Khó khăn tâm lý biểu hiện ở hành vi học tập của sinh viên năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 55 - 62)

khoa Giáo dục - Học viện Quản lý giáo dục

Để tìm hiểu thực trạng KKTL trong học tập biểu hiện qua hành vi học tập của SV năm nhất chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả sau:

* Việc đọc sách

Bảng 3.4. Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD trong đọc sách STT CÁC HOẠT ĐỘNG Tỷ lệ % ĐTB Thành thục Chưa thành thục Chưa biết cách

1 Tìm và lựa chọn sách, tài liệu học tập của môn học, lên thư viện…

11.9 52.5 35.6 1.86 2 Đọc giáo trình kết hợp TLTK 11.9 61.3 26.8 1.93

3 Ghi chép khi đọc sách 21.3 53.7 25.0 1.96

4 Đặt câu hỏi, phát hiện vấn đề 6.9 61.3 31.8 1.86 5 Tổng hợp, chọn lựa, đánh giá kiến

thức ở nhiều nguồn tài liệu khác

11.3 50.0 38.7 1.83

ĐTB chung 1.86

Từ bảng trên cho thấy hầu hết sinh viên năm nhất của khoa Giáo dục chưa thành thục việc đọc sách và tìm kiếm tài liệu (mean = 1.87). Tại sao lại như vậy?

Có thể thấy việc “tổng hợp, chọn lựa, đánh giá kiến thức ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau” đối với sinh viên năm nhất còn gặp khó khăn (trên 50%). Muốn tổng hợp, lựa chọn, đánh giá kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau đòi hỏi sinh viên phải có khả năng so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, phân loại tri thức…ngoài ra sinh viên phải đưa được ý kiến của mình về việc hệ thống tri thức

47

-

đó. Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu như trên thì chúng tôi thấy rằng, SV còn gặp nhiều khó khăn ở việc thực hiện kỹ năng này. Điều này có thể được lý giải do có sự khác biệt khá lớn về môi trường học tập ở đại học so với bậc học ở phổ thông.

Ở môi trường học phổ thông, học sinh đọc sách thường gói gọn trong sách giáo khoa, khung chương trình học, dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Khi lên bậc đại học, hoạt động học tập theo hướng chuyên sâu, chủ yếu tự học tự nghiên cứu, điều này đòi hỏi SV có phải kỹ năng trong việc đọc sách, tìm và nghiên cứu một cách khoa học, hiệu quả.

Các bạn sinh viên năm nhất đều là những người mới rời khỏi ghế nhà trường phổ thông, vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ. Lên học đại học, ngoài được sự hướng dẫn của giáo viên ở trên lớp, thì sinh viên phải tự tìm tài liệu cho mình bằng nhiều cách khác nhau. Chính vì vậy, “việc tìm và lựa chọn sách, tài liệu học tập của môn học” cũng gây ra khó khăn đối với SV năm nhất (chiếm tỉ lệ 52.5%). Việc này là nền tảng phục vụ hiệu quả cho hoạt động học tập ở giảng đường đại học của SV nên muốn lĩnh hội tri thức tốt SV phải vận dụng các kỹ năng tổng hợp như khả năng lựa chọn, khái quát hoá tri thức từ nhiều nguồn tài liệu. Nhìn chung, việc thực hiện đọc sách của SV năm nhất vẫn còn gặp khó khăn. Điều đó đã làm cho hiệu quả học tập của SV không cao.

* Việc nghe giảng và ghi chép bài

Trong hoạt động học tập, khâu ghi chép và tiếp thu bài giảng là một trong những khâu có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập. Nhờ có khâu này giúp cho sinh viên lĩnh hội một hệ thống tri thức khoa học biến những tri thức của nhân loại thành tri thức của bản thân. Nhưng tiến hành hoạt động học tập không phải sinh viên nào cũng biết cách ghi chép và tiếp thu bài giảng. Phần lớn sinh viên còn sử dụng kinh nghiệm của bản thân và mang theo cả thói quen cũ khi còn học ở phổ thông áp dụng vào việc ghi chép và tiếp thu bài giảng ở ĐH. Rõ ràng mục đích, nội dung, phương pháp dạy và học ở môi trường học tập mới đã có sự thay đổi nên việc áp dụng này là không có hiệu quả.

