Chủ trƣơng phát triển giáo dục chuyên nghiệp của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 69 - 79)

8. Kết cấu lớn của luận văn

2.2. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP DƢỚI SỰ

2.2.1. Chủ trƣơng phát triển giáo dục chuyên nghiệp của Đảng

Sau 10 năm đổi mới (1986-1996), trên cơ sở phân tích những tiền đề về kinh tế - xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng quyết định bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên tinh thần đó, Đại hội VIII tiếp tục khẳng định GDĐT là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, ―coi trọng cả ba mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả‖ [18, tr.491]. Phương hướng chung của lĩnh vực GDĐT những năm 1996 – 2000 là ―phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho nhân dân, nhất là thanh niên có việc làm‖ [18, tr.491]. Phương hướng này nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong bước chuyển quan trọng sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Với định

hướng lớn đó, Đại hội VIII chủ trương ―điều chỉnh cơ cấu đào tạo một cách hợp lý, nhằm đạt sự cân bằng giữa đào tạo và sử dụng lao động; đặc biệt bảo đảm nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn và các chương trình kinh tế – xã hội trọng điểm‖ [18, tr.574]. Thực hiện chủ trương đó, đối với GDCN, ―kiện toàn và phát triển mạnh các cơ sở đào tạo nghề‖ [18, tr. 574], mở rộng hệ thống các trường lớp dạy nghề và đào tạo công nhân lành nghề được Đại hội VIII đặt thành vấn đề cấp bách. Đại hội cũng chỉ rõ rằng, trong khi ra sức xây dựng hệ thống trường công, có chính sách giúp đỡ, hướng dẫn phát triển và quản lý tốt các trường, lớp bán công, dân lập, tư thục và khuyến khích dạy nghề tại doanh nghiệp. Trên thực tế vấn đề này đã được đặt ra từ các Đại hội và Hội nghị trước đó, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về mở rộng quy mô đào tạo nghề. Đại hội VIII chỉ ra phương hướng mở rộng quy mô bằng cách tăng đầu tư cho cả loại hình công lập và ngoài công lập.

Để tiếp tục phát triển hệ thống GDCN, các biện pháp đi kèm được Đại hội chú trọng: (1). Chú trọng phát triển các trường sư phạm về mọi mặt; (2). Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học; (3). Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; (4). Tăng cường vốn đầu tư và sự quan tâm của xã hội đối với GDCN thông qua xã hội hóa giáo dục.

Tiếp sau Đại hội lần thứ VIII của Đảng, Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 2 (khoá VIII- 12/1996) đã ra Nghị quyết về “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục -đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000”, nêu ra 6 quan điểm chỉ đạo về GDĐT: Một là, giữ vững mục tiêu XHCN trong giáo dục; hai là, thực sự coi GDĐT quốc sách hàng đầu; ba là, GDĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân; bốn là, phát triển GDĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, những tiến bộ khoa học – công nghệ; năm là, thực hiện công bằng xã hội

trong giáo dục; sáu là, giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập, đi đôi với đa dạng hoá các loại hình GDĐT. Đây những định hướng quan trọng, cơ bản cho sự phát triển của GDĐT nói chung, các phân hệ khác của GDĐT nói riêng. Sáu quan điểm lớn của Đảng về GDĐT cho thấy nhận thức sâu sắc của Đảng về vai trò của GDĐT, quyết tâm đẩy mạnh phát triển GDĐT, xây dựng một nền GDĐT tiên tiến, hiện đại cho mọi người dân, thông qua huy động mọi nguồn lực và sự quan tâm của xã hội cho GDĐT.

Hội nghị Trung ương 2 cũng yêu cầu: Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị -xã hội và toàn dân phải tập giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm, tạo nên sự phát triển ổn định với một chất lượng được cải thiện cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; đồng thời, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhân dân, nhất là thanh niên.

