Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức trong học tập của sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 49 - 55)

năm thứ nhất khoa Giáo dục - Học viện Quản lý giáo dục.

Sinh viên năm thứ nhất là những người vừa rời khỏi ghế nhà trường phổ thông, bước chân vào môi trường học tập mới ở trường ĐH với bao điều mới lạ, bỡ ngỡ. Việc làm quen với môi trường học tập mới đã gây cho sinh viên rất nhiều khó khăn. Thực tế sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD có gặp KKTL hay không? Chúng tôi đã tiến hành trò chuyện, phỏng vấn một số SV năm nhất, với câu hỏi "bạn hiểu thế nào về KKTL trong học tập" nhìn chung những SV này đều có những câu trả lời còn mơ hồ hoặc chỉ nêu lên một số khía cạnh nào đó chẳng hạn như: SV Đinh Văn H cho rằng "KKTL trong học tập là sự cản trở dẫn đến kết quả học tập kém"

SV Mai Thanh T thì cho rằng "khó khăn tâm lý là những gì luôn đem đến những sự không thuận lợi chi phối mạnh mẽ đến việc học tập của các em"

Sinh viên Phạm Ngọc A lại cho rằng: "khó khăn tâm lý là những vấn đề nào đó làm cho sinh viên bị chi phối không tập chung, gây nên sự ức chế không thoải mái dẫn đến kết quả học tập kém".

Sinh viên Trương Thanh H cho rằng: "Khó khăn tâm lý trong học tập là sự vướng mắc trong việc giải quyết các khâu trong học tập".

Mặc dù nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về khó khăn tâm lý trong học tập nhưng nhìn chung các SV đều có những nhận thức nhất định về KKTL mà họ thường gặp trong quá trình học tập đồng thời họ cũng tự đánh giá được phần nào KKTL của chính bản thân mình.

Trò chuyện, trao đổi với chúng tôi, sinh viên Nguyễn Thị L cho biết: khi chúng em phải thay đổi môi trường học tập hoàn toàn mới và phải tiếp xúc với một số môn chưa từng có ở phổ thông đã gây ra cho chúng em không ít những khó khăn trong quá trình lĩnh hội tri thức. Em Trương.T.T tâm sự “Khi phải làm quen với môi trường học tập hoàn toàn mới ở trường ĐH, đặc biệt là nội dung

41

-

học tập khó, trừu tượng, quá trình học tập đòi hỏi sinh viên phải tự lập cao đã làm cho chúng em gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, tính nhút nhát, ngại giao tiếp trước đám đông cũng là lý do cản trở đến hoạt động học tập của chúng em”.

Qua điều tra, tất cả sinh viên hầu hết đều gặp KKTL trong học tập.. Tại sao lại như vậy? Khi bước vào môi trường học tập mới, các bạn sinh viên không khỏi bỡ ngỡ. Hầu như ai cũng gặp những khó khăn nhất định, có bạn thấy khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày với tâm lý lần đầu xa gia đình làm các em cảm thấy bối rối trong các vấn đề sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều bạn cho rằng kiến thức mới, phương pháp học mới thực sự là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khó khăn tâm lý trong học tập của các bạn. Có bạn vào học đúng ngành mình yêu thích, nhưng có bạn lại vào do sự định hướng của gia đình... Tất cả những điều đó đều khiến các bạn sinh viên gặp khó khăn.

Với những sinh viên không gặp KKTL, họ thường là những người nằm trong ban cán sự lớp. Họ tích cực, tự tin, thái độ học tập nghiêm túc. Họ định hướng được cho mình động cơ học tập… Còn với những sinh viên gặp khó khăn tâm lý, họ là những sinh viên vẫn chưa ý thực được việc mình đang học ở đây, họ vào đây vì nhiều lý do như: điểm thấp, vào học tạm 1 năm rồi thi lại trường khác… Họ không xác định được tầm quan trọng của việc học, chỉ mải chơi, quan tâm tới các lợi ích cá nhân khác. Do vậy, các sinh viên năm nhất đều gặp khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của mình.

Để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD về mặt nhận thức, chúng tôi đưa ra câuhỏi “Bạn thường gặp những khó khăn tâm lý dưới đây ở mức độ nào?”. Chúng tôi đã thu được kết quả trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.1 Mức độ gặp khó khăn tâm lý của sinh viên năm nhất qua nhận thức

STT Nội dung Tỷ lệ % ĐTB Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

1 Thiếu hiểu biết về nghề và trường 21.9 66.3 11.8 2.10

2 Thấy chưa có động cơ học tập rõ rang 19.3 66.3 14.4 2.05 3 Mơ hồ, thiếu hiểu biết về vị trí, vai trò, 26.3 55.0 18.7 2.08

42

-

tầm quan trọng của các bộ môn trong quá trình học

4 Thiếu sự hiểu biết về nhiệm vụ học tập và yêu cầu học tập của sinh viên

11.3 61.3 27.4 1.84

5 Thấy lúng túng trong việc sử dụng kỹ năng học tập

19.4 67.5 13.1 2.06

Qua số liệu ở bảng 3.1 cho thấy tất cả những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập ở sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD được khảo sát trong bảng anket đều diễn ra, dù ở các mức độ khác nhau (mean > 0).

