Đảng chỉ đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 79 - 97)

8. Kết cấu lớn của luận văn

2.2. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP DƢỚI SỰ

2.2.2. Đảng chỉ đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp

Thực hiện những chủ trương cơ bản về phát triển GDCN, dưới sự chỉ đạo của Đảng, để tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước về giáo dục, ngày 2-12-1998, Quốc hội khoá X (kỳ họp thứ 4) đã thông qua Luật Giáo dục

(số 11-1998/QH 10), bao gồm 9 chương, 110 điều quy định về tổ chức và hoạt động của giáo dục. Luật Giáo dục năm 1998, thể chế hóa chủ trương của Đảng và đưa vào thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình thực hiện Luật Giáo dục, Nhà nước đã có sự bổ sung, sửa đổi vào năm 2005. Nhìn chung, Luật Giáo dục khẳng định rõ những quan điểm chỉ đạo của Đảng: Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN; phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Cùng với các nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục là cơ sở quan trọng, định hướng cho GDCN phát triển trong thực tế.

Đưa các Nghị quyết về GDCN vào cuộc sống, Đảng đã chỉ đạo phát triển GDCN trên các nội dung chủ yếu, cơ bản sau:

Tăng cường đầu tư, thực hiện xã hội hóa và phát triển quy mô giáo dục chuyên nghiệp

GDCN được ưu tiên đầu tư từ nhiều nguồn. Kinh phí cho GDCN, ngoài các khoản đầu tư hàng năm từ ngân sách nhà nước, còn có nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, vốn vay của ngân hàng Thế giới và ngân hàng phát triển châu Á qua các dự án. Ngoài ra, còn có nguồn ngoại tệ từ quỹ chuyên gia và dạy nghề, các khoản thu học phí của học sinh và đóng góp của nhân dân xây dựng trường sở, các khoản thuế phải nộp, nhưng được cấp lại để bổ sung kinh phí cho sự nghiệp đào tạo.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, ngày 21/08/1997, Chính phủ ra Quyết nghị số 90/QN– CP, Về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, văn hóa và y tế. Quyết nghị khẳng định rằng, xã hội giáo dục là nhằm ―mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập (bán công, dân lập, tư thục)‖ [6]. Hai năm sau, với Nghị định số 73/1999/NĐ – CP,ngày 19/8/1999, Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao, một lần nữa Chính phủ khuyến khích, vận động và tổ chức nhân dân, toàn xã hội tham gia rộng rãi vào phát triển sự nghiệp giáo dục, trong đó có GDCN, nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục. Cùng với việc củng cố các cơ sở công lập, Nhà nước khuyến khích phát triển các hình thức ngoài công lập (bán công, dân lập, tư thục). Nghị định đã đưa ra những chính sách cụ thể về các vấn đề liên quan như chính sách khuyến khích các cơ sở ngoài công lập, quản lý tài chính, quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập.

Tiếp theo, ngày 03-12- 2004, Quốc hội đã bàn bạc và thông qua Nghị quyết số 37/2004/QH11,Về Giá o dục, trong đó nêu rõ: Tiếp tục ban hành các

chính sách đồng bộ nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập các trường ngoài công lập và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các trường ngoài công lập.

Xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa chiến lược và tác động tích cực đến GDCN, tạo ra nhiều mô hình khác nhau: Mô hình trường lớp ngoài công lập, trung tâm đào tạo nghề, dạy nghề trong các doanh nghiệp, mô hình quỹ hỗ trợ giáo dục và đào tạo, mô hình đại hội giáo dục các cấp… Những mô hình này thể hiện bản chất, mục đích của công tác xã hội hóa giáo dục, có tác dụng tích cực đến GDCN.

Các hoạt động xã hội hóa GDCN đã huy động được tiềm năng và nguồn lực lớn của xã hội, mở rộng quy mô, đa dạng loại hình trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hàng vạn người. Công tác xã hội hóa GDCN đã huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển GDCN như thành lập các quỹ học bổng, khuyến học, trợ giúp học sinh khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng tích cực hưởng ứng phong trào này. Những chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục trở thành một tác động có tính chất mở đường cho GDCN phát triển về quy mô.

