây là tư duy trực quan – hình ảnh xuất hiện) góp phần thúc đẩy ngơn ngữ của trẻ phát triển. Lúc này, vốn từ của trẻ tiếp tục được phát triển, mở rộng qua quá trình tư duy của trẻ; đồng thời khả năng thông hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ cũng tốt hơn.

Tiếp tục tìm hiểu cụ thể hơn mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, chúng tơi có bảng 2.3 – Tương quan giữa khả năng tư duy với khả năng ngôn ngữ của trẻ (xem phụ lục 2). Qua bảng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy giữa tư duy và ngơn ngữ của trẻ có mối tương quan chặt chẽ. Nhìn vào bảng, chúng ta thấy hầu hết các item tư duy đều có mối tương quan với các item ngôn ngữ với hệ số r rất cao và khác biệt giữa các hệ số tương quan là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sau đây, chúng tôi chỉ chọn nêu một số item tư duy trực quan – hành động và item tư duy trực quan – hình tượng có mối tương quan khá chặt và chặt với các item ngôn ngữ như sau:

Bảng 2.4. Tương quan giữa item tư duy 9, 10 với các item ngơn ngữ

Chú thích: TD: khả năng tư duy của trẻ. (9: Cầm que khều đồ vật ở xa, bắc ghế để lấy đồ vật trên bàn;

10: Thực hiện được trị chơi ghép hình đơn giản).

NN: khả năng ngôn ngữ của trẻ. (N6: Nói được câu có vài từ và nói được những u cầu đơn giản. Ví dụ:

ăn cơm, uống nước, đi chơi, nằm ngủ, đá bóng, mẹ bế,…; N9: Nói được những câu khoảng 3 – 4 từ trở lên; N14: Nói những câu dài khoảng 6 – 7 từ trở lên; N16: Nói được các câu sở hữu phức tạp; N17: Nói được ra yêu cầu của mình bằng các cụm từ hoặc câu; N17: Nói được ra u cầu của mình bằng các cụm từ hoặc câu; N24: Hiểu được hầu hết các câu nói của người lớn).

r: hệ số tương quan (* : có tương quan, ** : tương quan chặt).

p: hệ số tương quan thực (p < 0,05: sự khác biệt giữa các hệ số tương quan là có ý nghĩa thống kê)

Bảng 2.4 cho thấy: các item tư duy là “Cầm que khều đồ vật ở xa, bắc ghế

để lấy đồ vật trên bàn” và “Thực hiện được trị chơi ghép hình đơn giản (đặt khối vng vào ơ hình vng, khối trịn vào ơ hình trịn, khối tam giác vào ơ hình tam giác)”có mối tương quan chặt và rất chặt với các item ngơn ngữ: Nói được câu có vài từ và nói được những u cầu đơn giản. Ví dụ: ăn cơm, uống nước, đi chơi, nằm ngủ, đá bóng, mẹ bế,…; nói được những câu khoảng 3 – 4 từ trở lên; nói những câu dài khoảng 6 – 7 từ trở lên; nói được các câu sở hữu phức tạp; nói được ra u cầu của mình bằng các cụm từ hoặc câu; nói được ra yêu cầu của mình bằng các cụm từ hoặc câu; hiểu được hầu hết các câu nói của người lớn…

(với hệ số tương quan r > 0,5 và p < 0,01). Điều này cho thấy, các khả năng tư duy trên phát triển mạnh ở trẻ có ngơn ngữ phát triển về cả khả năng hiểu và khả năng nói. Khi trẻ có khả năng thơng hiểu và ngơn ngữ nói tốt thì khả năng phân tích tình huống và thực hiện thao tác sẽ tốt hơn; ngoài ra, trẻ cũng có thể hiểu được những hướng dẫn của người lớn để giải quyết tình huống. Ngược lại, điều này cũng cho thấy, trẻ càng thành thạo, phát triển các khả năng tư duy này thì ngơn ngữ của trẻ càng dần phát triển.

N6 N9 N14 N16 N17 N24 r 9 p .622** .000 .746** .000 .697** .000 .697** .000 .782** .000 .652** .000 r 10 p .512** .000 .637** .000 .749** .000 .749** .000 .717** .000 .725** .000

Bảng 2.5. Tương quan giữa item tư duy 14, 15, 16 với các item ngơn ngữ

Chú thích: TD: khả năng tư duy của trẻ. (14: Hiểu được chức năng của đồ vật và ghép cặp những đồ vật tương

đồng (giày, tất/ chân; mũ, bờm/ đầu; đồng hồ, vòng/ tay; 15: Biết so sánh được 2 đối tượng và hiểu được các khái niệm: to – nhỏ, dài – ngắn, ít – nhiều, cao – thấp; 16: Xếp lồng 4 -5 cái cốc khơng cùng kích thước vào với nhau).

