Giai đoạn điều tra chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 38 - 45)

2.2. Nghiên cứu thực tiễn

2.2.2. Giai đoạn điều tra chính thức

Trong giai đoạn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phòng vấn sâu.

2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi * Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng về khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất và các nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý đó.

* Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

* Khách thể nghiên cứu

30

-

Khách thể nghiên cứu là sinh viên năm thứ nhất đang học tập tại khoa Giáo dục - Học viện Quản lý giáo dục.

160 phiếu được phát cho 160 sinh viên đang học tập tại khoa Giáo dục - Học viện Quản lý giáo dục, sau khi kiểm tra mức độ hoàn thành thông tin thì không có phiếu bị loại. Do đó, số phiếu được đưa vào sử dụng là 160 phiếu.

* Nguyên tắc điều tra

Mỗi khách thể tham gia điều tra được trả lời các câu hỏi một cách độc lập, theo suy nghĩa, nhận định của mình.

Bảng câu hỏi đưa ra cho khách thể là các câu hỏi đóng với những phương án trả lời có sẵn, khách thể chỉ việc lựa chọn một trong những phương án trả lời phù hợp với mình.

* Nội dung của bảng hỏi

Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi tiến hành sử dụng và xây dựng một hệ thống câu hỏi gồm 11 câu, với các nội dung liên quan như:

- Thực trạng khó khăn tâm lý trong học tập của SV năm thứ nhất khoa Giáo dục Học viện Quản lý giáo dục biểu hiện ở nhận thức, thái độ, hành vi

- Nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhấtkhoa Giáo dục Học viện Quản lý giáo dục.

- Những đề xuất để khắc phục khó khăn tâm tâm lý trong học tập + Bước 3: Xử lý kết quả (trình bày ở phần sau)

Đây là phương pháp điều tra chủ yếu mà chúng tôi tiến hành trong suốt quá trình nghiên cứu để thu thập số liệu, khẳng định tính khách quan của đề tài. Với phương pháp này chúng tôi hướng tới xác định thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất. Để đạt được mục tiêu, chúng tôi đã tiến hành xây dựng bảng hỏi dành cho sinh viên và phiếu phỏng vấn dành cho giảng viên. Cụ thể như sau:

+ Với sinh viên: chúng tôi đã xây dựng 01 bảng hỏi gồm 11 câu để tìm hiểu các khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất. Mức độ nhận thức câu 1,2,3,4; thực hiện các hoạt động học tập như thế nào câu 5; ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập câu 6; nguyên nhân gây ra

31

-

khó khăn tâm lý đó câu 7. Câu 9 làm những gì để khắc phục những khó khăn tâm lý trong học tập. Câu 10, 11 là những đề xuất và kiến nghị thêm về cách khắc phục khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

+ Với giảng viên: chúng tôi đã xây dựng 01 phiếu hỏi gồm 04 câu để tìm hiểu đánh giá của giảng viên về những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm nhất: câu 1 tìm hiểu về những khó khăn tâm lý mà sinh viên gặp phải trong hoạt động học tập; nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lý đó câu 2; ảnh hưởng của khó khăn tâm lý đến hoạt động học tập của sinh viên câu 3; câu 4 là một vài kinh nghiệm và kiến nghị của giảng viên để giúp sinh viên năm nhất giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập.

Trình tự điều tra được tiến hành theo hai bước sau:

- Bước 1: Tháng 10/2013: điều tra thăm dò 160 sinh viên bằng phiếu thăm dò ý kiến bao gồm các câu hỏi mở nhằm tìm hiểu sơ bộ các khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý đó.

- Bước 2: tháng 12/2013: Tiến hành điều tra thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD. Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở phân tích, tổng hợp kết quả điều tra ở bước 1 cùng với những nghiên cứu về mặt lý luận. Nội dung phiếu điều tra cụ thể như sau:

Câu 1: (tương ứng với câu 4 trong phiếu hỏi). Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức và thái độ - tình cảm, xúc cảm trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD.

+ Khó khăn tâm lý về mặt nhận thức: - Hiểu biết chưa đầy đủ về trường. - Hiểu biết chưa đầy đủ về nghề.

- Hiểu biết chưa đầy đủ về nhiệm vụ học tập và yêu cầu học tập của sinh viên. - Nhận thức động cơ học tập chưa rõ ràng.

