Đảng chỉ đạo thực hiện đổi mới giáo dục chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 51 - 65)

8. Kết cấu lớn của luận văn

1.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC CHUYÊN

1.2.3. Đảng chỉ đạo thực hiện đổi mới giáo dục chuyên nghiệp

Đổi mới trung học chuyên nghiệp

Thực hiện những định hướng lớn, những chủ trương của Đảng về đổi mới GDCN, trong khoảng thời gian từ cuối năm 1985 đến giữa năm 1986, các THCN phía Bắc và phía Nam lần lượt tổ chức Hội nghị đánh giá, tổng kết công tác và đề ra phương hướng phát triển. Tại Hội nghị, nhiều ý kiến đánh giá rất cao về việc các trường THCN đã khắc phục những khó khăn trong giai đoạn

trước, thực hiện sáng tạo nguyên lý giáo dục của Đảng. Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên, tạo ra của cải vật chất cho xã hội nói chung và mỗi trường nói riêng.

Sau Hội nghị, 4 trường THCN là Trường Trung học nông nghiệp TW I Hà Bắc, Lâm nghiệp TW Quảng Ninh, Kỹ thuật công nghiệp nhẹ Nam Định và Cơ khí luyện kim Bắc Thái được chọn thí điểm xây dựng tổ hợp ―đào tạo - khoa học - sản xuất‖. Các trường này xác định lại chức năng, nhiệm vụ của mình, từng bước chuyển từ hoạt động đơn chức năng sang hoạt động đa chức năng.

Tuy nhiên, bước sang năm học 1985-1986, giáo dục THCN tiếp tục bước vào khủng hoảng. Học sinh được đào tạo ra không được sử dụng, hoặc không được bố trí đúng trình độ và mục tiêu đào tạo. Học sinh trong trường cũng không có động lực để phấn đấu. Do việc thu hẹp quy mô đào tạo, số lượng giáo viên thiếu việc làm lại tăng lên. Nhiều trường đã bị giải thể, hoặc sáp nhập lại, không được đầu tư thêm trang thiết bị…

Nguyên nhân chính là do mâu thuẫn giữa đào tạo với sử dụng, sản phẩm đào tạo ra không thích hợp với thực tế đã thay đổi. Cán bộ THCN được đào tạo vẫn theo mục tiêu cũ, chưa kịp chuyển biến, đổi mới để phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường.

Đứng trước nguy cơ giáo dục THCN bị thu hẹp, Đảng, Nhà nước đã kịp thời đề ra Ba chương trình hành động để tháo gỡ tình hình:

- Chương trình I: Các ngành, các địa phương, các trường cần nghiên cứu cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, cơ cấu ngành học, nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu cán bộ cho nền kinh tế đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình, đa cấp hóa đào tạo trong các trường. Đồng thời, để khắc phục bất hợp lý và để tập trung đầu tư, phải sắp xếp lại mạng lưới trường THCN.

- Chương trình II: Với nội dung cơ bản là khai thác đầu tư cho duy trì và phát triển đào tạo bằng nhiều nguồn, từ trong nhân dân, mở rộng chỉ tiêu đào tạo. Ngoài hệ A có đầu tư của Nhà nước theo định suất, mở thêm hệ B do người học hoặc nơi cử người đi học đóng học phí theo thỏa thuận. Nguồn tài trợ quốc tế, Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ là rất quan trọng. Các trường được phép tìm đối tác và tạo mối quan hệ liên kết. Bên cạnh đó, xây dựng trường bằng nguồn vốn tự có của mỗi trường thông qua lao động sản xuất và thực nghiệm nghiên cứu khoa học theo ngành nghề đào tạo.

- Chương trình III: Xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên THCN. Đây chính là lực lượng quyết định đào tạo.