NN: khả năng ngơn ngữ của trẻ. (N14: Nói những câu dài khoảng 6 – 7 từ trở lên; N17: Nói được ra yêu cầu của

mình bằng các cụm từ hoặc câu; N19: Có thể kể lại được những sự việc đơn giản mới xảy ra; N20: Miêu tả được công dụng và đặc điểm cơ bản của một số đồ vật; N24: Hiểu được hầu hết các câu nói của người lớn).

r: hệ số tương quan (* : có tương quan, ** : tương quan chặt).

p: hệ số tương quan thực (p < 0,05: sự khác biệt giữa các hệ số tương quan là có ý nghĩa thống kê)

Bảng 2.5 cho thấy: các item tư duy là “Hiểu được chức năng của đồ vật và

ghép cặp những đồ vật tương đồng (giày, tất/ chân; mũ, bờm/ đầu; đồng hồ, vòng/ tay)”, “Biết so sánh được 2 đối tượng và hiểu được các khái niệm: to – nhỏ, dài – ngắn, ít – nhiều, cao – thấp” và “Xếp lồng 4 -5 cái cốc khơng cùng kích thước vào với nhau” có mối tương quan chặt và rất chặt với các item ngơn

ngữ là: Nói những câu dài khoảng 6 – 7 từ trở lê; nói được ra yêu cầu của mình

bằng các cụm từ hoặc câu; có thể kể lại được những sự việc đơn giản mới xảy ra.; miêu tả được công dụng và đặc điểm cơ bản của một số đồ vật; có thể hiểu hết các câu nói của người lớn;… (với hệ số tương quan r > 0,5 và p < 0,01). Điều

này cho thấy, các khả năng tư duy này phát triển ở các trẻ có ngơn ngữ phát triển mạnh về cả mặt thơng hiểu lời nói, vốn từ và ngữ pháp (cách diễn đạt). Hay nói một cách khác là: khả năng tư duy trực quan – hình tượng của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển; đồng thời tư duy trực quan – hành động tiếp tục phát triển mạnh ở trẻ có ngơn ngữ phát triển mạnh mẽ về cả khả năng thơng hiểu lời nói và khả năng hình thành ngơn ngữ nói tốt (thường thấy ở trẻ từ 30 tháng tuổi trở đi). Mặt khác, điều này cũng cho thấy, các khả năng tư duy này xuất hiện và phát triển thì ngơn ngữ của trẻ cũng được thúc đẩy phát triển.

N14 N17 N19 N20 N24 r 14 p .700** .000 .671** .000 .741* .000 .724** .000 .655** .000 r 15 p .713** .000 .564** .000 .744** .000 .619** .000 .637** .000 r 16 p .669** .000 .566** .000 .663** .000 .540** .000 .570* .000*

Bảng 2.6. Tương quan giữa item tư duy 17,18 với các item ngơn ngữ

Chú thích: TD: khả năng tư duy của trẻ. (17: Biết phân loại đồ vật dựa vào các dấu hiệu nổi bật như:

màu sắc, hình dạng, kích thước và chức năng; 18: Xếp chồng trên 6 khối gỗ theo thứ tự từ lớn đến bé, tạo thành hình tháp mà khơng đổ).

NN: khả năng ngơn ngữ của trẻ. (N14: Nói những câu dài khoảng 6 – 7 từ trở lên; N16: Nói được các câu

sở hữu phức tạp; N19: Có thể kể lại được những sự việc đơn giản mới xảy ra; N22: Biết đặt câu hỏi nghi vấn; N24: Hiểu được hầu hết các câu nói của người lớn).

r: hệ số tương quan (* : có tương quan, ** : tương quan chặt).

p: hệ số tương quan thực (p < 0,05: sự khác biệt giữa các hệ số tương quan là có ý nghĩa thống kê)

Qua bảng 2.6 cho thấy: item tư duy trực quan – hình ảnh là “Biết phân loại

đồ vật dựa vào các dấu hiệu nổi bật như: màu sắc, hình dạng, kích thước và chức năng” có mối tương quan khá chặt với các item ngôn ngữ như: Nói những câu dài khoảng 6 – 7 từ trở lên; Nói được các câu sở hữu phức tạp; Có thể kể lại được những sự việc đơn giản mới xảy ra; Biết đặt câu hỏi nghi vấn; Hiểu được hầu hết các câu nói của người lớn... Mối tương quan này cho thấy: ở trẻ cuối giai

đoạn này với khả năng ngôn ngữ đã phát triển mạnh mẽ thì khả năng tư duy trực quan – hình ảnh này mới bắt đầu xuất hiện và chưa được phát triển, thậm chí là chưa được thành thạo ở một số trẻ . Nói cách khác, ngơn ngữ của trẻ thực sự phát triển mạnh mẽ và đầy đủ về cả vốn từ, ngữ pháp thì mới có thể nhận biết và diễn đạt được khả năng tư duy này. Mặt khác, khả năng tư duy này phát triển cũng sẽ giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn về cả mặt thông hiểu và biểu đạt vấn đề. Ngoài ra, item tư duy “Xếp chồng trên 6 khối gỗ theo thứ tự từ lớn đến bé,

tạo thành hình tháp mà khơng đổ”cũng có mối tương quan nhưng khơng mạnh

với các item ngôn ngữ trên.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng giữa ngơn ngữ và tư duy, nhận thức có mối quan hệ rất chặt chẽ. Trẻ càng phát triển về mặt ngơn ngữ thì càng có tư duy phát triển. Và, ngược lại, các khả năng tư duy của trẻ càng phát triển thì càng tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển ngôn ngữ của trẻ.

N14 N16 N19 N22 N24 r 17 p .487** .000 .487** .000 .510** .000 .679** .000 .472** .000 r 18 p .198 .078 .198 .078 .226* .044 .402** .000 .257* .021

Thơng qua kết luận này, chúng ta có thể thấy được rằng ở tuổi 1 – 3 tuổi, bên cạnh việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ thì chúng ta cũng cần tạo điều kiện kích thích và phát triển tư duy của trẻ. Khi cả hai lĩnh vực này cũng phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển lẫn nhau. Đồng thời, từ đó tạo được sự phát triển đồng bộ cho sự phát triển của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ từ 1 – 3 tuổi (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)