Hợp tác du lịch song phƣơng trong ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức của du lịch việt nam trong quá trình hội nhập asean (Trang 45 - 49)

Một trong những chủ trương chính của Nghị quyết chính phủ số 45/CP ngày 22/06/1993 là đổi mới quản lí và phát triển ngành du lịch bằng việc xúc tiến ký kết và triển khai hiệp định hợp tác song phương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đĩ mở rộng quan hệ hợp tác, đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu thị trường, tuyên truyền quảng bá, tăng cường hội nhập du lịch. Trên tinh thần này kể từ đầu thập niên 90 đến nay, được sự uỷ nhiệm cấp chính phủ, du lịch Việt Nam đã ký kết hiệp định về hợp tác du lịch với 25 nước trong và ngồi khu vực, trong đĩ du lịch Việt Nam đã kí hiệp định hợp tác du lịch với tất cả các nước thành viên ASEAN.

Với 25 hiệp định du lịch song phương đã ký, Việt Nam đã xây dựng được một cơ sỏ pháp lý để triển khai, đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực, các thị trường trọng điểm... Ngồi những đặc thù trong quan hệ song phương với từng nước thì các hiệp định khung hợp tác du lịch song phương bao gồm các nội dung:

- Hai bên cùng thúc đẩy và hợp tác lâu dài trong mọi lĩnh vực phát triển du lịch trên cơ sở cùng cĩ lợi, phù hợp với luật pháp và quy định của mỗi nước.

- Hai bên khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơng dân nước mình và nước thứ 3 đi du lịch theo nhĩm hoặc du lịch cá nhân tới thăm mỗi nước.

- Hai bên cùng thúc đẩy trợ giúp kỹ thuật trong lĩnh vực du lịch thơng qua việc trao đổi các chuyên gia và đào tạo cán bộ.

- Tạo điều kiện và hỗ chợ cho việc thiết lập văn phịng đại diện du lịch quốc gia và các tổ chức kinh doanh du lịch nước mình tại mỗi nước nhằm thúc đẩy các hoạt động du lịch và đầu tư.

- Những bất đồng và tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện những điều khoản của hiệp định được giải quyết bằng con đường thương lượng hồ giải, khơng qua nước thứ ba hoặc tồ án quốc tế.

- Hiệp định sẽ cĩ hiệu lực từ ngày hai bên thơng báo cho nhau về việc đã hồn tất các thủ tục pháp lí cần thiết phù hợp với luật pháp nước mình. Hiệp định cĩ thời hạn 5 năm và mặc nhiên được gia hạn thêm 5 năm nếu một trong hai bên khơng thơng báo cho bên kia trước bằng văn bản thơng qua con đường ngoại giao về ý định chấm dứt hiệp định của mình 6 tháng trước ngày dự định chấm dứt hiệp định.

Trên cơ sở hiệp định, các Chương trình hợp tác với Lào, Cambodia, Thailand cĩ hiệu lực hai năm đã được ký kết, làm tiền đề cho các dự án hợp tác cụ thể. Nhiều hiệp định, chương trình hợp tác với Singapore, Thailand, Lào, Cambodia, Malaysia... đã được triển khai hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực trao đổi đồn, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện đi lại cho khách, trao đổi thơng tin...

Cho tới nay, Việt Nam đã ký các hiệp định miễn thị thực trên cơ sở cĩ đi cĩ lại với 6 nước thành viên trong ASEAN (Indonesia, Phillippines, Thailand, Malaysia, Singapore và Lào), gĩp phần quan trọng tăng cường luồng khách từ các nước thành viên đi du lịch Việt Nam. Theo đề nghị của Cục du lịch Singapore, Tổng cục du lịch đã trình và được Thủ tướng Chính Phủ đồng ý cấp phép để Cục du lịch Singapore mở văn phịng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2003. Đây là cơ quan du lịch quốc gia đầu tiên đặt văn phịng đại diện tại Việt Nam.

Trên cơ sở Hiệp định hợp tác du lịch Việt Nam - Singapore, Uỷ ban hợp tác du lịch Việt Nam - Singapore (SVTC) do lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam và Singapore làm đồng chủ tịch đã được thành lập và nhĩm họp thường niên. Cho tới nay SVTC đã luân phiên họp 7 lần tại hai nước, để kiểm điểm hợp tác hai bên, thống nhất nội dung cho những triển vọng hợp tác tiếp theo trong tương lai. Hoạt động của SVTC cũng sẽ gĩp phần tích cực để cơ quan du lịch quốc gia hai nước hồn thành những mục tiêu chung trong khuơn khổ kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore.

Thailand cũng là một đối tác lớn trong khu vực. Trên cơ sở kết quả phiên họp nội các Việt Nam - Thailand lần thứ nhất, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan chuẩn bị thành lập tiểu ban du lịch thuộc uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Thailand cũng như nội dung chiến lược đối tác kinh tế chung Việt Nam - Thailand trên lĩnh vực du lịch. Du lịch Việt Nam cũng đã thực hiện việc trao đổi đồn các cấp với các nước Malaysia, Lào, Cambodia...nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm về phát triển sản phẩm, quản lý quy hoạch, xúc tiến du lịch, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như hợp tác trong lĩnh vực khác.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức của du lịch việt nam trong quá trình hội nhập asean (Trang 45 - 49)