- Mơ hồ, thiếu hiểu biết về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong chương trình học.

+ Khó khăn tâm lý về mặt thái độ:

32

-

- Chưa thích ứng với phương thức tổ chức học tập ở đại học. - Tâm lý e ngai, sợ mắc sai lầm trong học tập.

- Chán nản khi gặp những môn học khó. - Lo lắng quá mức về việc học.

- Rụt rè, nhút nhát trong việc học. - Chủ quan trong học tập.

- Thiếu tự tin vào bản thân nên không cố gắng học tập. - Thiếu kiên nhẫn trong học tập.

- Mất bình tĩnh khi gặp những vấn đề khó trong hoạt động học tập.

Với mỗi ý khách thể sẽ chọn 1 trong 3 mức độ từ (1) không bao giờ, (2) hiếm khi, (3) thường xuyên.

Câu 2: (tương ứng câu 5 trong phiếu hỏi) Khó khăn tâm lý biểu hiện trong hành vi học tập:

Trên cơ sở xác định những hoạt động học tập cụ thể cần thiết cho việc học ở đại học, chúng tôi tiến hành tìm hiểu sinh viên năm thứ nhất đã gặp phải khó khăn tâm lý nào trong hoạt động học tập. Các khó khăn tâm lý biểu hiện trong hành vi sử dụng học tập, bao gồm:

+ Thực hiện thành thục. + Thực hiện chưa thành thục. + Chưa biết cách thực hiện.

Các kỹ năng học tập cụ thể được xếp vào từng nhóm như sau:

Các khâu trong học tập

+ Đọc sách:

- Tìm và lựa chọn sách, tài liệu để phục vụ cho việc học bộ môn.

- Đọc, phát hiện những thông tin quan trọng phục vụ cho việc học bộ môn. - Đọc kết hợp giữa giáo trình với tài liệu gốc, tài liệu tham khảo.

- Tổng hợp, chọn lọc, đánh giá kiến thức ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau. - Ghi chép khi đọc sách.

+ Nghe giảng và ghi chép:

33

-

- Đặt câu hỏi để tìm kiếm, phát hiện vấn đề.

- Hệ thống, ôn tập bài cũ để làm nền tảng cho việc tiếp thu bài học mới. - Xác định các vấn đề quan trọng của bài học mới.

- Nghe giảng và ghi chép đầy đủ nội dung bài học trên lớp.

- Nghe giảng và ghi chép những ý cơ bản, quan trọng của bài học. - Nghe giảng và diễn đạt lại nội dung bài học bằng ngôn ngữ của mình.

+ Ôn tập:

- Xây dựng kế hoạch ôn tập. - Lập đề cương ôn tập.

- Sắp xếp và phân loại các tri thức đã học theo mối liên hệ để dễ dàng trong việc ghi nhớ.

+ Nghiên cứu khoa học:

- Lựa chọn và xác định vấn đề cho bài tập nghiên cứu. - Lập đề cương bài tập nghiên cứu.

- Xử lý các tài liệu phục vụ cho bài tập nghiên cứu. - Trình bày bài tập nghiên cứu.

+ Thuyết trình, thảo luận:

- Xây dựng đề cương bài báo cáo.

- Sắp xếp cấu trúc bài báo cáo logic, khoa học.

- Diễn đạt, trình bày rõ ràng, tự tin trước tập thể.

- Đặt câu hỏi để trao đổi, dẫn dắt cuộc thảo luận đi đúng hướng.

- Phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm khác nhau trong 1 cuộc thảo luận.

+ Tự kiểm tra, đánh giá:

- Đọc, phân tích vấn đề trước khi giải quyết một nhiệm vụ học tập hoặc trong khi làm bài kiểm tra.

- Lập dàn ý, xây dựng đề cương bài kiểm tra.

- Phân bố thời gian hợp lý khi thực hiện một bài kiểm tra. - Viết, trình bày câu trả lời.

- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần kiểm tra hoặc phải giải quyết một

34

-

nhiệm vụ học tập nào đó.

Câu 3: (câu 6 trong phiếu hỏi) Mức độ hiệu quả học tập (mang tính tiêu cực) khi khách thể gặp phải những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của mình. Khách thể được đánh dấu (X) lựa chọn phù hợp với mình.

