Tình hình và kết quả hơp tác du lịch Việt Nam ASEAN thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức của du lịch việt nam trong quá trình hội nhập asean (Trang 36 - 38)

gian qua.

Theo báo cáo tổng kết về kết quả tình hình hợp tác ASEAN 10 năm qua thì ASEAN là một trong những khuơn khổ hợp tác đa phương mà Du lịch Việt Nam tham gia sâu rộng và cĩ hiệu quả nhất, tạo tiền đề tốt để Việt Nam hội nhập, tăng cường xúc tiến quảng bá thu hút khách, đầu tư, hợp tác trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch từ các nước ASEAN.

Những năm gần đây, lượng khách từ ASEAN vào Việt Nam tăng trưởng khá cao. ASEAN luơn là một trong ba thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1999 - 2004, lượng khách ASEAN vào Việt Nam tăng gần 200%, từ 167.281 lượt lên 330.410 lượt. Năm 2003 mặc dù lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam giảm do ảnh hưởng của dịch SARS, nhưng lượng khách từ ASEAN vẫn tăng 21,3%, đạt mức kỷ lục 327.050 lượt. Sáu tháng đầu năm 2005, lượng khách từ ASEAN vào Việt Nam đạt 238.043, chiếm gần 14% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam [28,tr226].

ASEAN cũng là khu vực cĩ vốn đầu tư nước ngồi lớn vào du lịch Việt Nam, chiếm trên 31% trong tổng số gần 6 tỷ USD đầu tư trực tiếp. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong những lĩnh vực du lịch Việt Nam khai thác hiệu quả trong ASEAN. Mười năm qua, đã cĩ trên 1.700 cán bộ du lịch Việt Nam được đào tạo thơng qua các chương trình hợp tác phát triển nguồn nhân lực song phương với Singapore, Thailand... và chương trình đa phương với sự hỗ trợ tài chính của một số tổ chức khu vực và quốc tế. Các chương trình đào tạo về quản lý du lịch, quản lý điểm du lịch, marketing, tiếng Anh du lịch đã gĩp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cũng như khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trong khu vực. Từ năm 2002 - 2005, trên cơ sở đề nghị của cơ quan du lịch quốc gia Cambodia và Lào, Tổng cục Du lịch cũng đã hỗ trợ tổ chức 04 khố đào tạo ngắn hạn cho cán bộ du lịch của hai nước.

Cĩ thể khẳng định 10 năm hợp tác trong ASEAN đã tạo điều kiện để Du lịch Việt Nam chia sẻ, học tập kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch của các nước. Trên cơ sở đĩ Du lịch Việt Nam đã tham gia mạnh hơn vào thị trường du lịch khu vực, đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực

du lịch, tăng cường thu hút khách, xuất khẩu tại chỗ dịch vụ du lịch. Kết quả trên thể hiện rõ qua việc Du lịch Việt Nam đẩy mạnh hợp tác trên cả hai phưong diện đa phương và song phương với các thành viên ASEAN cũng như tham gia các chương trình hợp tác chung ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức của du lịch việt nam trong quá trình hội nhập asean (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)