Căn cứ vào điểm trung bình mức độ xảy ra của các khó khăn tâm lý thì có 5 khó khăn tâm lý mà sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD gặp phải nhiều đó là:

- Chán nản khi gặp những môn học khó (mean = 2.14) - Thiếu hiểu biết về nghề và trường (mean = 2.10)

- Mơ hồ, thiếu hiểu biết về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong quá trình học (mean = 2.08)

- Thấy lúng túng trong việc sử dụng kỹ năng học tập (mean = 2.06) - Thấy chưa có động cơ học tập rõ ràng (mean = 2.05).

Với khó khăn “chán nản khi gặp những môn học khó”: Sinh viên năm nhất khi vào học sẽ được học các môn đại cương trước, sau đó mới học các môn thuộc chuyên ngành, kiến thức đại cương sẽ giúp cho sinh viên có nền tảng về mặt lý luận. Tuy nhiên, những môn học đại cương thường là các môn khó như: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, thống kê trong khoa học xã hội, phương pháp nghiên cứu khoa học... Nhiều sinh viên khi được hỏi cho rằng, những môn học đại cương không có sức hấp dẫn, khô khan, khiến cho bản thân sinh viên không có hứng thú với những môn học đó. Qua quan sát trong giờ học, chúng tôi thấy, những sinh viên ngồi đầu thường rất chăm chú, tích cực trong những môn học đó, với những sinh viên ngồi phía sau, họ không hứng thú với những môn học đó, học 1 cách đối phó, không tích cực, chỉ tập trung vào việc cá nhân của mình như nói chuyện riêng, lướt web… Do vậy, khi học những môn học này, họ thường thấy chán nản vì khối lượng kiến thức nhiều, phải tính toán…

43

-

Thứ 2, đó là “Thiếu hiểu biết về nghề và trường”: Nhiều bạn SV, khi chọn ngành học cho mình đều dựa vào cảm tính, có bạn thì chọn theo sở thích chứ không chú ý đến năng lực bản thân, một số nghe theo cha mẹ, 1 số chọn bừa, thậm chí có bạn còn đăng ký thi theo bạn để nếu thi đậu thì học cùng cho vui. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, những bạn đỗ nguyện vọng 1 vào trường là những bạn đã tìm hiểu qua về trường, về ngành học nhưng không tìm hiểu kỹ, đa phần họ thi vào trường là do điểm đầu vào của trường thấp, khoảng 14 - 15đ, chứ không phải do am hiểu về ngành mình đăng ký, Số còn lại là nguyện vọng 2, có khi cả nguyện vọng 3. Những bạn vào học sau là những bạn không đỗ nguyện vọng 1, nên họ nộp vào trường để được mọi người công nhận là học đại học, cho bằng bạn bè. Họ nộp vào để học tạm 1 năm, sau đó đăng ký thi trường khác. Nên họ không tìm hiểu về ngành học và trường học mà mình đăng ký 1 cách kỹ lưỡng. Điều này gây ra khó khăn đối với các bạn sinh viên trong việc xác định nhiệm vụ học tập đúng hướng, đặc biệt là với những bạn vào học sau.

Với khó khăn “Mơ hồ, thiếu hiểu biết về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong quá trình học”, có thể thấy khi lên học đại học, các bạn sinh viên sẽ phải học và trải qua rất nhiều các môn học khác nhau, liên quan đến ngành học của bạn. Mỗi môn học có những đặc thù riêng, không phải sinh viên nào cũng có thể tiếp thu một cách nhanh chóng. Do vậy, các bạn SV năm nhất vẫn có những nhận thức mơ hồ về tầm quan trọng của các môn học đó trong quá trình học tập của mình.

Với khó khăn “Thấy lúng túng trong việc sử dụng kỹ năng học tập” thì đa số SV vẫn chưa làm quen được với môi trường giáo dục đại học. Phương pháp học tập từ thời phổ thông vẫn trong suy nghĩ và thực hành của SV. Họ chưa được trang bị đầy đủ về các kỹ năng học tập ở đại học như: đọc, ghi chép, thuyết trình, thảo luận, ôn tập, tự kiểm tra đánh giá… Do đó, đa số các bạn SV năm nhất đều thấy lấy lúng túng trong việc sử dụng các kỹ năng này.

Ở khó khăn “chưa có động cơ học tập rõ ràng”, có thể thấy việc xác định được động cơ học tập rõ ràng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hứng thú học tập của sinh viên. Khi được hỏi tại sao bạn lại thi vào trường? Hầu hết các bạn sinh viên đều cho rằng đây là trường có mức điểm đầu vào vừa phải. Ngoài

44

-

ra, trong số những trường có khối C thì đây là trường có mức điểm nhẹ nhàng nhất. Có 1 số bạn thi vào đây với ý nghĩ cứ vào được đại học đã, rồi tính tiếp. Chính vì vậy, các bạn chưa có 1 động cơ học tập rõ ràng khi vào trường. Điều này sẽ gây ra khó khăn lớn cho việc học của các bạn.