Qua điều tra, chúng tôi thấy sinh viên chưa thực hiện thành thục việc nghe giảng và ghi chép bài. Kết quả thu được ở bảng sau:

48

-

Bảng 3.5. Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD trong nghe giảng và ghi chép

STT CÁC HOẠT ĐỘNG Tỷ lệ % ĐTB Thành thục Chưa thành thục Chưa biết cách 6 Hệ thống ôn bài cũ làm nền tảng cho tiếp thu bài mới

14.4 56.8 28.8 1.85

7 Xác định vấn đề trọng tâm của bài mới

15.6 61.3 23.1 1.92

8 Nghe giảng, ghi chép đầy đủ bài 43.8 43.8 12.4 2.31 9 Nghe giảng, ghi chép ý cơ bản của

bài học

43.8 43.8 12.4 2.31

10 Nghe giảng, diễn đạt theo ý hiểu, ngôn ngữ của mình

23.8 52.4 23.8 2.00

ĐTB chung 2.07

Hầu hết sinh viên năm nhất đều chưa thành thục về kỹ năng nghe giảng, diễn đạt theo ý hiểu, ngôn ngữ của mình (chiếm 52.4%); hệ thống ôn bài cũ làm nền tảng cho tiếp thu bài mới (chiếm 56.8%); xác định vấn đề trọng tâm của bài mới (chiếm 61.3%).Thực tế thông qua các tiết dự giờ lớp học cho thấy sinh viên dành phần lớn thời gian chủ yếu cho ghi chép mà ít có sự trao đổi, tương tác giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên cũng như các hoạt động học chưa mang tính chủ động nghiên cứu mà còn nặng tính thụ động.Sở dĩ có kết quả này là do tính chất và mục đích của hoạt động học tập của mỗi sinh viên là khác nhau. Nội dung kiến thức các môn học ở đại học thường trừu tượng, cộng với phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học của giảng viên có nhiều thay đổi so với cách dạy ở phổ thông. Tất cả lý do này làm cho SV năm nhất gặp nhiều trở ngại khó khăn trong quá trình lựa chọn tri thức, phân hóa tri thức để lĩnh hội, ghi chép và tiếp thu tài liệu. Trao đổi với chúng tôi, Sinh viên Lê Thị T cho biết:

“Ở phổ thông phần lớn các thầy cô thường đọc chép, ngược lại khi lên học ở ĐH các thầy cô thường tổ chức dạy học nêu vấn đề và thảo luận. Chính việc mới làm quen theo phương pháp này đã làm cho chúng em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình ghi chép và lĩnh hội tri thức.

49

-

Qua quan sát, có thể thấy hầu hết SV năm thứ nhất có thói quen chờ đợi giảng viên đọc và nhấn mạnh ý chính để chép bài, sinh viên chưa biết cách tự mình rút ra ý chính để ghi bài. Muốn giúp SV giải quyết những khó khăn này đòi hỏi giảng viên sau mỗi bài giảng cần tập trung gợi ý cho SV về chuẩn bị bài học mới với những câu hỏi và gợi ý cụ thể để sinh viên có thể tiến hành hiệu quả trong việc phân biệt được đâu là kiến thức trọng tâm của bài. Điều này sẽ giúp SV lĩnh hội và ghi chép những ý chính của bài một cách tốt hơn.

Qua những số liệu thu được từ bảng khảo sát và qua quan sát sinh viên trong giờ học, có thể thấy, sinh viên năm nhất khoa Giáo dục hầu hết chưa thành thục về nghe giảng và ghi chép bài trên lớp. Điều này cho thấy, việc thực hiện hành vi nghe giảng và ghi chép của sinh viên năm nhất vẫn còn gặp khó khăn.

* Về thuyết trình và thảo luận

Thuyết trình thảo luận là vô vùng quan trọng, yêu cầu sinh viên vận dụng trong quá trình học ở đại học, giúp sinh viên hoàn thành tốt những nhiệm vụ học tập. Từ kết quả điểu tra cho thấy, hầu hết sinh viên chưa thành thục việc này.