Thực hiện Ba chương trình hành động của ngành, các trường THCN không chỉ duy trì, khắc phục được tình trạng đi xuống và có sự phát triển. Chất lượng đào tạo đáp ứng tốt hơn yêu cầu mới. Các trường đã tăng cường đào tạo bằng nguồn vốn tự đào tạo có kết quả xấp xỉ nguồn đầu tư nhà nước. Nhờ đó, đời sống giáo viên được cải thiện, có thêm nguồn kinh phí cấp cho giáo viên đi học tập, bồi dưỡng để hoàn thiện trình độ, đáp ứng được quy định chức danh tiêu chuẩn. Ngoài ra, nguồn vốn tự đầu tư đã góp phần xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Hội nghị tổng kết Ba chương trình hành động

(tháng 3-1991) đã khẳng định: Nhờ có ba chương trình mà trường THCN trên toàn quốc tồn tại và phát triển được.

Ngoài ba chương trình nói trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra thêm hai chương trình nữa cho hệ thống GDĐH, THCN và dạy nghề:

- Chương trình IV: Đổi mới tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm tổ chức gọn nhẹ, có hiệu lực, tăng cường phân cấp cho cơ sở.

- Chương trình V: Đào tạo nhân tài cho đất nước. Giáo dục THCN và dạy nghề phải tạo ra nguồn cán bộ, kỹ thuật viên giỏi, công nhân lành nghề, những nghệ nhân tài giỏi cho đất nước.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng tổ hợp ―đào tạo - khoa học - sản xuất‖ được tổ chức đánh giá, tổng kết thông qua Hội nghị họp vào tháng 2-1989. Hội nghị tổng kết chương trình đã khẳng định chủ trương xây dựng nhà trường theo mô hình tổ hợp là đúng đắn và có thể làm được. Thực tế cho thấy thực hiện triển khai 3 chức năng đồng thời (đào tạo - khoa học - sản xuất) đã làm cho nhà trường mạnh lên về mọi mặt trên cơ sở kết quả của các trường thí điểm. Nhìn chung, các trường THCN được xác định là hoạt động đa chức năng, xây dựng tổ hợp ―đào tạo – khoa học – sản xuất‖ đã phát huy tác dụng một cách tích cực.

Với những biện pháp, giải pháp lớn của Đảng, Nhà nước, các cấp đã vào cuộc để chấn chỉnh lại hệ THCN. Sau khi thực hiện năm chương trình hành động cụ thể, đã từng bước ngăn chặn được sự khủng hoảng giai đoạn trước đó. Biểu hiện rõ nhất là giữ ổn định về quy mô (năm học 1987 - 1988 có 269 trường với 119.783 học sinh, đến năm học 1995 - 1996, trên cả nước có 253 trường THCN với 240.734 học sinh [9, tr. 223, 247]); đã từng bước giải quyết được mâu thuẫn giữa đào tạo và sử dụng, học sinh ra trường đã được chú ý đến sử dụng đúng ngành được đào tạo. Từ việc giải quyết được vấn đề việc làm cho học sinh sau khi ra trường và chú ý hơn khâu định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đã phần nào tạo động lực tốt hơn cho học sinh trong các trường THCN phấn đấu. Các trường đã được quan tâm, chú ý đầu tư hơn về trang thiết bị để đáp ứng vai trò hoạt động đa chức năng, tổ hợp giữa đào tạo - khoa học - sản xuất. Để tháo gỡ những vướng mắc của hệ THCN, đáp ứng yêu cầu của xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự chỉ đạo cụ thể để đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo. Nhờ đó, tay nghề của lao động được đào tạo ở trình độ THCN được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu lao động cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Nhìn chung lại, cùng với các chương trình hành động và các biện pháp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra

nhằm đổi mới THCN, sau 10 năm đổi mới (1986 – 1996), giáo dục THCN đã có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội bằng việc cung cấp một đội ngũ cán bộ đông đảo cán bộ THCN kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội hoạt động ở mọi lĩnh vực, trên mọi miền đất nước. Qua nhiều bước thăng trầm, giáo dục THCN cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình phát triển ở những giai đoạn tiếp theo.

