Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 108 - 132)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

3.2.1. Nhận thức đúng về vai trò, xác định đúng vị trí của giáo dục chuyên nghiệp, để đề ra những chủ trương đối với giáo dục chuyên nghiệp phù hợp, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển

Trong hệ thống GDĐT, GDCN có một vị trí quan trọng, bởi vì nguồn nhân lực lành nghề do GDCN đào tạo ra quyết định một phần quan trọng năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, ngay từ khi xây dựng nền giáo dục nước nhà, Đảng đã coi GDCN là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống giáo dục, quan tâm xây dựng, phát triển GDCN, vì thế, GDCN đã có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Bước vào công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986, với yêu cầu tập trung mọi nguồn lực, nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm - chuyển nền kinh tế từ tập trung

quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong lực lượng lao động xã hội, cũng như trong tổng sản phẩm xã hội, tạo cơ hội nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo khả năng hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá đang trở thành yêu cầu cấp bách. Trước tình hình mới, yêu cầu mới, Đảng đã nhìn nhận lại vai trò của GDCN, nhấn mạnh sự cần thiết mở rộng và củng cố các trường, lớp dạy nghề, để đào tạo, bồi dưỡng công nhân lành nghề, phát triển các trung tâm dạy nghề rộng rãi cho thanh niên và nhân dân lao động; đào tạo phải sát với nhu cầu lao động sản xuất và nhu cầu phát triển kinh tế, khắc phục một trong những nhược điểm của nguồn nhân lực Việt Nam là ―thừa thầy, thiếu thợ‖. Nhờ có nhận thức đúng đắn đó, GDCN nước ta đã có bước phát triển, hình thành các trường THCN hoạt động đa chức năng, xây dựng tổ hợp ―đào tạo – khoa học – sản xuất‖. Trên thực tế, mô hình này đã thể hiện tác dụng. Bên cạnh đó, đào tạo nghề cũng tiến hành đổi mới một cách tích cực, tạo ra những chuyển biến tốt trong sự đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân, nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ cho các thành phần kinh tế. Tựu chung lại, GDCN đã bước đầu giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực nghề, đặc biệt là về số lượng.

Sang năm 1996, sau 10 đổi mới, đất nước bước sang giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH. Quá trình CNH, HĐH ở nước ta được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sản xuất hàng hoá phát triển làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập các ngành nghề tăng lên; mặt khác, cũng làm thay đổi quan niệm về giá trị, ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề, động cơ học tập… Lúc này, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đất nước là một mục tiêu rất quan trọng đối với GDCN. Do vậy, trong các chủ trương phát triển GDCN của Đảng thời kỳ này thể hiện rõ sự quan

tâm nhiều hơn, mức độ cao hơn đối với GDCN. Với phương hướng trong những năm 1996-2006 là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, tạo điều kiện cho nhân dân lao động, đặc biệt là thanh niên có việc làm, Đảng chủ trương coi trọng cả ba mặt của GDCN: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả bằng nhiều hình thức đa dạng, bảo đảm cho mọi người được đào tạo, nhất là người nghèo và con em các gia đình thuộc diện chính sách. Nhằm đảm bảo mục tiêu đó, các chủ trương về GDCN chỉ ra sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu đào tạo một cách hợp lý, kiện toàn và phát triển mạnh các cơ sở đào tạo nghề, nhằm đạt sự cân bằng giữa đào tạo và sử dụng lao động; đặc biệt bảo đảm nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn và các chương trình kinh tế – xã hội trọng điểm. Những chủ trương kịp thời, phù hợp với điều kiện, tình hình và yêu cầu thực tiễn của Đảng một mặt phản ánh Đảng ngày càng có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của GDCN trong hệ thống giáo dục quốc dân; mặt khác, tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển của GDCN. Giáo dục nghề nghiệp đã phục hồi sau nhiều năm suy giảm. Năm 2003, quy mô tuyển sinh ngắn hạn và dài hạn đã tăng gấp 2 lần; tuyển sinh THCN tăng 1,67 lần so với năm 1998, đưa tổng số học sinh ở bậc giáo dục nghề nghiệp lên 1,5 triệu [39, tr. 135].

Giáo dục nghề nghiệp đã xây dựng được hệ thống kiến thức, kỹ năng được đánh giá tốt, tương đương với trình độ trong khu vực. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao (96%) và tỷ lệ tìm được việc làm tương đối cao (80%). Nhìn chung, trình độ đào tạo chuyên môn của các học viên GDCN đã đáp ứng được yêu cầu của công việc với trình độ sản xuất – dịch vụ ở nước ta.

