Nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 64 - 70)

thứ nhất khoa Giáo dục - Học viện Quản lý giáo dục.

Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất. Chúng tôi tiến hành điều tra với câu hỏi: “theo bạn những nguyên nhân nào dưới đây ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên năm thứ nhất?”.

Kết quả khảo sát thực trạng nguyên nhân gây ra KKTL trong hoạt động học tập của SV năm nhất khoa Giáo dục - HVQLGD thu được kết quả như sau:

56

-

Bảng 3.11. Thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong học tập của SV năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD

STT

NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC

TẬP Tỷ lệ % Điểm TB Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng

Nhóm nguyên nhân chủ quan:

1 Thiếu kinh nghiệm sống và học tập 35.0 55.6 9.4 1.74

2 Không hứng thú với nghề 33.8 57.4 8.8 1.75

3 Do thiếu tự tin 16.9 62.5 20.6 2.03

4 Chưa tìm hiểu kỹ về những yêu cầu học tập

29.4 61.8 8.8 1.79

5 Kiến thức của bản thân học từ phổ thông không đủ đáp ứng

17.5 61.3 21.2 2.03

6 Bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lí

16.9 48.7 34.4 2.17

7 Không yêu ngành nghề đang theo học 19.4 61.2 19.4 2.00 8 Chịu ảnh hưởng nhiều của phương

pháp học ở phổ thong

30.0 56.2 13.8 1.83

9 Do bố trí thời gian học các môn chưa hợp lí

31.9 61.9 6.2 1.74

10 Bản thân chưa tích cực trong học tập 33.1 57.5 9.4 1.76

11 Do thiếu động cơ học tập 31.3 56.3 12.4 1.81

12 Năng lực tư duy hạn chế 15.6 60.6 23.8 2.08

13 Khả năng thích ứng với môi trường mới chưa cao

17.5 60.0 22.5 2.05

14 Thiếu kĩ năng sống độc lập nên lúng túng trong tổ chức đời sống cá nhân và hoạt động học tập phù hợp

16.9 65.0 18.1 2.01

Nhóm nguyên nhân khách quan:

15 Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho học tập chưa tốt

26.8 61.3 11.9 1.85

16 Do giáo viên chưa có sự nhiệt tình 27.5 50.6 21.9 1.94 17 Thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham

khảo

26.2 58.8 15.0 1.88

18 Do không được cung cấp đầy đủ những hiểu biết cần thiết về trường và nghề.

13.1 65.0 21.9 2.08

19 Khối lượng kiến thức lớn và khó 38.1 53.1 8.8 1.70 20 Môi trường học tập mới khác quá

nhiều so với môi trường học ở bậc phổ thong

28.1 60.0 11.9 1.83

21 Phương pháp dạy của giảng viên chưa phù hợp

25.6 65.0 9.4 1.83

57

-

22 Chưa được hướng dẫn sử dụng các phương pháp học tập

20.0 66.9 13.1 1.93

23 Các nguyên nhân khác (xin ghi rõ):

Việc gặp phải KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh hưởng của những nguyên nhân này là không đồng đều.

Kết quả khảo sát thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD cho thấy: tất cả những nguyên nhân được khảo sát đều được sinh viên lựa chọn (tỉ lệ lựa chọn > 0%). Như vậy có thể thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau đã gây ra những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên. Trong đó, một số nguyên nhân được sinh viên lựa chọn nhiều, có thể xem đó là những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD.

Qua quá trình điều tra, quan sát chúng tôi nhận thấy có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên đó là nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan.

* Về mặt chủ quan

- Nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất tới khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất là: “sinh viên chưa có phương pháp học tập hợp lý” với X = 2.17. Thực tế, hoạt động học tập ở ĐH bắt buộc sinh viên phải thực hiện tốt các phương pháp học tập linh hoạt. Các trường ĐH là loại trường chuyên nghiệp, là nơi đào tạo chuyên gia tương lai có trình độ cao, với lượng tri thức có bề rộng, chiều sâu tương ứng với trình độ đào tạo. Song, sinh viên năm thứ nhất vẫn còn mang theo phương pháp học tập cũ ở phổ thông. Chính điều này đã gây ra KKTL trong hoạt động học tập đối với sinh viên. Trao đổi với chúng tôi, sinh viên cho biết: “việc phải học những môn học mới, kiến thức mang tính chuyên sâu đó làm cho chúng em lúng túng trong quá trình lựa chọn phương pháp học tập”. Qua quan sát chúng tôi thấy, đa số sinh viên năm thứ nhất đều chưa có phương pháp học tập phù hợp với hoàn cảnh, môi trường học tập mới. Do vậy việc giúp sinh viên xây dựng được phương pháp học tập phù hợp sẽ là

