Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 45 - 49)

2.2. Nghiên cứu thực tiễn

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu theo chương trình SPSS phiên bản 13.0 để xử lý số liệu. Các thông số được sử dụng để nghiên cứu thực trạng gồm: trung bình (mean), Chi-square cho tỉ lệ %.

* Tiêu chuẩn đánh giá

Chúng tôi đánh giá KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất thông qua:

- Nhận thức - thái độ - hành vi thông qua các khâu trong học tập của sinh viên. Tiến hành tổng hợp chung về KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên.

- Để làm rõ được KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi tiến hành phân tích KKTL của sinh viên trên các mặt (các khâu) khác nhau của hoạt động học tập.

- Tiến hành xem xét nguyên nhân ảnh hưởng đến KKTL trong hoạt động học tập của SV: bao gồm các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan.

Trong đó:

Đánh giá chung về KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất thể hiện thông qua biểu hiện về: nhận thức - thái độ - hành vi.

37

-

* Đánh giá mức độ KKTL mà SV gặp phải, chúng tôi dùng câu hỏi: “Bạn có gặp khó khăn tâm lý trong học tập không?” (câu 3). Đánh giá theo 5 mức độ tương ứng với 5 mức điểm:

+ Rất thường xuyên: 5 điểm + Thường xuyên : 4 điểm + Thỉnh thoảng : 3 điểm + Hiếm khi : 2 điểm + Không bao giờ : 1 điểm

* Khi gặp KKTL, SV thường gặp ở ba mức độ tương ứng với 3 mức điểm (câu 4) + Thường xuyên : 3 điểm.

+ Đôi khi : 2 điểm.

+ Không bao giờ : 1 điểm.

Sau đó chúng tôi tiến hành tổng hợp KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trên cả ba mặt: nhận thức - thái độ - hành vi.

* Đánh giá hành vi học tập của sinh viên theo các khâu bao gồm có 6 nhóm khâu chính: (câu 5 phiếu điều tra)

1. Đọc sách: các hoạt động từ 1 đến 5

2. Nghe giảng và ghi chép: các hoạt động từ 6 đến 10 3. Thuyết trình, thảo luận: các hoạt động từ 11 đến 14 4. Ôn tập: các hoạt động từ 15 đến 17

5. Tự kiểm tra và đánh giá: các hoạt động từ 18 đến 21 6. Nghiên cứu khoa học: các hoạt động từ 22 đến 25

Sinh viên nhận thức KKTL khi tiến hành các khâu của hoạt động học tập ở ba mức độ tương ứng với 3 mức điểm (câu 5)

+ Thực hiện thành thục : 3 điểm. + Chưa thành thục : 2 điểm. + Chưa biết cách thực hiện : 1 điểm. Chúng tôi đã chia ra làm 3 nhóm điểm: 1 < ĐTB < 1.5: chưa biết cách thực hiện

38

-

1.5 < ĐTB < 2.5: thực hiện chưa thành thục 2.5 < ĐTB < 3: thực hiện thành thục

* Nguyên nhân ảnh hưởng đến KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên (câu 7) được xem xét ở ba mức độ với thang điểm:

- Ảnh hưởng nhiều : 3 điểm. - Ảnh hưởng ít : 2 điểm. - Không ảnh hưởng : 1 điểm.

Chúng tôi đã chia ra làm 3 nhóm điểm: 1 < ĐTB < 1.5: ảnh hưởng nhiều 1.5 < ĐTB < 2.5: ảnh hưởng ít 2.5 < ĐTB < 3: không ảnh hưởng

* Đánh giá việc sử dụng các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV (câu 9) thông qua 2 mức, tương ứng với 2 mức điểm:

+ Có chọn : 2 điểm + Không chọn : 1 điểm

* Cách đánh giá

Cách đánh giá từng mặt biểu hiện dựa trên điểm trung bình của các chỉ số thành phần. Sau khi thu được kết quả nghiên cứu thực tiến, chúng tôi sử dụng một số công thức toán học để phân tích số liệu về mặt định lượng, từ đó rút ra nhận xét về mặt định tính.

* Cách xử lí và đánh giá kết quả

Đối với câu hỏi mở chúng tôi xem xét câu trả lời qua từng phiếu, tổng hợp lại. Trên cơ sở đó đối chiếu với ý kiến đánh giá của sinh viên trong quá trình phân tích số liệu để chúng ta rút ra được thực trạng khó khăn tâm lý trong học tập của SV năm nhất, nguyên nhân của thực trạng, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm giảm bớt những khó khăn tâm lý mà sinh viên gặp trong học tập.

39

-

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn . Việc sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp khác nhau mang lại nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong việc nghiên cứu của đề tài. Trong số các phương pháp kể trên, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp được chúng tôi sử dụng chủ yếu để tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài.

40

-

Chương 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT

KHOA GIÁO DỤC - HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)