Như vậy, đứng trước những thách thức to lớn đối với GDCN, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra năm chương trình hành động liên quan tới cải tiến nội dung, chương trình đào tạo, đa dạng hoá các loại hình và đa cấp hoá đào tạo các trường, sắp xếp lại mạng lưới các trường, khai thác đầu tư cho duy trì và phát triển đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo, đổi mới tổ chức quản lý… đồng thời, đưa ra mô hình tổ chức tổ hợp cho các trường THCN. Vì thế, mặc dù phải đối diện với những thử thách gay gắt, nhưng các trường THCN trên toàn quốc vẫn thực hiện tốt nội dung năm chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra, đứng vững và có những bước phát triển. Do yêu cầu của thực tiễn, bên cạnh một số trường sáp nhập lại, có một số trường THCN mới ra đời.

Mặc dù đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng và đạt được những kết quả nhất định, song hệ THCN vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới. Đó là sự mất cân đối giữa quy mô và chất lượng, vấn đề tuyển sinh hàng năm, vấn đề việc làm cho học sinh sau khi ra trường, vấn đề thực hiện tốt khâu hướng nghiệp cho học sinh, vấn đề nhận thức đúng hơn vị trí của giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Đổi mới đào tạo nghề

Đầu năm 1987, Tổng cục dạy nghề sáp nhập với Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Đến năm 1990, Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề lại sáp nhập với bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và chỉ đạo thống nhất toàn bộ công tác giáo dục và đào tạo trên cả nước.

Cùng với sự đổi mới của ngành GDĐT, đào tạo nghề cũng tiến hành đổi mới một cách tích cực, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân, nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ cho các thành phần kinh tế bằng Ba chương trình hành động:

- Chương trình I: Đổi mới cơ cấu hệ thống, mục tiêu, nội dung và hình thức đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô để không ngừng thỏa mãn nhu cầu người học, cũng như yêu cầu của người sử dụng.

- Chương trình II: Quán triệt nguyên lý giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện điều kiện làm việc, học tập của thầy trò, nâng cao đạo đức, ý thức nghề nghiệp.

- Chương trình III: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ này theo hướng chuẩn hóa.

Tiếp tục đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ tư của Đảng, từ năm 1986-1996, đào tạo nghề đã thực hiện một cách tích cực Ba chương trình hành động nói trên của ngành, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Với việc thực hiện Ba chương trình hành động, đào tạo nghề giai đoạn 1986 – 1996 đã có những chuyển biến đáng kể cả về lượng và chất.

Trên cơ sở thực hiện Ba chương trình hành động, đào tạo nghề đã từng bước đáp ứng nhu cầu của công cuộc xây dựng đất nước. Về đổi mới cơ cấu, đào tạo nghề đã tiến một bước quan trọng: Một mặt, cùng với giáo dục THCN tạo thành hệ GDCN, đào tạo nghề và THCN là hai bộ phận của GDCN, trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình đào tạo 2 giai đoạn (giai đoạn đào tạo công nhân kỹ thuật và giai đoạn đào tạo kỹ thuật viên trung học), Việc tổ chức quá trình đào tạo hai giai đoạn đã làm cho tính chất đa dạng hoá mục tiêu đào tạo của trường THCN và trường DN ngày càng được phát huy và trở nên thiết thực hơn; mặt khác, đã cùng với trung học chuyên ban, THCS và

THCN tạo thành bậc trung học mới. Ngoài ra, ở một số địa phương đã hình thành các trung tâm dạy nghề được coi như loại hình đào tạo nghề ngắn hạn trong bộ phận giáo dục thường xuyên. Loại hình đào tạo ngắn hạn ra đời đã làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Các trường, lớp dạy nghề, nhất là dạy nghề ngắn hạn, phát triển khá mạnh, góp phần tích cực vào việc giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên. Đây được coi là một nét mới thành công trong đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Nhiều trung tâm dạy nghề xuất hiện tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc đảm bảo chất lượng tay nghề, đồng thời, người học cũng có nhiều lựa chọn ngành nghề cũng như địa chỉ học nghề phù hợp. Và trên thực tế, số trường nghề có giảm (do nhiều trường sáp nhập lại) nhưng quy mô đào tạo nghề vẫn tăng (năm học 1985- 1986, là 298 trường với 113.016 học sinh; năm học 1995-1996, là 176 trường với 149.340 học sinh) [9, tr. 217]. Ngành dạy nghề đã trở thành một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm các trường dạy nghề chính quy và các trung tâm dạy nghề ngắn hạn, góp phần phổ cập nghề cho hàng triệu thanh niên