Với quan niệm giáo dục là một thể thống nhất, Đảng đã đề ra chủ trương hướng nghiệp, phân luồng học sinh, nhằm tạo nguồn đầu vào cho GDCN, khắc phục tình trạng đổ xô vào các trường đại học không phù hợp với điều kiện và khả năng. Ngoài ra, việc thực hiện liên thông và liên kết chặt

chẽ giữa bậc THCN và bậc đại học ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một trong những yếu tố kích thích lượng đầu vào các trường thuộc hệ thống GDCN tăng nhanh, giải quyết phần nào bài toán tuyển sinh cho các trường nghề và trường trung cấp.

Trong những năm 1996-2006, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo là một trong những chủ trương lớn của Đảng đối với GDCN; nhờ đó, người học có sự lựa chọn lớn hơn trong các cơ hội nghề nghiệp; đồng thời, có khả năng tìm việc làm cao hơn. Không chỉ có vậy, thời kỳ này, Đảng đặt vấn đề huy động mọi nguồn lực cho phát triển GDCN, tăng ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Công tác xã hội hóa GDCN được đẩy mạnh, từ đó huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển GDCN; đồng thời, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục, huy động được nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư cho GDCN. Các trường, các cơ sở đào tạo của GDCN đã chú ý phát triển các doanh nghiệp của mình, sử dụng nguồn lao động sẵn có để sản xuất, tạo ra thu nhập; đồng thời là cơ sở thực hành thuận lợi, có hiệu quả, giảm bớt chi phí đào tạo. Những chủ trương này của Đảng đã tạo ra sự thay đổi trong diện mạo của GDCN, góp phần đắc lực để GDCN hoàn thành sứ mệnh đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một cách tổng quát, để thúc đẩy sự phát triển của GDCN, đáp ứng yêu cầu phát triển của công cuộc Đổi mới, của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vấn đề xác định đúng đắn vị trí của GDCN trong hệ thống giáo dục, nhận thức đúng vai trò của GDCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là một trong những vấn đề trung tâm, căn bản trong toàn bộ nhận thức về GDCN; đồng thời, cần dựa trên nhận thức đó, để đưa ra những chủ trương sát hợp thực tiễn, sát hợp với yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể. Đó chính là một trong

những động lực quan trọng cho GDCN Việt Nam vươn tới tầm khu vực, thế giới và cũng là một kinh nghiệm quan trọng được đúc rút, có thể áp dụng ở giai đoạn hiện tại.

3.2.2. Chủ trương đối với giáo dục chuyên nghiệp vừa phải tính đến sự đồng bộ trong đổi mới, phát triển, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng giai đoạn

Trong đổi mới, phát triển GDCN, tính đồng bộ trong đổi mới, phát triển các lĩnh vực cấu thành của GDCN là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của toàn bộ quá trình, bởi là những bộ phận cấu thành nên GDCN, tuy mỗi lĩnh vực có vai trò khác nhau, song đều vận hành thống nhất trong một hệ thống, vì thế, chúng có mối liên hệ ràng buộc, chi phối, quy định lẫn nhau. Do vậy, một trong những đặc điểm nổi bật trong trong quá trình đổi mới, phát triển GDCN là Đảng và Nhà nước đã rất chú ý đến đổi mới, phát triển đồng bộ các lĩnh vực của GDCN.

Ngay từ Đại hội VI của Đảng (1986), khi đặt vấn đề đổi mới GDĐT, Đại hội đã chỉ rõ đối với GDCN, vấn đề mở rộng hệ thống trường lớp được coi là một trong những đổi mới đầu tiên, quan trọng, nhằm tạo điều kiện cho GDCN tăng nhanh số lượng đào tạo. Nhưng nếu chỉ chú trọng số lượng, mà bỏ qua chất lượng thì chắc chắn dẫn đến tình trạng đi xuống của GDCN. Do vậy, nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung, giáo trình… cũng đồng thời được đặt ra. Hàng loạt các giải pháp nâng cao chất lượng luôn được tìm tòi và thực hiện: Chú ý đầu tư ngân sách, có những chính sách cụ thể để khuyến khích, thúc đẩy phát triển GDCN như chính sách khuyến khích học nghề cho nông thôn, miền núi, chính sách đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên nghề, tăng cường đầu tư cho GDCN… Bởi thực tiễn cho thấy, sau khi thực hiện hàng loạt chương trình hành động của Đảng và Bộ Giáo dục và Đào tạo, đà giảm sút về

quy mô của GDCN đã được ngăn chặn, song, vấn đề chất lượng lại được đặt ra một cách cấp bách, khi lao động ra trường không có việc làm do trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng đó, các Nghị quyết của Đảng, nhất là những Nghị quyết chuyên sâu về giáo dục đều nhấn mạnh đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung, phương pháp GDCN, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thực hiện ―nguyên lý học đi đôi với hành‖. Nhờ những biện pháp đó, GDCN từng bước khắc phục được những hạn chế, có chuyển biến nhất định, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Như vậy, thời kỳ đầu (1986-1996), thực hiện mục tiêu nhanh chóng đổi mới GDCN, nhanh chóng làm cho GDCN tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, các chủ trương của Đảng đối với GDCN đã chú ý đến tính đồng bộ trong đổi mới, coi đó như một đảm bảo quan trọng cho thành công của đổi mới GDCN. Quá trình đổi mới, nội dung đổi mới được thực hiện trong tất cả các khâu, các lĩnh vực của GDCN.