58

-

một trong những giải pháp tốt nhất để giảm bớt KKTL trong hoạt động học tập cho sinh viên năm thứ nhất. “Chúng em thiết nghĩ học ở ĐH cũng không phải là vấn đề quá khó, vấn đề là chúng em cần xác định được phương pháp học tập hợp lý. Để giải quyết được vấn đề này, chúng em rất mong được sự chỉ bảo của giáo viên và sự chia sẽ kinh nghiệm của các anh chị khoá trước”, sinh viên Đặng Anh T tâm sự.

Với nguyên nhân: “do năng lực tư duy của bản thân” có thể thấy trong quá trình học tập, những sinh viên nào có lực học khá và giỏi, có hệ thống kiến thức sâu rộng sẽ giúp họ vượt qua được những thử thách, khó khăn trong hoạt động học tập. Những sinh viên này thường là những sinh viên tích cực học tập, chịu khó tìm tòi, ham hiểu biết, luôn có khát khao khám phá tri thức nhân loại. Với tinh thần học tập trên sẽ giúp cho sinh viên đạt được kết quả cao từ đó có được niềm vui, hứng thú với hoạt động học tập. Ngược lại những sinh viên thiếu tính tích cực, sự sáng tạo, lười v.v… sẽ có kết quả, học lực giảm sút. Việc không nắm vững hệ thống kiến thức từ cấp dưới cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều KKTL trong hoạt động học tập của SV.

Với nguyên nhân: “khả năng thích ứng với môi trường mới chưa cao” cho thấy phần lớn sinh viên năm thứ nhất là những người vừa rời ghế nhà trường phổ thông, lần đầu tiên xa nhà. Sinh viên phải tự lo toàn bộ sinh hoạt và thiết lập lại mối quan hệ bè bạn, làm quen với môn học, nội dung, phương pháp dạy mới đã gây ra không ít khó khăn cho sinh viên năm thứ nhất. Đại đa số sinh viên năm thứ nhất cho biết: “việc thay đổi đột ngột môi trường học tập, lần đầu tiên xa nhà, xa bạn bè đã làm cho chúng em hụt hẫng và gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là thời gian đầu mỗi khi hết giờ học chúng em thường sống khép mình ở trong phòng trọ”. Như vậy, để giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng với hoạt động học tập cần có sự động viên, giúp đỡ của các giảng viên đặc biệt là giảng viên phụ trách lớp cần cộng tác với ban cán sự lớp tổ chức nhiều các buổi sinh hoạt, vui chơi, kết hợp với các buổi hội thảo nhằm giúp sinh viên nhanh chóng hoà nhập và thiết lập mối quan hệ mới.

Với nguyên nhân “do thiếu tự tin, kiến thức của bản thân học từ phổ thông không đủ đáp ứng” và “thiếu kỹ năng sống độc lập nên lúng túng trong tổ chức

59

-

đời sống cá nhân và hoạt động học tập phù hợp”, qua quan sát chúng tôi nhận thấy, SV năm thứ nhất còn nhiều hạn chế về vốn kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành. Muốn khắc phục tình trạng này đòi hỏi sinh viên phải tích cực học tập, trao đổi lẫn nhau nhằm học tập lẫn nhau những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu. Song do sinh viên năm thứ nhất sinh viên mới tập trung, chưa quen biết nhau nên trong quá trình sống và học tập, thường tỏ ra e dè, nhút nhát, thiếu tự tin. Đây thực sự là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều về KKTL đối với sinh viên.

Nguyên nhân “không yêu ngành nghề đang học” là nguyên nhân ảnh hưởng ít đến các KKTL trong học tập của sinh viên năm nhất, tuy nhiên không phải là không có ảnh hưởng. Điều tra thực tế chúng tôi thấy, vẫn còn một số sinh viên chọn nghề chưa đúng đắn. Sinh viên lựa chọn thi vào trường là do trùng với khối thi, sự định hướng của gia đình hoặc hiểu sai về nghề mình lựa chọn, nên khi vào học sinh viên chưa thực sự hứng thú về nghề nghiệp. Khi gặp trở ngại trong học tập, họ thường có tâm lý ngại khó, nhiều sinh viên phó mặc nhiệm vụ học tập và có tư tưởng chờ kỳ thi sang năm thi lại vào trường khác. Chính tư tưởng này làm cho sinh viên thiếu động cơ phấn đấu và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của họ.