Với mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các loại hình trường lớp để mọi người đề có cơ hội học tập, nhất là thanh niên, mở rộng hệ thống các trường lớp dạy nghề và đào tạo công nhân lành nghề và để tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho phát triển đào tạo nghề, Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2001/NĐ – CP, ngày 09/01/2001, Quy định chi tiết thi hành Bộ Luật Lao động và Luật Giáo dục về Dạy nghề. Theo Nghị định này, loại hình cơ sở dạy nghề (trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề) được thực hiện như công lập, bán công, dân lập, tư thục ở các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị định cũng quy định về tổ chức và hoạt động dạy nghề; chính sách đầu tư, ưu đãi cho dạy nghề; quản lý nhà nước về dạy nghề. Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Để phối hợp với các hoạt động xã hội hóa GDCN, tạo hiệu quả cho việc phát triển về quy mô đào tạo nghề, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2002/QĐ – TTg, ngày 11/04/2002, Về việc Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010. Nghị định đã xác định mục tiêu, nguyên tắc quy hoạch, nội dung quy hoạch, các giải pháp chủ yếu và tiến độ thực hiện mở rộng quy mô, mạng lưới các trường dạy nghề:

(1). Cơ sở dạy nghề bao gồm các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các lớp dạy nghề. Mạng lưới trường dạy nghề bao gồm cả các trường Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng kỹ thuật có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề;

(2). Từng bước xây dựng và hoàn thiện những trường hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo; tập trung đầu tư để nâng cấp và phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao, các trường đào tạo nghề trình độ cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp tập trung cho một số ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

(3). Điều chỉnh mạng lưới trường thuộc các Bộ, ngành, địa phương phù hợp với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động theo ngành nghề và theo vùng miền; thành lập các trường mới ở các tỉnh chưa có trường, ở các vùng kinh tế động lực, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về lao động được đào tạo nghề; hình thành các trường đa ngành nghề ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải Trung Bộ;

(4). Phát triển các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, ngoài công lập, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và các chương trình dạy nghề trong các trung tâm giáo dục cộng đồng;

(5). Đến năm 2005 mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một trường dạy nghề, mỗi quận, huyện có một trung tâm dạy nghề ngắn hạn và đến năm 2010 một số quận, huyện có trường dạy nghề. Tăng quy mô tuyển sinh học nghề dài hạn khoảng 11-12% hàng năm và nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề lên 26% vào năm 2010. Nâng tỷ lệ tuyển sinh học nghề dài hạn trong tổng quy mô tuyển sinh học nghề từ 16% (năm 2000) lên khoảng 22% (năm 2005) và 27% (năm 2010), trong đó tỷ lệ đào tạo trình độ cao chiếm khoảng 7% (năm 2005) và 15% (năm 2010). Nâng tỷ lệ học sinh học nghề ngoài công lập

Bên cạnh đó, năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 04 năm 2005, Về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Đó là văn bản pháp quy quy định hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn bị mất ruộng đất trong quá trình đô thị hóa. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số có thể học ngành nghề phục vụ cho mục đích nâng cao trình độ dân trí, cũng như phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dồi dào, Chính phủ đã có Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 10 năm 2005, Về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú. Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 267/ 2005/ QĐ-TTg đã góp phần mở rộng quy mô đào tạo nghề đối với địa bàn nông thôn, miền núi, vung sâu, vùng xa, đặc biệt đã thu hút được một lực lượng lớn lao động nông thôn, lao động miền núi, con em dân tộc thiểu số học nghề.

Sau khi triển khai hàng loạt các biện pháp cụ thể của Chính phủ và các bộ ngành có liên quan, GDCN giai đoạn 1996 - 2006 đã có bước phát triển đáng kể về quy mô, phục hồi sau nhiều năm suy giảm.

Các trường lớp, trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức, các lớp dạy nghề ngắn hạn phát triển mạnh, bước đầu được đa dạng hoá cả về loại hình, phương thức và nguồn lực… từng bước hoà nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới. Từ một hệ thống GDCN chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy, đến nay đã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có các trường mở. Số lượng học sinh, sinh viên ngoài công lập đã chiếm tỷ lệ đáng kể, trong đó có 25% học sinh học nghề, 9,4 % học sinh THCN. Về đội ngũ giáo viên, tính đến năm học 2003-2004, có 9,9 % giáo viên THCN đang giảng dạy ở các trường ngoài công lập.