Tuy nhiên, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, các vấn đề cần giải quyết trong bản thân GDCN khá bộn bề, nếu không xác định những khâu trọng tâm là điểm đột phá, thì rất khó thực hiện được mục tiêu đổi mới GDCN. Do vậy, trong những năm 1986-1996, một mặt, đảm bảo tính đồng bộ, song mặt khác, Đảng đã chọn một số lĩnh vực quan trọng để tập trung đổi mới, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giai đoạn. Đó là tập trung mở rộng quy mô GDCN đi đôi đa dạng hóa các loại hình trường lớp; đồng thời, đẩy mạnh xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên - coi đó là khâu quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo. Như vậy, với sự lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm, các chủ trương đổi mới GDCN của Đảng đã đưa lại hiệu quả, giải quyết được vấn đề phát triển số lượng nguồn nhân lực, song không hoàn toàn bỏ qua chất lượng, để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, góp phần đưa đất nước nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Trong những năm 1996-2006, trên cơ sở mạng lưới trường lớp được mở rộng, đội ngũ giáo viên được củng cố, Đảng tiếp tục chú ý phát triển mạnh mẽ GDCN. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư cơ sở vật chất; tiếp tục mở rộng mạng lưới trường lớp ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới chương trình, giáo trình…, coi đây là những nội dung cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, có những chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển, Đảng đã chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa GDCN, tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GDCN; đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao một bước chất lượng đào tạo, coi đây là những khâu then chốt, trọng điểm. Không xem nhẹ vấn đề quy mô, nội dung, phương pháp giảng dạy, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên… song, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và trong bối cảnh của cách mạng khoa học – công nghệ, của hội nhập kinh tế, Đảng đã chủ trương đa dạng hóa các ngành nghề đạo tạo; đào tạo phải đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội là yêu cầu trọng tâm đối với GDCN, coi đó là đòn bẩy cho sự phát triển của GDCN. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt mục tiêu phát triển các khâu, các lĩnh vực trọng điểm, chủ trương xã hội hóa GDCN được đặt ra cấp thiết như một yếu tố bổ trợ quan trọng, tạo ra tiền đề hoàn thành mục tiêu phát triển cơ bản.

Một cách tổng quát, xuyên suốt các chủ trương của Đảng về đổi mới, phát triển GDCN, tính đồng bộ và vấn đề trọng tâm, trọng điểm được giải quyết khá hài hòa, trở thành yếu tố thúc đẩy sự đổi mới, phát triển của GDCN nước ta những năm 1986-2006. Đây là một kinh nghiệm quan trọng mà chúng ta cần tiếp tục phân tích, áp dụng trong giai đoạn hiện nay.

3.2.3. Trong toàn bộ hoạt động đổi mới, phát triển giáo dục chuyên nghiệp, cần tập trung sự chỉ đạo để tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cơ chế quản lý và đội ngũ giáo viên

Cơ chế quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên là những khâu then chốt, quan trọng nhất quyết định chất lượng giáo dục, sự vận hành hiệu quả nền giáo dục. Do vậy, chỉ đạo đổi mới, phát triển GDCN, cần tập trung sự nỗ lực cao độ để đổi mới, tạo những những biến chuyển về chất trong hai khâu quan trọng này. Đây là một vấn đề mang tính nguyên tắc, đồng thời cũng là nhiệm vụ khó khăn đặt ra trong chỉ đạo phát triển GDCN.

Đối với hàng loạt các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có cơ chế quản lý được coi là tương đối hoàn bị, thì việc đổi mới cơ chế quản lý giáo dục luôn là mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Xu hướng chung trong cải cách cơ chế quản lý giáo dục là sự dịch chuyển từ toàn quyền quản lý của các bộ, ngành Trung ương sang cho cơ sở đào tạo, nhằm phát huy sự sáng tạo, tự chủ của cơ sở đào tạo và huy động ở mức cao nhất các nguồn đầu tư tại chỗ.

Ở nước ta, những năm qua, cơ chế quản lý GDCN tuy đã có những biến chuyển nhất định, song vẫn còn chậm đổi mới, bộ máy còn nặng nề, kém hiệu quả, do vậy, gây cản trở, khó khăn cho việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác quản lý GDCN vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ. Một số văn bản, pháp quy về GDCN chưa được ban hành kịp thời, hệ thống văn bản còn thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho việc thực hiện. Việc đôn đốc, theo dõi đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ, ngành, địa phương chậm được thể chế hoá một cách cụ thể. Một số vấn đề bức xúc, tiêu cực trong GDCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 108 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)