Thực trạng giáo dục chuyên nghiệp trƣớc năm 1986

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 30 - 41)

8. Kết cấu lớn của luận văn

1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TRƢỚC NĂM 1986

1.1.2. Thực trạng giáo dục chuyên nghiệp trƣớc năm 1986

Hệ thống giáo dục THCN - DN đã được hình thành hơn 60 năm và đã trải qua nhiều thời kỳ, với các bước thăng trầm khác nhau.

Ngay sau khi nước nhà giành độc lập, trong muôn vàn khó khăn, Chính phủ nước Việt Nam DCCH lúc đó đã ban hành hàng loạt các văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai một nền giáo dục mới. Đáng chú ý trong các văn bản pháp lý ấy là Sắc lệnh số 145/SL, ngày 10/8/1946, khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới: Đại chúng hoá, dân tộc hoá, khoa học hoá và theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ. Nền giáo dục mới theo quy định của Sắc lệnh này gồm ba bậc học:

- Bậc học cơ sở gồm 4 năm và bắt đầu từ năm 1950 sẽ là bậc học cưỡng bách. - Bậc học tổng quát và chuyên nghiệp.

- Bậc đại học.

Tháng 7 năm 1950, Hội đồng Chính phủ thông qua Đề án cải cách giáo dục và xây dựng hệ thống cơ cấu giáo dục gồm ba cấp:

- Hệ thống giáo dục phổ thông. - Hệ thống bình dân học vụ - Hệ thống GDCN.

Trong cơ cấu giáo dục đó, hệ thống GDCN gồm: Chuyên nghiệp sơ cấp thu nhận học sinh học xong cấp I (hết lớp 4), hoặc bổ túc bình dân vào học nghề và chuyên nghiệp trung cấp thu nhận học sinh học xong cấp II (hết lớp 7), hoặc trung cấp bình dân (hết lớp 8 hoặc cao hơn một chút) vào đào tạo cán bộ kỹ thuật. Thời gian học của hai hệ này tuỳ theo tính chất, ngành, nghề đào tạo. Thường thì học từ 1-2 năm cho hệ sơ cấp và 2-4 năm cho hệ trung cấp.

Năm 1952, Hội đồng Chính phủ thông qua Chính sách giáo dục chuyên nghiệp, trong đó quy định tổ chức các trường THCN, cụ thể hoá đường lối cải cách giáo dục trong ngành chuyên nghiệp. Chính sách nhấn mạnh: ―Phải thực hiện được mục đích là đào tạo những cán bộ chuyên nghiệp nắm vững kỹ thuật, giàu tinh thần trách nhiệm, những cán bộ thực tiễn mới, phục vụ kháng chiến và sản xuất, phục vụ nhân dân, trước hết là công nông binh. Trong giáo

dục chuyên nghiệp chú trọng nhất vào việc đào tạo cán bộ trung cấp‖ [39, tr 39]. Như vậy, ngay những năm đầu giành chính quyền cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp phục vụ nhu cầu cấp bách của đất nước trong khôi phục sản xuất, kiến thiết đất nước (chủ yếu là ở miền Bắc), nhằm tạo tiềm lực kinh tế vững chắc để có thể vững bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trường kỳ, gian khổ.

Từ năm 1950 – 1954, ở miền Bắc có 07 trường THCN: Hoa ngữ, Sư phạm, Canh nông, Y sĩ, Giao thông công chính, Mỹ thuật và Bưu điện. Tuy số lượng trường và quy mô đào tạo không lớn (2752 học sinh, trong đó hệ dài hạn tập trung có 2.533 học sinh) và còn nhiều bỡ ngỡ ban đầu do ít kinh nghiệm, song bằng nội lực, giáo dục THCN đã xây dụng được những quan điểm, chính sách phát triển đúng đắn và cụ thể [39, tr. 40].

Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, ở vùng giải phóng không có trường THCN nào được mở ra, chỉ có những trường, lớp sơ cấp về đào tạo nữ hộ sinh, mỹ nghệ, kỹ nghệ thực hành phục vụ cho yêu cầu cấp bách lúc bấy giờ là khôi phục kinh tế, khôi phục sản xuất ở miền Bắc trong điều kiện hoà bình. Những năm đầu giải phóng hình thành thêm 02 trường THCN: Trường kỹ thuật trung cấp I (được nâng cấp từ trường sơ cấp kỹ nghệ thực hành) và trường Ngoại ngữ.

Ngày 7/4/1960, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 203/ CTTW xác định phương án phát triển giáo dục. Chỉ thị nêu rõ: Song song với những trường phổ thông, cần tích cực nghiên cứu mở rộng những trường vừa học văn hoá phổ thông, vừa học kỹ thuật sản xuất, nhất là kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Theo phương án chỉ đạo đó, đã tiến hành phổ cập kỹ thuật dần dần trong nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh các cấp trong đó có học sinh THCN được học tập. Bên cạnh đó, cũng tiến hành đào tạo theo mô hình

vừa học văn hoá, vừa học kỹ thuật, tham gia trực tiếp vào một số khâu của quá trình sản xuất do nhà trường liên kết với các cơ sở sản xuất.

Ngay từ năm 1958, Nhà nước đã thành lập một số trường sư phạm trung cấp chung cho một số tỉnh. Tháng 11 năm 1964, Hội nghị toàn ngành sư phạm đã thông qua chủ trương phát triển các trường sư phạm sơ cấp, trung cấp tới các tỉnh trong cả nước (chủ yếu là ở miền Bắc).

Sự nghiệp cải tạo XHCN ở miền Bắc đã mở ra điều kiện thuận lợi cho giáo dục THCN phát triển. Hàng loạt trường THCN được mở ra trong thời gian này ở cả Trung ương và địa phương. Tính đến năm 1960, toàn miền Bắc đã có một hệ thống các trường THCN với 65 trường, trong đó có 29 trường ở Trung ương và 36 trường của các địa phương theo 6 khối trường: Công nghiệp, Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Y tế, Sư phạm, Kinh tế, Văn hoá nghệ thuật với đội ngũ giáo viên là 1.163 giáo viên, và 30.000 học sinh [39, tr. 58-59].

Bước vào giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) xây dựng CNXH ở miền Bắc, giáo dục THCN được chủ trương phát triển với quy mô lớn. Từ 65 trường năm 1960 tăng lên 112 trường vào năm 1965, từ 1.631 giáo viên tăng lên 3.000 giáo viên, từ 30.000 học sinh tăng lên 42.626 học sinh và từ 79 ngành đào tạo đã tăng lên 140 ngành [39, tr. 59].

Từ năm 1965, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lan rộng ra khắp miền Bắc, các trường THCN bước vào giai đoạn khó khăn. Hầu hết các trường ở khu công nghiệp đều phải sơ tán về vùng nông thôn. Do đó, những năm 1965 - 1969 hệ thống giáo dục THCN giảm xuống còn 101 trường. Những năm 1970, hệ thống giáo dục THCN thực sự bước vào khủng hoảng và buộc phải thu hẹp số trường và quy mô đào tạo.

Ngày 24/7/1970, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết 183/ CP đề cập việc cải tiến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ THCN. Nghị quyết nêu ra ba nhiệm vụ trọng yếu sau: ―Thu hẹp quy mô đào tạo có mức độ cho phù hợp

với khả năng đảm bảo chất lượng và khả năng kinh tế; đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện, chú trọng nâng cao năng lực thực hành; chú trọng bổ túc và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trung học chuyên nghiệp hiện đang công tác, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài‖ [39, tr. 60].

Thực hiện Nghị quyết, năm học 1970 - 1971, giáo dục THCN giảm xuống còn 189 trường, ngành đào tạo được điều chỉnh trở lại gần giống năm học 1964 - 1965. Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 183/ CP và trong điều kiện từ năm 1973 miền Bắc đã có hoà bình, hệ thống các trường THCN được khôi phục lại, giữ thế ổn định. Lúc này, ở miền Bắc có 186 trường, với quy mô đào tạo gần 70.000 học sinh và có 7.000 giáo viên [39, tr. 60].

