Hiệu quả học tập do ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý ở sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 62 - 64)

thứ nhất khoa Giáo dục - Học viện Quản lý giáo dục

Bảng 3.10. Hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý ở sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD

Hiệu quả của hoạt động học tập do ảnh

hưởng của các KKTL SL

Tỷ lệ %

Kết quả học tập không cao 129 80.6

Không hiểu nội dung bài học 61 38.1

54

-

Không vận dụng được những kiến thức đã học vào những tình huống thực tế

83 51.9

Lượng kiến thức thu được ít và không hệ thống. 74 46.3 Không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt

các nhiệm vụ học tập.

54 33.8

Không tham gia vào bài học trên lớp đươc. 16 10.0

Các ảnh hưởng khác 3 1.9

Kết quả ở bảng trên cho thấy, KKTL ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của SV năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD. Cụ thể như sau:

Thứ nhất “kết quả học tập không cao (chiếm 80.6%)”: Phần lớn sinh viên trước khi lên lớp không đọc trước giáo trình, mặc dù khi giáo viên bắt đầu giảng dạy một học phần mới ngoài việc giới thiệu đề cương chương trình, hình thức thi, thời gian thi, giáo viên còn giới thiệu rất nhiều loại tài liệu: tài liệu chính, tài liệu tham khảo. Chính do chưa thành thục việc đọc sách, tài liệu tham khảo, nghe giảng, ghi chép và ôn tập, nên kết quả học tập của các bạn không đạt kết quả cao.

Thứ hai là “Không vận dụng được kiến thức đã học vào tình huống thực tiễn”: Đa số các môn học mà các bạn sinh viên khoa Giáo dục học đều thuộc khối xã hội. Với các môn, các ngành bên khối này đòi hỏi các bạn phải thường xuyên vận dụng thì kiến thức mới nhuần nhuyễn được. Để làm tăng năng lực ứng dụng ở các môn khoa học xã hội, người học cần luôn đặt ra các câu hỏi và làm đề cương trả lời các câu hỏi khó, kể cả câu hỏi trong sách, câu hỏi do mình hay bạn mình đặt ra; luôn có ý thức thường xuyên tìm thêm các ví dụ để minh họa cho những luận đề và luận chứng đã được trình bày trong tài liệu. Tuy nhiên, với ngành học của mình, các bạn SV cảm thấy không biết vận dụng như thế nào vào các tình huống trong thực tế. Bởi vì khi học các môn học đó, các bạn không tìm hiểu sâu, cũng không được tiếp cận với thực tế, do vậy nó gây ra khó khăn cho các bạn.

Thứ ba là “Lượng kiến thức thu được ít và không hệ thống”: Năm nhất là năm các bạn sinh viên học các môn đại cương. Các môn đại cương là những môn không dễ, đòi hỏi các bạn phải thật tập trung, nghiên cứu. Nhiều bạn cho rằng các môn học này chỉ cần học cho qua nên cũng không quan tâm nhiều đến nó. Vì vậy, với việc không quan tâm nhiều đến những môn học này nên các bạn học không có

55

-

hệ thống và thu được ít kiến thức.

Thứ tư là “Không hiểu nội dung bài học”:Việc thực hiện chưa thành thục kỹ năng nghe giảng, ghi chép, ôn tập ở trên lớp, bên cạnh việc có một số sinh viên chỉ chú trọng đến chuẩn bị bài và làm bài tập, nhưng lại chưa có phương pháp và đặc biệt là không có tài liệu…Hệ quả là đến lớp SV không hiểu được bài giảng mới của thầy cô, cũng không biết hỏi giáo viên cái gì và chỉ cố gắng chép và chép, cuốn vở trở thành “cẩm nang” duy nhất cho việc thi cử của các bạn. Chính điều này làm cho sinh viên không hiểu được nội dung của bài học một cách đầy đủ.

Cuối cùng, đó là không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt các nhiệm vụ học tập: đó chính là việc thực hiện các bài tập trên lớp hoặc là bài tập về nhà do giáo viên đưa ra. Việc thực hiện các bài tập trên lớp và bài tập về nhà thường được thực hiện thông qua kỹ năng thuyết trình thảo luận. Tuy nhiên, việc thực hiện thường do người trưởng nhóm hoặc những thành viên tích cực làm. Còn những thành viên chưa tích cực, họ ỷ lại vào các bạn khác. Do vậy, việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập vẫn chưa được tốt.

Hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của những KKTL được SV lựa chọn, đánh giá thấp nhất là “ không tham gia vào bài học trên lớp được” (10.0%)

Ngoài ra, vẫn có một số ít sinh viên đưa ra những ảnh hưởng khác (1.9%). Họ đưa ra các ảnh hưởng khác như: Cảm thấy nhiều môn thừa không phục vụ cho cuộc sống sau này. Còn rụt rè và không có bạn thân. Rút ra được ít kinh nghiệm trong quá trình học tập, các kỹ năng về thảo luận, trình bày ý kiến vẫn còn kém.

Như vậy, khó khăn tâm lý có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)