Câu 4: (câu 7 trong phiếu hỏi). Nguyên nhân của những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất:

Các nguyên nhân được chia thành hai nhóm sau:

+ Nhóm nguyên nhân chủ quan:

- Do thiếu kinh nghiệm sống và học tập độc lập. - Do không hứng thú với nghề.

- Do chịu ảnh hưởng nặng nề cách học ở phổ thông.

- Do tính cách cá nhân (rụt rè, tự ti, e ngại, hay mắc cỡ…vv). - Do bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lý.

- Do năng lực tư duy của bản thân bị hạn chế.

- Do khả năng thích ứng của bản thân với môi trường mới.

- Do thiếu kỹ năng sống độc lập nên lúng túng trong việc tổ chức đời sống cá nhân và hoạt động học tập phù hợp.

- Do bản thân chưa tích cực với việc học.

+ Nhóm nguyên nhân khách quan:

- Do môi trường học tập ở ĐH khác quá nhiều so với ở bậc phổ thông. - Do khối lượng kiến thức nhiều và khó.

- Do phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa phù hợp. - Do sự bố trí thời gian học các bộ môn trên lớp chưa hợp lý. - Do thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.

- Do chưa được hướng dẫn phương pháp học tập ở đại học.

- Do cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động học tập chưa tốt. - Do chưa được cung cấp đầy đủ những hiểu biết cần thiết về trường, về nghề. Khách thể đánh dấu (X) vào lựa chọn phù hợp với mình theo từng mức độ.

35

-

Câu 5: (câu 8 trong phiếu hỏi). Thời gian dành cho việc tự học của SV trong ngày. Khách thể chỉ được đánh dấu (X) 1 lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Câu 6: Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của

sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD. Khách thể được đánh dấu (X) vào nhiều lựa chọn phù hợp với mình.

Yêu cầu thực hiện:

- Liên hệ trực tiếp với sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD.

- Trước khi phát bảng anket có trao đổi về mục đích khảo sát và hướng dẫn cách thực hiện.

- Thu lại bảng anket sau khi khách thể hoàn thành.

2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục Học viện Quản lý giáo dục nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài.

Thông qua trò chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên năm thứ nhất để tìm hiểu một số vấn đề xung quanh việc sinh viên gặp phải những khó khăn tâm lý trong học tập, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn tâm lý đó và ảnh hưởng của nó đến việc học của sinh viên năm thứ nhất. Trên cơ sở đó xây dựng phiếu điều tra và tìm ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất.

Các câu hỏi đưa ra phải đảm bảo tính rõ ràng, chính xác, tạo cho các bạn được phỏng vấn sự tin tưởng lẫn nhau. Những thông tin các bạn nói ra sẽ không có bất kì ảnh hưởng gì đến công việc học tập cũng như cuộc sống hàng ngày của các bạn. Quá trình phỏng vấn cũng cho họ thấy được tầm quan trọng của các bạn đối với quá trình nghiên cứu. Kết quả này là cần thiết giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những KKTL trong học tập mà SV năm thứ nhất gặp phải.

Sử dụng sổ tay để ghi chép lại những nội dung quan trọng thể hiện suy nghĩ, nhìn nhận của sinh viên về những khó khăn tâm lý mà họ gặp phải trong học tập. Sau mỗi buổi phỏng vấn, về nhà tổng hợp, viết bài.

2.2.2.3. Phương pháp quan sát

36

-

Tâm lý người được hình thành, phát triển, bộc lộ thông qua hoạt động, sản phẩm hoạt động và giao tiếp nên việc quan sát các biểu hiện thái độ, hành vi của sinh viên trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động học tập là một việc làm không thể thiếu. Đây là một phương pháp quan trọng để thực hiện luận văn, nhất là khi nghiên cứu trên SV. Theo chúng tôi, khi tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc, yêu cầu của phương pháp quan sát sẽ thu thập được những thông tin đa dạng, có độ tin cậy cao và khách quan về đối tượng nghiên cứu.

- Mục đích: Sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập những thông tin về khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất để bổ sung, chính xác hơn cho kết quả nghiên cứu từ phương pháp điều tra.

- Tiến hành: Chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát các biểu hiện nhận thức, thái độ, hành vi trong học tập ở trên lớp của sinh viên năm thứ nhất thông qua các giờ học lý thuyết, thực hành, thảo luận, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 38 - 45)