Cũng nhờ tăng cường đầu tư, thực hiện công tác xã hội hóa GDCN, mà cơ sở vật chất của các trường THCN và dạy nghề tiếp tục được cải thiện, đặc

biệt các trường thuộc diện hỗ trợ từ các dự án viện trợ hoặc vay vốn. Việc cải thiện chủ yếu tập trung vào hiện đại hóa các thư viện, xây dựng ký túc xá, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành.

Về quy mô tuyển sinh, năm 2003, quy mô tuyển sinh ngắn hạn và dài hạn đã tăng gấp 2 lần, tuyển sinh THCN tăng 1,67 lần so với năm 1998, đưa tổng số học sinh ở bậc giáo dục nghề nghiệp lên 1,5 triệu [39, tr. 135]. Nếu năm học 2001-2002 có 285.000 học sinh, thì Năm học 2005-2006 là 500.252 học sinh [9, tr. 256-266].

Cũng trong năm 2003, có 246 trường THCN công lập và 40 trường ngoài công lập (trong đó có 3 trường bán công, 21 trường dân lập và 16 trường tư thục) [57, tr. 242]. Ngoài ra, còn có nhiều cơ sở đào tạo tiến hành đào tạo kỹ thuật viên trung cấp như: 18 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 8 học viện và 2 trung tâm [57, tr. 242]. Năm 2006, cả nước có 226 trường dạy nghề (199 công lập và 27 ngoài công lập), tăng 1,75 lần so với năm 1998 [39, tr. 135]. Bên cạnh các trường dạy nghề, còn có một số trường cao đẳng, đại học tổ chức dạy nghề, đưa tổng số các cơ sở đào tạo nghề dài hạn lên 391 [39, tr. 135]. Dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề cho nông dân được mở rộng. Cho đến năm 2006, hệ thống đào tạo lao động kỹ thuật ở nước ta có 284 trường THCN đào tạo các kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ trung cấp [9, tr. 158].

Trung bình mỗi tỉnh, thành phố có xấp xỉ 4,5 trường THCN; địa phương có số trường THCN nhiều nhất là Hà Nội (47 trường) [57, tr. 242].

Ngoài hệ thống đào tạo chính quy, còn có hệ đào tạo ngắn hạn với 320 trung tâm, 150 trung tâm dịch vụ việc làm và trên 300 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Lượng học viên học nghề tăng nhanh, năm học 2003-2004, đạt hơn 198.000 học viên dài hạn và 947.100 học viên ngắn hạn. Tổng số học sinh THCN hiện nay khoảng 360.400 người, tăng 66,1% so với năm học 1998-1999 [39, tr. 136].

Lực lượng lao động đã qua đào tạo theo các loại hình và trình độ khác nhau chiếm 20% trong tổng số lao động trong cả nước, đạt chỉ tiêu mà Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) đề ra.

Nguyên nhân tăng quy mô là do có sự tăng thêm chỉ tiêu tuyển sinh và ngân sách dành cho THCN nhiều hơn. Chính sách xã hội hóa giáo dục góp phần động viên các nguồn lực trong xã hội để mở thêm trường THCN thu hút học sinh vào học. Chính sách tuyển chọn, khuyến khích con em vùng sâu, vùng xa, con em dân tộc vào học cũng làm tăng số học sinh vào THCN.

Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chuyên nghiệp

Xuất phát từ thực tiễn GDCN nước ta là số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... ; cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, giữa các vùng, miền; chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu ; trong giảng dạy chủ yếu là truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học; một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo dức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên; chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ, Đảng chủ trương tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010. Để khắc phục hạn chế, khó khăn đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15-6-2004, Về Việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị xác định: Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà

giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó, Chỉ thị số 40 đã đưa ra 7 giải pháp cụ thể.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, rất cần có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Điều này đã được khẳng định trong Quy hoạch mạng lưới các trường Dạy nghề giai đoạn 2002-2010. Tiếp đó, Bộ Lao động thương binh xã hội có Thông tư số 02/2002/TT-BLĐTBXH, ngày 04 tháng 01 năm 2002, Hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề, theo đó, giáo viên các trường dạy nghề chủ động trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, yên tâm công tác.

Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11-1-2005, Về việc phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010. Quyết định 09/2005/QĐ-TTg đã đưa ra những giải pháp cụ thể, để xây dựng, nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 79 - 97)