Song song với hệ thống giáo dục THCN là hệ thống giáo dục DN cũng được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, nhằm đào tạo ra các thế hệ công nhân kỹ thuật lành nghề, bán lành nghề, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Những năm kháng chiến chống Pháp ác liệt và gian khổ, hệ thống các trường dạy nghề đã manh nha và được thành lập. Ở các vùng tự do như Việt Bắc, Khu V … ngoài các công binh xưởng, còn có các nhà máy phục vụ trực tiếp cho mặt trận và phục vụ đời sống của nhân dân. Do đó, hình thức đào tạo kèm cặp tại nơi sản xuất đã xuất hiện, nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến.

Sau năm 1954, cùng với việc xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Việt Trì… việc đào tạo công nhân kỹ thuật được coi là một khâu và là khâu quan trọng của quy trình chuẩn bị sản xuất, được thực hiện theo hai hướng: Đào tạo trong nước và ở nước ngoài (chủ yếu là ở Liên Xô và Trung Quốc). Thời kỳ đầu xây dựng đất nước, trong nước đã đào tạo được 40.000 công nhân kỹ thuật [39, tr.61].

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965), Đảng và Nhà nước ta xác định: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, coi công nghiệp là cơ sở của

nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội nước ta lúc đó, quan điểm này của Đảng trở thành cơ sở lý luận quan trọng để đưa sự nghiệp đào tạo công nhân phát triển.

Để tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật, Bộ Lao động thành lập Vụ Đào tạo công nhân, có trách nhiệm quản lý công tác đào tạo nghề. Chính phủ ban hành Thông tư số 60/ TTg, ngày 1/6/1962, quy định chế độ học nghề. Nhờ những chính sách cụ thể, kịp thời đó mà trong một thời gian ngắn (1954 - 1965), miền Bắc đã phát triển được 200 trường, lớp dạy nghề với quy mô 300.000 học sinh [39, tr. 61]. Ngoài ra, việc đưa học sinh đi đào tạo công nhân kỹ thuật ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác (10.350 công nhân kỹ thuật) cũng được chú trọng [39, tr. 61].

Trong những năm 1965 - 1970, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc, các trường đào tạo nghề phải sơ tán khỏi các khu công nghiệp và các thành phố. Việc đào tạo công nhân kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tăng cường gửi học sinh đi đào tạo nghề ở nước ngoài. Trong tình hình đó, ngày 10/9/1969, Chính phủ ra Quyết định số 200/CP, thành lập Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật trực thuộc Bộ Lao động.

Giai đoạn 1971 - 1975, hàng loạt các văn bản đào tạo công nhân kỹ thuật được ban hành. Đáng chú ý là văn bản 29/LĐQD, ngày 7/4/1973, ban hành Quy chế tạm thời về trường dạy nghề Nhà nước. Tháng 12 - 1970, Trường Giáo viên Dạy nghề số I (Hải Hưng) được thành lập, tiếp đó là các trường Giáo viên Dạy nghề số II (Nam Định), Giáo viên dạy nghề số III (Vinh). Những trường này đã góp phần đào tạo ra một đội ngũ giáo viên dạy nghề đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Họ có khả năng trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn học sinh tại các trường, lớp nghề và đào tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật đông đảo phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc đào tạo công nhân kỹ thuật và giáo viên dạy nghề ở nước ngoài trong giai đoạn này vẫn được tiến hành. Năm 1975 đã có 42.600 học sinh học nghề tại các nước XHCN anh em [39, tr. 61]. Một số nước còn giúp đỡ chúng ta xây dựng các trường dạy nghề như Trường công nhân hữu nghị Việt - Xô, trường công nhân hữu nghị Việt - Đức, trường công nhân hữu nghị Việt - Hung và giúp đỡ trang thiết bị dạy - học của 42 trường nghề khác trong cả nước [39, tr. 61].