Như vậy, với kết quả trên chúng ta có thể khẳng định các nguyên nhân chủ quan đã ảnh hưởng phần nào tới KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất.

* Về mặt khách quan

Nguyên nhân chủ yếu gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập tập trung vào vấn đề nội dung, cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập ở trường đại học. Qua thực tế tìm hiểu về thực trạng việc cung cấp sách và giáo trình, tài liệu tham khảo cho sinh viên tại HVQLGD vẫn còn hạn chế so với yêu cầu của sinh viên về sách và tài liệu.

Đào tạo ở trường ĐH mang tính chất chuyên sâu nên ngay từ năm thứ nhất, sinh viên đã phải lĩnh hội một hệ thống môn học với lượng tri thứ trong một ngày là rất lớn. Thực tế đã chứng minh, không một kỹ năng trong khâu nào của hoạt động học tập lại không liên quan chặt chẽ tới sách, giáo trình và tài liệu.

60

-

Đây là phương tiện học tập quan trọng nhất quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên. Chính việc phải học dồn một lượng kiến thức rất lớn, cộng thêm việc thiếu sách, tài liệu giáo trình tham khảo đã ảnh hưởng không nhỏ tới kỹ năng học tập của sinh viên.

Phỏng vấn: “ Chúng em học chủ yếu ở giáo trình thôi, còn tài liệu tham khảo ngoài thì ít lắm. Nếu có muốn tìm tài liệu khác thì cũng chỉ lên thư viện trường mượn, nhưng cũng không có mấy sách cần tìm. Hoặc là tìm các anh chị khóa trên rồi mượn. Vậy nên em mong nhà trường bổ xung và thường xuyên cập nhật thêm nhiều đầu sách, tài liệu cho thư viện, nhất là tài liệu chuyên ngành”

Nguyên nhân “chưa được hướng dẫn về các phương pháp học tập”. Có nguyên nhân này là do lượng thời gian chính khoá được dành hết cho việc học tập, lĩnh hội và rèn luyện kỹ năng tương ứng. Trong chương trình đào tạo hầu như không có quỹ thời gian chính khoa cho việc rèn luyện, hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập. Việc rèn luyện về phương pháp học tập của sinh viên chủ yếu còn mang tính tự phát, có tính chắp vá, thiếu tính khoa học. Thực tế này đòi hỏi nhà trường, giảng viên cần quan tâm hơn nữa đến việc hướng cho người học lĩnh hội cách thức chiếm lĩnh tri thức.

Tương tự như vậy, nguyên nhân do “cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho học tập chưa tốt” cũng là nguyên nhân khách quan được lựa chọn.

Nguyên nhân khách quan khác được lựa chọn đó là do “giảng viên chưa nhiệt tình trong khi dạy”. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy phương pháp dạy học của giảng viên trong khi dạy học chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình, giáo viên đọc slide, sinh viên ghi chép bài, do đó hoạt động học tập vẫn mang tính thụ động cao, sinh viên chủ yếu nghe giảng và ghi chép, ít có sự tương tác trao đổi giữa sinh viên với giảng viên và giữa sinh viên với sinh viên.

Ngoài các nguyên nhân nói trên, qua phiếu điều tra, chúng tôi còn thu được một số ý kiến khác của sinh viên về nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lý trong học tập. Cụ thể, có sinh viên cho rằng do bản thân chưa thực sự chủ động trong học tập. Sinh viên khác thì cho rằng họ không có đủ thời gian, sự quan tâm của gia đình và nhà trường. Nguyên nhân nữa đó là do bản thân sinh viên nói ngọng N - L nên cảm thấy mất tự tin khi nói và khi phát biểu ý kiến. Ngoài ra, có

61

-

ý kiến sinh viên cho rằng do sức khỏe của họ không tốt, họ cảm thấy mặc cảm, và cảm thấy bạn bè không tốt.

Nhìn chung, các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong học tập được đưa ra ở trên, hầu hết đều được sinh viên lựa chọn. Điều đó chứng tỏ, các nguyên nhân trên là những nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - HVQLGD. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn tâm lý đó là nguyên nhân chủ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (Trang 64 - 70)