Với khó khăn “chủ quan trong học tập”, khi được hỏi, 1 số bạn sinh viên chia sẻ rằng: do bản thân có thành tích học tập ở phổ thông tốt nên lên đại học không tập trung nhiều cho việc học mà dành thời gian làm những việc khác, nghĩ học ở phổ thông tốt thì học đại học cũng tốt nên các bạn hơi chủ quan trong học tập, dẫn đến kết quả học tập không như mong muốn.

3.2. Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - Học viện Quản lý giáo dục.

Bảng 3.2. Khó khăn tâm lý của sinh viên năm nhất biểu hiện qua thái độ

STT Nội dung Tỷ lệ % ĐTB Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

6 Tâm lý e ngại, sợ sai trong học tập 20.6 58.1 21.3 1.99

7 Chán nản khi gặp những môn học khó 31.3 51.8 16.9 2.14

8 Lo lắng quá mức trong học tập 18.8 55.0 26.2 1.93

9 Chủ quan trong học tập 11.9 53.1 35.0 1.77

10 Thiếu tự tin vào bản thân nên không cố gắng học tập

14.4 55.6 30.0 1.84

11 Thiếu kiên nhẫn trong học tập 18.1 62.5 19.4 1.99

12 Mất bình tĩnh khi gặp vấn đề khó trong học tập

14.4 68.8 16.8 1.98

Việc SV năm nhất khoa Giáo dục - HVQLGD gặp khó khăn tâm lý ở mặt thái độ hoàn toàn có thể lý giải, bởi sinh viên năm thứ nhất hầu hết là học sinh vừa rời ghế nhà trường phổ thông để bước vào giảng đường đại học. Họ phải đối mặt với rất nhiều sự khác biệt cần phải thích ứng, và những điều kiện không thuận lợi đối với hoạt động học tập của họ,ví dụ như: Xa nhà, xa gia đình, người thân, mà khó khăn đầu tiên là sự nhớ nhà, phải học cách sống tự lập, tự làm chủ mình nếu không sẽ bị lôi cuốn vào những thói hư, tật xấu …

45

-

Ngoài ra, khi đến với 1 môi trường mới, bản thân các SV năm nhất đều phải thích ứng với môi trường mới đó. Nhiều bạn luôn cố gắng hòa nhập vào môi trường mới bằng những nỗ lực như tích cực làm quen, chia sẻ, tích cực tham gia các nhóm, hội để học cách sống hòa đồng. Với những bạn ngại làm quen, ngại giao tiếp, ngại nói chuyện, kể cả đối với những người ngày ngày mình tiếp xúc sẽ làm cho các bạn bị tách biệt với mọi người… Chính thực tế này đã tạo cho SV năm thứ nhất nhiều khó khăn tâm lý về mặt thái độ như: chán nản, lo lắng, sợ mắc sai lầm, chưa thích ứng, thiếu tự tin vào bản thân…

Ngoài ra, qua nghiên cứu khu vực thường trú của sinh viên, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.3. Khu vực thường trú của SV

Khi được hỏi về các khó khăn tâm lý mà các bạn SV năm thứ nhất hay gặp phải, chúng tôi thấy có những khó khăn khác nhau giữa SV có khu vực thường trú ở nông thôn, miền núi và SV có khu vực thường trú ở thành thị.

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, phần lớn SV năm nhất khoa Giáo dục - HVQLGD có khu vực thường trú ở nông thôn, miền núi. Số còn lại là ở thành thị. Đối với các sinh viên năm nhất, họ là những người vừa mới rời ghế nhà trường phổ thông. Họ xuất thân từ nhiều nơi, nhiều khu vực. Qua điều tra, phần lớn sinh viên năm nhất của khoa Giáo dục đều xuất thân ở khu vực nông thôn, miền núi. Đây cũng là một khó khăn ảnh hướng đến quá trình học tập của các sinh viên. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy, một nửa trong số sinh viên có khu vực thường trú ở nông thôn, miền núi là những SV có hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn, nguồn thu nhập của gia đình các em chủ yếu là từ làm nương rẫy, làm ruộng, chăn nuôi. Nhìn chung cuộc sống của gia đình các em, đặc biệt là những bạn ở miền núi còn gặp nhiều khó khăn… vì vậy, những sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn sẽ gặp không ít những vướng mắc về kinh tế chi phối đến việc

Khu vực

Nông thôn, miền núi Thành thị

SL (%) SL (%)

122 76.2 38 23.8

46

-

học tập. Ngoài ra, điều này cũng làm cho những SV này cảm thấy nhút nhát, e dè, lo lắng, tự ti khi hòa nhập cùng với các bạn sinh viên khác.

Đối với những SV ở thành thị, họ có nhiều điều kiện để phát triển về mọi mặt. Qua phỏng vấn, chúng tôi thấy, các bạn SV ở khu vực thành thị khá tự tin, họ năng động, sôi nổi, họ không ngại khi chia sẻ ý kiến của mình. Điều này, giúp họ tự tin hơn trong việc học cũng như tham gia các hoạt động của trường, lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 49 - 55)