Bảng 3.6. Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD trong thuyết trình và thảo luận

STT CÁC HOẠT ĐỘNG Tỷ lệ % ĐTB Thành thục Chưa thành thục Chưa biết cách

11 Diễn đạt, trình bày ý kiến rõ ràng, tự tin trước tập thể

15.6 55.6 28.8 1.86 12 Đặt câu hỏi trao đổi với bạn và thầy

cô trong giờ học

8.1 56.3 35.6 1.72

13 Phân tích, đánh giá các ý kiến khác nhau trong giờ học

10.6 61.3 28.1 1.82 14 Tham gia, tổ chức các cuộc thảo luận 23.8 58.7 17.5 2.06

ĐTB chung 1.86

Nhìn vảo bảng trên, ta thấy sinh viên còn lúng túng trong việc diễn đạt, trình bày ý kiến của mình trước tập thể (chiếm 55.6%), cũng như khả năng lập luận của sinh viên còn hạn chế. Điều này có thể lý giải là do sinh viên chưa nắm chắc được nội dung, cách thức tổ chức thảo luận, chưa thường xuyên nói trước tập thể, chưa mạnh dạn trước lớp, phương pháp dạy học của giảng viên chưa thực sự tạo điều kiện cho SV rèn luyện kỹ năng này.

50

-

Qua quá trình quan sát, chúng tôi thấy việc “đặt câu hỏi trao đổi với bạn bè thầy cô trong giờ học” vẫn còn hạn chế, chưa có sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên (chiếm 56.3%). Tại sao lại như vậy? Sinh viên năm thứ nhất là những sinh viên được tập trung từ nhiều địa bàn trong cả nước về học. Đây là giai đoạn đầu của việc hình thành tập thể, cho nên sinh viên chưa quen biết với nhau, trong giao tiếp còn e dè. Qua phỏng vấn sinh viên chúng tôi nhận thấy, đại đa số sinh viên năm thứ nhất đều có chung tâm sự: “khi mới vào đại học thực sự chúng em chưa hiểu về nhau, chúng em rất ngại trao đổi ý kiến của mình với các bạn vì sợ các bạn đánh giá về mình”. Chính những dư luận tập thể chưa đúng đắn đã làm cho sinh viên năm thứ nhất hiểu sai lầm về tầm quan trọng của việc “trao đổi, đặt câu hỏi với các bạn và thầy cô trong bài học”. Do vậy, chúng ta cần phải giúp sinh viên hiểu rõ được bản chất, tầm quan trọng của kỹ năng này bằng cách xây dựng một tập thể có bầu không khí tâm lý đoàn kết, lành mạnh với phong trào thi đua học tập tốt. Đây sẽ là điều kiện giúp sinh viên tháo gỡ những khó khăn, học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.

Có một số ít sinh viên thành thục ở việc này. Những sinh viên thực hiện tốt thường là các sinh viên nằm trong ban cán sự lớp, ví dụ như lớp trưởng, lớp phó, bí thư, các tổ trưởng, tổ phó… Những bạn còn lại là những bạn không tham gia vào ban cán sự lớp.

Qua phân tích ở trên, có thể thấy nhìn chung, việc thực hiện thuyết trình và thảo luận của SV năm nhất vẫn còn gặp khó khăn.

* Về ôn tập bài

Bảng 3.7. Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD trong việc ôn tập bài

STT CÁC HOẠT ĐỘNG Tỷ lệ % ĐTB Thành thục Chưa thành thục Chưa biết cách

15 Xây dựng kế hoạch ôn tập 18.8 59.3 21.9 1.96

16 Lập đề cương ôn tập 21.3 56.8 21.9 1.99

17 Sắp xếp, phân loại kiến thức để tiện cho việc ghi nhớ

18.1 56.9 25.0 1.93

ĐTB chung 1.96

51

-

Nhìn vào bảng 3.7 có thể thấy:

Sinh viên năm nhất khi tự mình ôn tập bài, còn gặp nhiều khó khăn. Số ít có thể tự xây dựng kế hoạch, lập đề cương ôn tập và sắp xếp, phân loại kiến thức để tiện cho việc ghi nhớ. Số đông còn lại thì ôn tập theo kiểu đại trà. Khi vào học ở ĐH sinh viên phải lĩnh hội một lượng lớn tri thức khoa học. Chính lượng kiến thức phải tiếp thu trong một ngày là quá lớn khiến việc ôn tập và hệ thống hoá, phân loại tri thức của sinh viên năm thứ nhất gặp nhiều khó khăn.

