Các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong học tập của sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 70 - 106)

năm thứ nhất khoa Giáo dục - Học viện Quản lý giáo dục

Bảng 3.12. Các biện pháp khắc phục KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD

Stt CÁC BIỆN PHÁP

Tỷ lệ %

ĐTB

Chọn Không

chọn

1 Dành nhiều thời gian hơn cho việc học 78.8 21.2 1.78 2 Học hỏi kinh nghiệm học tập của các sinh

viên khoá trước

68.1 31.9 1.68

3 Xây dựng thời gian biểu học tập và quyết tâm thực hiện

64.4 35.6 1.64

4 Nhờ định hướng, giúp đỡ của giảng viên 51.3 48.7 1.51 5 Xác định lại tâm thế và động cơ học tập 63.8 36.2 1.63 6 Tích cực tìm hiểu nhiều hơn về nhà trường,

về ngành học

55.6 44.4 1.55

7 Rèn luyện thói quen sống và học tập độc lập

64.4 35.6 1.64

8 Thẳng thắn trao đổi với giảng viên những thắc mắc trong bài học

55.6 44.4 1.55

9 Xây dựng mục tiêu học tập ngắn hạn, cụ thể, quyết tâm thực hiện nó

54.4 45.6 1.54

10 Tìm hiểu, áp dụng các phương pháp học bộ 52.5 47.5 1.52

62

-

môn hiệu quả

11 Tổ chức, tham gia các buổi thảo luận nhóm, diễn đàn, hội thảo học tập

58.1 41.9 1.58

12 Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài 62.5 37.5 1.62 13 Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học 49.4 50.6 1.49

Đứng trước những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của mình, sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD đã sử dụng những biện pháp khác nhau nhằm giảm bớt những khó khăn tâm lý. Trong đó 5 biện pháp được các bạn sử dụng với tỉ lệ cao là: Dành nhiều thời gian cho việc học. Học hỏi kinh nghiệm học tập của các anh chị sinh viên khoá trước. Xây dựng thời gian biểu học tập và quyết tâm thực hiện. Xác định lại tâm thế và động cơ học tập. Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài.

Biện pháp “Dành nhiều thời gian cho việc học” là sự lựa chọn của đa số sinh viên năm thứ nhất. Kết quả tìm hiểu thêm cho thấy thực trạng thời gian tự học của sinh viên sau những giờ học chính quy trên lớp trong ngày như sau:

7,5 8,7 28,1 36,3 19,4 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Không dành thời gian tự học Khoảng 30 phút

Khoảng 1 tiếng Khoảng 2 tiếng Từ 3 tiếng trở lên

Biểu đồ 3.1:Thời gian tự học trong 1 ngày sau những giờ lên lớp

Nội dung tự học bao gồm toàn bộ những công việc học tập do cá nhân và có khi do tập thể sinh viên tiến hành ngoài những giờ học chính khoá không có sự hướng dẫn của giáo viên. Với khối lượng công việc tự học rất lớn và đa dạng như: đọc sách, ghi nhớ bài, làm bài tập, chuẩn bị thuyết trình, thảo luận, chuẩn bị và tham gia các hoạt động thực tế…vv thì thời gian dành cho sinh viên tự học phải tương đối nhiều.

63

-

Như vậy, thực trạng cho thấy, đa số sinh viên năm thứ nhất đã dành một lượng thời gian tương đối đảm bảo cho việc tự học. Số sinh viên có giờ tự học trong ngày khoảng 2 giờ chiếm tỉ lệ cao nhất (36.3%), sau đó là số sinh viên có thời gian tự học trong ngày khoảng 1 tiếng chiếm vị trí thứ 2 (28.1%), số sinh viên có giờ tự học trong ngày từ 3 giờ trở lên chiếm 19.4%. Số sinh viên không dành thời gian tự học chiếm 7.5%, dành khoảng 30 phút tự học trong ngày chiếm 8.7%. Tuy nhiên việc dành một lượng thời gian đủ cho việc tự học vẫn chưa chắc chắn cho việc tự học có hiệu quả. Bởi để tự học có hiệu quả người sinh viên cần có những kỹ năng, phương pháp và lòng quyết tâm.

Chính vì thế, bên cạnh việc dành nhiều thời gian tự học, sinh viên năm thứ nhất khi được hỏi “bạn còn sử dụng biện pháp nào khác không” chúng tôi đã thu được rất nhiều ý kiến như:

- Thẳng thắn trao đổi với giảng viên những thắc mắc trong bài học.

- Nói chuyện, chia sẻ với những người thân trong gia đình để được động viên, an ủi. Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc, cố gắng hơn nữa trong mọi vấn đề của cuộc sống, bình tĩnh giải quyết những vấn đề học tập.

- Tập tính kiên nhẫn và cần cù, chăm chỉ trong học tập. Đầu tư thời gian suy nghĩ, phân tích vấn đề.

- Tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. Tham gia hoạt động của tập thể nhằm nâng cao tính tự tin của bản thân. Tham gia nhiều hoạt động của lớp, trường, xã hội.

Tất cả các biện pháp mà SV năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD đưa ra để nhằm giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của mình đều tích cực, tuy nhiên đa số sinh viên lựa chọn các biện pháp mang tính cá nhân, tự mình khắc phục là chính. Trong khi quá trình học đại học sinh viên cần có sự tương tác học tập rất lớn với bạn bè, với thầy cô. Việc tương tác với giảng viên, với bạn bè sẽ giúp sinh viên rút ngắn thời gian mày mò, tự mình tìm kiếm các kỹ năng, phương pháp học, đồng thời có sự kiểm tra được mức độ hiệu quả của việc khắc phục, giảm bớt những khó khăn tâm lý của mình.

64

-

TIỂU KẾT CHƯƠNG

Trong chương 3, đề tài đã thực hiện khảo sát làm rõ được thực trạng khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD. Những khó khăn tâm lý của sinh viên được thể hiện rõ nét trên các mặt: nhận thức, thái độ, và hành vi. Các khó khăn chủ yếu sinh viên gặp phải là: tâm lý e ngại, sợ sai trong học tập; thiếu kiên nhẫn trong học tập; Mất bình tĩnh khi gặp vấn đề khó trong học tập; thấy lúng túng trong việc sử dụng các kỹ năng học tập; khó thích nghi với môi trường mới…

Đồng thời đề tài đã tìm ra các nguyên nhân gây ra các khó khăn tâm lý và thực tế việc sử dụng các biện pháp khắc phục của sinh viên. Nguyên nhân của các khó khăn lý trên chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan. Từ việc xác định các nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý, các bạn sinh viên đã lựa chọn cho mình những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số khuyến nghị và hướng khắc phục khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất để từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động học tập.

65

-

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, có thể kết luận, sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD có tồn tại những khó khăn tâm lý trong học tập. Các khó khăn tâm lý được biểu hiện ở ba mặt: nhận thức, thái độ, hành vi.

1.2. Các khó khăn tâm lý trên đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD. Dẫn đến:

- Kết quả học tập không cao.

- Không vận dụng được kiến thức đã học vào tình huống thực tiễn. - Lượng kiến thức thu được ít và không hệ thống.

- Không hiểu nội dung bài học.

- Không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt các nhiệm vụ học tập.

1.3. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên, bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân chủ yếu gây ra những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - Học viện Quản lý giáo dục.

1.4. Nhìn chung sinh viên năm thứ nhất đã có những biện pháp tích cực nhằm mục đích giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập như: - Dành nhiều thời gian cho việc học.

- Học hỏi kinh nghiệm học tập của các anh chị sinh viên khoá trước. - Xây dựng thời gian biểu học tập và quyết tâm thực hiện.

- Xác định lại tâm thế, động cơ học tập, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Tuy nhiên những biện pháp mà các bạn có tỉ lệ lựa chọn cao lại tập trung vào khía cạnh cá nhân. Các biện pháp mang tính tương tác với tập thể và giảng viên có thứ hạng lựa chọn thấp hơn.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, cùng với những ý kiến của sinh viên năm nhất khoa Giáo dục - HVQLGD, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp giảm bớt những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm nhất khoa Giáo dục - HVQLGD để năng cao hiệu quả trong học tập.

66

-

2.1. Về phía nhà trường, Khoa

Ngoài những ý kiến kiến nghị của SV, để tăng cường cung cấp thông tin về trường, về các ngành học, về yêu cầu của nghề cũng như tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhằm giúp sinh viên năm thứ nhất giảm bớt sự lo lắng, bỡ ngỡ khi bước chân vào giảng đường đại học. Tôi xin đưa ra những đề xuất cụ thể là: - Cải thiện cơ sở thiết bị dạy học, cần đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt hơn. Thay những máy chiếu quá cũ, mờ để SV dễ nhìn và dễ tiếp thu bài hơn. Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất trong giờ học, cho nghỉ giải lao giữa giờ cùng lúc giữa các lớp để không gây ồn ào khi lớp ra chơi, lớp thì học.

- Tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi và nghiên cứu tại trường. Tổ chức nhiều phong trào hoạt động thực tiễn để gắn kết, giao lưu. Tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu về trường. Tạo môi trường thực tế cho sinh viên cọ sát, học hỏi kinh nghiệm với các trường khác. - Cấp kinh phí và hỗ trợ tổ chức những buổi giao lưu giữa sinh viên năm thứ nhất với sinh viên các khoá trước, đặc biệt giới thiệu các sinh viên tiêu biểu trong học tập và hoạt động phong trào nhằm chia sẻ kinh nghiệm về học tập và đời sống sinh viên cho sinh viên năm thứ nhất.