Về GDCN, Hội nghị Trung ương 2 xác định những nội dung cơ bản sau: (1). Để đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động, không ngừng phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH, năm 2000 được coi là một dấu mốc thời gian quan trọng đối với GDCN. Do vậy, mục tiêu cụ thể đến nǎm 2000 được xác định là: Tǎng quy mô học nghề bằng mọi hình thức để đạt 22% - 25% đội ngũ lao động được qua đào tạo. Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát chương trình kinh tế - xã hội của từng vùng, phục vụ cho sự chuyển đổi lao động, cho CNH, HĐH nông thôn và nông nghiệp. Tǎng cường đầu tư, củng cố và phát triển các trường dạy nghề, xây dựng trường trọng điểm.

Trong mục tiêu cụ thể đến nǎm 2000, có thể thấy nổi lên hai vấn đề lớn: Thứ nhất, đào tạo của GDCN phải gắn kết chặt chẽ với kế hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của từng vùng miền nói riêng; thứ hai, mở rộng mạng lưới dạy nghề đi đôi với xây dựng trường trọng

thể hiện tính phát triển liên quan đến đặc điểm tình hình và yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

(2). Một nội dung quan trọng, mang tính động lực cho GDCN phát triển là vấn đề đầu tư đã được quan tâm đặc biệt trên định hướng lớn là tǎng cường các nguồn lực cho GDCN, song phải hết sức chú ý đến những yêu cầu cơ bản như tǎng dần tỷ trọng chi ngân sách đi đôi với tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách như học phí; đóng góp phí đào tạo từ các cơ sở sử dụng lao động, huy động một phần lao động công ích để xây dựng trường sở; khuyến khích các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội xây dựng quỹ khuyến học, lập quỹ giáo dục quốc gia; phát hành xổ số kiến thiết để xây dựng trường học.

Ngoài những chủ trương tăng cường nguồn lực cho GDCN một cách trực tiếp, Đảng cũng đưa ra những chủ trương khác không kém phần hiệu quả: Cho phép các trường dạy nghề, THCN lập cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học đúng với ngành nghề đào tạo; các ngân hàng lập quỹ tín dụng đào tạo cho con em các gia đình có thu nhập thấp, trước hết ở nông thôn và các vùng khó khǎn, cho vay với lãi xuất ưu đãi, để có điều kiện học tập ở các trường học chuyên nghiệp, dạy nghề. Đây là những hướng đi mang lại hiệu quả về lâu, về dài và có tác dụng nhiều chiều, không chỉ mang lại nguồn vốn cho GDCN, mà còn gắn GDCN với thực tiễn, học đi đôi với hành và tăng nhanh số lượng đầu vào cho GDCN – điều vốn được coi là một trong những khó khăn to lớn trong tuyển sinh của các trường trung cấp và trường nghề.

Nhìn chung, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đầu tư cho đổi mới, phát triển GDCN, coi đầu tư cho GDCN là đầu tư bền vững, đầu tư cho phát triển, Đảng đã đưa ra chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, tranh thủ mọi nguồn vốn có thể, nhằm làm gia tăng, làm giàu lên số vốn huy động cho GDCN. Đây có thể coi như một chủ trương quan trọng hàng đầu để tạo sức bật cho GDCN, tạo những điều kiện cần thiết, tối ưu cho GDCN hoàn

thành những mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, hình thức huy động vốn đa dạng, tranh thủ những tầng lớp xã hội khác nhau, những tổ chức xã hội, đoàn thể khác nhau cũng là cách thức tăng cường sự chú ý, quan tâm của xã hội đối với GDCN, thúc đẩy GDCN phát triển.

(3). Tiếp tục phát triển các trường dân lập ở tất cả các bậc học, trong đó có GDCN. Từng bước phát triển vững chắc các trường lớp tư thục THCN, dạy nghề. Nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn và quản lý thống nhất chương trình, nội dung chất lượng giảng dạy và học tập ở các trường dân lập và tư thục. Hiệu trưởng và giáo viên của các trường này đều do nhà nước đào tạo, cấp bằng. Ở các trường dân lập, tư thục, lập các tổ chức đảng và đoàn thể như trường dân lập, tư thục do nhà nước quy định.

(4). Để thúc đẩy GDCN phát triển, cần chú ý đến giáo dục ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn: Xoá "điểm trắng" về giáo dục ở bản, ấp, mở thêm các trường dân tộc nội trú và bán trú cụm xã, các huyện, tạo nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học.