Qua phỏng vấn 1 số SV, các SV trả lời: “các nội dung ôn tập thường thì sẽ do 1 hoặc 2 người làm, sau đó, sẽ đi photo các nội dung đó rồi học và ôn tập theo”. Chính vì thế, kết quả học tập của họ không cao, do họ thụ động trong việc ôn tập bài cũ cũng như bài mới. Điều đó đã gây ra cho họ những khó khăn tâm lý trong việc học như ngại tự mình xây dựng kế hoạch học tập và lập đề cương ôn tập. Thụ động trong việc tự mình sắp xếp, phân loại kiến thức để ghi nhớ.

Đa số SV thực hiện chưa thành thục việc này. Điều này cho thấy, khi thực hiện sinh viên còn gặp khó khăn.

* Về nghiên cứu khoa học

Bảng 3.8. Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD trong hoạt động nghiên cứu khoa học

STT CÁC HOẠT ĐỘNG Tỷ lệ % ĐTB Thành thục Chưa thành thục Chưa biết cách 22 Lựa chọn và xác định vấn đề cho bài tập nghiên cứu

13.1 60.0 26.9 1.75

23 Lập đề cương vấn đề cần nghiên cứu

15.0 56.9 28.1 1.72

24 Xử lý tài liệu cho bài nghiên cứu 15.0 63.7 21.3 1.76 25 Trình bày bài tập nghiên cứu 11.3 61.2 27.5 1.85

ĐTB chung 1.81

Bảng 3.8 cho thấy hầu hết sinh viên cũng chưa thực hiện thành thục việc nghiên cứu khoa học(trên 55%). Theo quy định của Học viện, sinh viên năm nhất chưa được tham gia nghiên cứu KH. Từ năm thứ 2 trở đi, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; để SV tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu

52

-

khoa học; để giải quyết một số vấn đề của khoa học và thực tiễn, nhà trường khuyến khích tất cả sinh viên của Học viện (đặc biệt đối với sinh viên đạt xếp loại học lực từ khá trở lên) có thể là chủ nhiệm đề tài/nhiệm vụ khoa học, dưới sự hướng dẫn của 1 giảng viên trong Khoa mà sinh viên đang học hay của 1 cán bộ nghiên cứu nhằm thực tập làm nghiên cứu khoa học theo đúng yêu cầu như Quyết định đã ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khi được phỏng vấn, các sinh viên trả lời rằng: “Sinh viên rất ít được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất như chúng em”.

Theo quy định đã đề ra, SV năm nhất chưa được tham gia nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, việc thực hiện hoạt động này của sinh viên còn gặp rất nhiều khó khăn, do các bạn không có điều kiện tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Khi được hỏi, “các bạn đã được học môn phương pháp nghiên cứu khoa học chưa”. Ý kiến của các bạn cho rằng: “chúng em đã được học môn này ở kỳ đầu của năm nhất, tuy nhiên trong quá trình học, chúng em chỉ được học lý thuyết, không được vận dụng thực hành nên cũng không biết phải làm thế nào”.

Như vậy, có thể thấy sinh viên năm nhất không được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, nên việc thực hiện hoạt động này của sinh viên vẫn còn gặp khó khăn.

* Về kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá

Bảng 3.9. Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD trong tự kiểm tra và đánh giá

STT CÁC HOẠT ĐỘNG Tỷ lệ % ĐTB Thành thục Chưa thành thục Chưa biết cách

18 Viết, trình bày câu trả lời 23.1 60.0 16.9 2.06 19 Lập dàn ý, đề cương khi làm bài

kiểm tra

18.8 53.1 28.1 1.90 20 Phân bố thời gian khi làm bài kiểm

tra

25.0 53.1 21.9 2.03 21 Đánh giá, rút ra kinh nghiệm sau

mỗi lần kiểm tra hoặc giải quyết 1 nhiệm vụ học tập nào đó

24.4 56.2 19.4 2.05

ĐTB chung 2.01

53

-

Kiểm tra đánh giá là một trong những khâu rất quan trọng trong học tập. Nhờ có quá trình tự kiểm tra đánh giá, sinh viên nhìn nhận, đánh giá được năng lực của bản thân, điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó có sự điều chỉnh kịp thời nhằm giúp cho việc học tập diễn ra đúng hướng và tiếp cận được mục đích học tập đề ra. Tuy nhiên, để kiểm tra và đánh giá có hiệu quả đòi hỏi SV phải có những kỹ năng nhất định. Thực trạng khảo sát và qua bảng 3.9 cho thấy sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 55 - 62)