- Bổ sung nội dung giảng dạy về “Phương pháp học tập” nhằm trang bị kiến thức về phương pháp học tập đại học, giúp SV năm thứ nhất trang bị những phương pháp học tập hiệu quả.

2.2. Về phía giảng viên

- Có nhiều bài giảng hấp dẫn, lý thú, có nhiều thời gian thực hành trên lớp, có nhiều hoạt động cho sinh viên. GV cần hướng dẫn SV tìm tài liệu tham khảo và định hướng rõ phương pháp học tập cho SV. Nhiệt tình giải đáp những thắc mắc của SV, thẳng thắn trao đổi với SV.

- Hỗ trợ phương pháp dạy học mới, nhiệt tình, tận tâm hơn. Phải có phương pháp dạy học cho từng đối tượng SV. Giảng kiến thức kết hợp với thực tế và những tình huống hài hước cho SV đỡ chán nản, buồn ngủ.

2.3. Về phía sinh viên.

Yếu tố quyết định hiệu quả học tập của sinh viên nằm trong chính họ. Vì thế, để việc học tập hiệu quả hơn sinh viên năm thứ nhất cần:

67

-

- Nâng cao ý thức về nghề, ý nghĩa của việc học nghề đối với bản thân, gia đình và xã hội. Xác định động cơ, mục tiêu học tập cụ thể, phù hợp với bản thân. Tập trung vào hoạt động học tập của mình ngay từ khi bắt đầu bước chân vào trường đại học, tránh chủ quan, trì hoãn việc học tập chu đáo cho những năm học sau. - Mạnh dạn nhìn nhận những điểm yếu trong quá trình học tập của mình để tìm biện pháp khắc phục, tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè, các anh chị sinh viên khoá trước…vv

- Chủ động tham gia các hoạt động, phong trào của lớp, khoa, trường trong khả năng và điều kiện của mình để tạo sự gắn bó với môi trường học tập đồng thời giúp rèn luyện cho bản thân một số kỹ năng sống độc lập.

- Chấp hành đúng quy định, có động cơ đúng đắn trong học tập. Xác định định hướng học tập rõ ràng, tìm tòi, học hỏi nhiều kinh nghiệm học tập từ khóa trước. - Chia sẻ, trao đổi ý kiến với giảng viên và sinh viên khác. Học tập, rèn luyện, khắc phục những khó khăn khách quan, chủ quan, tổ chức nhiều hoạt động để gắn kết sinh viên.

68

-

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Nhân Ái (2001), Tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong quá trình giải bài tập hình học của học sinh lớp 11 trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ.

2. Nguyễn Thị Thanh Bình (1996), Nghiên cứu một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp, luận án Tiến sĩ. 3. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

4. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục. 5. Hà Thị Đức - Đặng Vũ Hoạt (1994), Lý luận dạy học đại học, Trường ĐHSP

Hà Nội.

6. Thân Trung Dũng (2009), Động cơ học tậpcủa sinh viên đại học hệ dân sự ở Học viện Hậu cần hiện nay - Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ.

7. Vũ Ngọc Hà (2003), “Một số trở ngại tâm lý của trẻ khi vào học lớp 1”, Tạp chí Tâm lý học (4), tr.57 - 58.

8. (2005), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc (1983), Hành vi và hoạt động, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Hải (1995), “Những khó khăn tâm lý trong quá trình giải toán của học sinh tiểu học”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục (2), tr.25.

11. Phạm Văn Hành (cb) (1994), Từ điển từ láy Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Lê Văn Hồng (cb) (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thu Huyền (2002), Thực trạng khó khăn tâm lý trong quá trình giải bài tập thực hành các thao tác kỹ thuật của sinh viên trường CĐSP Kỹ Thuật Vinh, luận văn thạc sĩ.

14. La Quốc Kiệt (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Thiên Kim (2007), Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ.

69

-

16. Cao Xuân Liễu (2006), Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 người dân tộc Cờ Hó - Lâm Đồng, luận văn thạc sĩ

17. Lưu Xuân Mới (2000), Lí luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục.

18. Phạm Thành Nghị - Nguyễn Thạc (1992), Tâm lý học sư phạm đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Nhất (1992), Sáu tuổi vào lớp 1, Nxb Kim Đồng.

20. Huyền Phan (1995), “Những trở ngại tâm lý khi giao tiếp”, Tạp chí dân trí

(22).

21. Nguyễn Thị Phượng (2005), Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Học viện Hậu Cần, khóa luật tốt nghiệp.

22. Nguyễn Thanh Sơn (1998), “Những khó khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (4). 23. Nguyễn Xuân Thức (2003), “Khó khăn tâm lý của trẻ em đi học lớp một”,

Tạp chí Tâm lý học (10), tr.18-20

24. Nguyễn Xuân Thức (2004), “Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý của học sinh đi học lớp một”, Tạp chí Tâm lý học (2), tr. 32-35.

25. Nguyễn Xuân Thức - Đào Thị Lan Hương (2007), “Phân tích các biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 70 - 106)