Bên cạnh đó, vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy học được tiếp tục quan tâm, bởi giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức tài. Do đó phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên.

Đi kèm với phát triển đội ngũ giáo viên cả về lượng và chất, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục là những vấn đề không thể thiếu để nâng cao chất lượng của GDCN.

Như vậy, mang tính chuyên sâu, tập trung bàn về GDĐT và các phân hệ của GDĐT, Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) thực sự đã đem lại luồng gió mới cho GDĐT nói chung, GDCN nói riêng, khi bước vào thời kỳ mới với yêu cầu, đòi hỏi mới và trách nhiệm nặng nề hơn. Đối với GDCN, những nội dung của Nghị quyết Trung ương 2 không chỉ thể hiện tính nhất quán với

tinh thần trong Nghị quyết các kỳ Đại hội và Hội nghị Trung ương trước, mà đã có sự cụ thể hóa trên nhiều vấn đề và có những bước phát triển quan trọng. Đó cũng chính là cơ sở, là nền tảng vững chắc, dựa trên đó, GDCN nước ta tiếp tục phát triển và đi vào hội nhập.

Bước sang thế kỷ XXI, nước ta đứng trước nhiều cơ hội mới, song cũng phải đương đầu với những thách thức mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Đại hội đại biểu lần thứ IX (2001) của Đảng được tổ chức.

Khẳng định mục tiêu tổng quát trong những năm tới là: ―Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá‖ [19, tr. 638], Đại hội chỉ rõ rằng, ―con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt‖ [19, tr. 639]. Để đạt những mục tiêu nêu trên và từ thực tiễn 15 đổi mới GDĐT, Đại hội IX một lần nữa khẳng định lại quan điểm: ―Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững‖ [19, tr. 654]. Tuy nhiên, Đại hội cũng nhận thức sâu sắc rằng, giáo dục nước ta cũng tồn tại nhiều yếu kém, đó là: Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu. Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, sách giáo khoa, thi cử, cơ cấu đào tạo, trình độ quản lý có nhiều thiếu sót; trong giáo dục và đào tạo có những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại. Đào tạo chưa gắn với sử dụng gây lãng phí. Chi phí học tập cao so với khả năng thu nhập của dân, nhất là của người nghèo. Giáo dục và đào tạo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Trên cơ sở đánh giá thực chất của GDĐT, Đại hội IX đặt ra yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá". Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập". Thực hiện phương châm "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội".

Đối với GDCN, Đại hội chỉ ra một số vấn đề quan trọng:

(1). Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương. Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung, học từ xa, học qua máy tính.

(2). Tăng ngân sách nhà nước cho GDCN theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội. Khuyến khích phát triển hệ thống các trường, lớp dạy nghề dân lập và tư thục..

(3). Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Cải tiến việc học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường THCN và dạy nghề

(4). Thực hiện công bằng xã hội trong GDCN, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập. Tăng ngân sách Nhà nước cho việc cử người đi đào tạo ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến.

Cùng với những chủ trương nêu trên, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bổ sung thêm: Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề...; chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân.

Một cách tổng quát, trong những năm 1996-2006, qua các kỳ Đại hội và Hội nghị Trung ương, Đảng đã tập trung làm rõ nội dung và đưa ra những định hướng lớn cho các mặt cụ thể của GDCN như sau:

Nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Đổi mới chương trình đào tạo THCN và dạy nghề theo hướng thiết thực, loại bỏ những nội dung lạc hậu, cập nhật những nội dung hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tiến kịp với những trường trong khu vực và trên thế giới; phải làm cho những điều người học được học trong nhà trường gắn với nghề nghiệp và cuộc sống tương lai của họ. Chú trọng trang bị và nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên. Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Đổi mới và tổ chức thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử. Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, máy tính nối mạng Internet, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện, ký túc xá...).

Các kiến thức, kỹ năng đào tạo trong các trường của hệ thống GDCN phải phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của xã hội, yêu cầu phát triển kinh tế - xã

hội, làm cho người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội rộng mở tìm kiếm việc làm và đáp ứng yêu cầu công việc, không phải qua đào tạo lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)