Năm 1975, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, hệ thống các trường THCN và DN đã được xây dựng thống nhất trong cả nước từ hai hệ thống THCN và DN ở hai miền Nam - Bắc. Năm 1976, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã đưa ra dự thảo mô hình 5 trường cho mỗi tỉnh gồm: Nông nghiệp, y tế, sư phạm, kinh tế và văn hoá nghệ thuật. Địa phương nào có nền công nghiệp phát triển và có các khu công nghiệp thì cho phép mở thêm trường công nghiệp. Đến năm 1980, phần lớn các tỉnh miền Bắc đã có đủ 5 loại trường nói trên. Trong giai đoạn này, cả nước có trên 300 trường. Năm học 1975 - 1976, cả nước có 186 trường THCN và 185 trường dạy nghề [9, tr. 214-217]. Năm 1970, hệ thống GDCN lâm vào cuộc khủng hoảng và buộc phải thu hẹp số trường, giảm mạnh quy mô đào tạo số lượng giáo viên, bởi lẽ việc tăng quy mô đào tạo diễn ra trong điều kiện rất khó khăn về sự cung ứng cho đào tạo đã làm cho chất lượng đào tạo bị giảm sút, bộc lộ gay gắt mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thời kỳ trước Đổi mới, nền giáo dục THCN và DN nước ta vẫn ở trong vòng luẩn quẩn, bế tắc, kém phát triển. Đầu tư nhà nước và nhân dân cho giáo dục THCN và DN vẫn còn hạn chế, kinh phí, phương tiện dạy và học còn nghèo nàn thiếu thốn, lương giáo viên và quản lý rất thấp, dẫn tới chất lượng và hiệu quả giáo dục xuống cấp.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nói chung và GDCN nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo. Tiếp thu những thành tựu đã đạt được trong hai cuộc cải cách trước đó (lần thứ nhất năm 1950, lần thứ hai năm 1956), năm 1979, Đảng và Nhà nước tiếp tục cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba. Nghị quyết 14 - NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định rõ giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi phải tiến hành cải cách giáo dục, coi sự nghiệp giáo dục có tác động to lớn trong việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ lịch sử của đất nước. Nội dung cải cách giáo dục chủ yếu hướng vào cơ cấu của hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục.

Về cơ cấu của hệ thống GDCN, Nghị quyết chỉ rõ cần mau chóng xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới các trường dạy nghề, bao gồm cả những trường dạy nghề bên cạnh xí nghiệp để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân, nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng to lớn của sự nghiệp CNH XHCN. Đồng thời, tích cực mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường THCN ở trung ương, địa phương theo yêu cầu phát triển của đất nước và của từng địa phương. Gắn chặt các trường chuyên nghiệp với các cơ sở sản xuất.

Về nội dung cải cách, Nghị quyết xác định tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng; hiện đại hóa một cách vững chắc chương trình học tập văn hóa, khoa học và kỹ thuật; tăng cường giáo dục thẩm mĩ, mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo ra những lớp người lao động mới làm chủ tập thể, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân ta.

Về phương pháp, cần kết hợp học tập với lao động sản xuất theo ngành nghề. Trong các trường dạy nghề, cần coi trọng phương pháp kết hợp thực tập tay nghề với sản xuất ra của cải vật chất.

Thực hiện Nghị quyết 14 (1979), Nhà nước đã từng bước hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, từng bước phổ cập giáo dục, tạo ra tiềm lực trí tuệ, nền tảng khoa học - công nghệ để phát triển con người.

Nhìn chung, cuộc cải cách giáo dục lần ba đã làm thay đổi sâu sắc cả cơ cấu hệ thống giáo dục, phương pháp giáo dục, nội dung giáo dục. Một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh được xác lập từ mầm non, giáo dục phổ thông và GDCN, GDĐH, trong đó GDCN gồm hệ thống các trường dạy nghề (nhận học sinh tốt nghiệp phổ thông và thời gian học tập là từ 2 năm đến 3 năm), có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân và nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ có phẩm chất chính trị tốt, tay nghề giỏi, có sức khỏe và hệ thống các trường THCN nhận học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thời gian học từ 1 đến 2 năm, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ thực hành có trình độ trung học về kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý kinh tế, văn hóa nghệ thuật và y tế.

Sau khi Nghị quyết 14 về cải cách giáo dục được ban hành, hàng loạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 30 - 41)