Bên cạnh đó, mục tiêu, nội dung và hình thức đào tạo nghề cũng được chú trọng theo hướng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, không ngừng thỏa mãn nhu cầu người học cũng như yêu cầu của người sử dụng lao động. Với mục tiêu là đào tạo người lao động có trình độ tay nghề vững vàng, nên nội dung và hình thức đào tạo cũng được điều chỉnh cho phù hợp.

Nhằm xây dựng bậc trung học mới, đào tạo nghề đã và đang tổ chức biên soạn nhiều bộ môn kỹ năng hành nghề để vừa có thể dạy nghề cho học sinh phổ thông, vừa có thể đào tạo ban đầu cho học sinh học nghề hoặc bồi dưỡng nâng cao. Việc xây dựng những bộ môn kỹ năng hành nghề cũng như những nghiên cứu bước đầu về đào tạo năng lực thực hiện sẽ mở ra cho đào tạo nghề nhiều khả năng thích ứng với thị trường, tạo ra nhiều hình thức đào tạo nghề linh hoạt và có hiệu quả.

Đào tạo nghề và THCN là hai bộ phận của GDCN trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình đào tạo hai giai đoạn: Giai đoạn đào tạo công nhân kỹ thuật và giai đoạn đào tạo kỹ thuật viên trung học. Việc tổ chức quá trình đào tạo hai giai đoạn đã làm cho tính chất đa dạng hóa mục tiêu đào tạo của trường THCN và trường dạy nghề ngày càng được phát huy và trở nên thiết thực hơn.

Một trong những vấn đề được đề ra trong chương trình hành động đối với đào tạo nghề là phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề,

từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ này theo hướng chuẩn hóa. Việc học tập nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn đã được đặt ra trong toàn ngành giáo dục. Tuy nhiên, đối với đào tạo nghề, chất lượng đội ngũ giáo viên được chú ý hơn, nhất là thông qua hình thức mời các chuyên gia giỏi tham gia vào giảng dạy, đặc biệt là vấn đề thực hành nghề trên các dây truyền công nghệ hiện đại ở các công ty, xí nghiệp, bởi hầu hết các trường dạy nghề còn rất hạn chế về trang thiết bị thực hành.

Ba chương trình hành động cũng đòi hỏi đào tạo nghề phải quán triệt nguyên lý giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện điều kiện làm việc, học tập của thầy trò, nâng cao đạo đức, ý thức nghề nghiệp. Ba chương trình hành động được triển khai đã làm xuất hiện các hình thức đào tạo nghề rất đa dạng, nhiều trung tâm dạy nghề do các đơn vị sản xuất thành lập, đồng thời mối liên hệ giữa các trường nghề với các cơ sở sản xuất được chú ý hơn để đảm bảo môi trường thực hành, cũng như giải quyết việc làm cho học sinh sau khi ra trường. Đó cũng là một cách thức quan trọng để các trường nghề thu hút người học.

Có được những bước trưởng thành, phát triển của đào tạo nghề như giai đoạn này (1986 - 1996), trước hết là nhờ có những chủ trương và những biện pháp phù hợp, kịp thời của Đảng và Nhà nước. Ở những thời điểm quan

trọng, bậc đào tạo nghề đã nhận được những nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ và phương hướng cho những bước đi cụ thể của ngành. Cùng với sự tự lực, tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 51 - 65)