Chƣơng trình phát triển các điểm du lịch hạng hai (thứ cấp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức của du lịch việt nam trong quá trình hội nhập asean (Trang 99 - 101)

- Singapore

3.2.4. Chƣơng trình phát triển các điểm du lịch hạng hai (thứ cấp)

Hiện nay vùng Châu Á - Thái Bình Dương đang được nhìn nhận như một vùng sơi động nhất của du lịch thế giới. Các dự báo đã chỉ ra tiềm năng to lớn của vùng khi mà một số thị trường như Châu Âu đã đến giai đoạn bão hồ. Ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương, những thành phố lớn đa số là thủ đơ và một số khu du lịch biển đã nổi tiếng trong vùng và trên thế giới, tuy nhiên những thành phố và trung tâm du lịch hạng hai chưa được nhiều người biết đến.

Một điều tra cho thấy khách du lịch từ các nước phát triển khi đi du lịch thường khơng thích đến các thành phố lớn mà họ đến khu du lịch hoặc đến các thành phố hạng hai. Để đáp ứng các nhu cầu trên của khách du lịch, các hãng lữ hành đã mở rộng phạm vi hoạt động trên tồn đất nước, mức độ thoả mãn của khách du lịch cao hơn ở vùng nơng thơn, giá khách sạn thấp hơn, khả năng khách quay lại cao hơn. Các điểm du lịch hạng hai như Phuket- Thailand, Cebu - Phillippines, Bali - Indonesia trở thành phao cứu sinh của du lịch. Các nước cĩ nhiều điểm du lịch hấp dẫn khắp đất nước cĩ độ dài ngày

khách trung bình cao gấp hai so với những nước chỉ cĩ thành phố. Ví dụ: Singapore, HongKong cĩ độ dài ngày khách trung bình 3 ngày, trong khi đĩ Thailand là 7 ngày và Indonesia là 13 ngày.

Các chương trình hợp tác du lịch trong vùng sẽ mang lại lợi ích đầu tiên cho việc phát triển các điểm du lịch hạng hai. Chương trình hợp tác du lịch Tiểu vùng Mekong mở rộng là một phần của chương trình phát triển kinh tế. Cơ quan du lịch quốc gia các nước Trung quốc, Lào, Myanmar, Thailand, Cambodia, Việt Nam xây dựng những dự án tiếp thị vùng như là một điểm du lịch liên hồn, nghiên cứu tiềm năng du lịch của sơng Mekong cho sự phát triển lâu dài. Du lịch là một trong sáu lĩnh vực cùng với giao thơng, năng lượng, thương mại, đầu tư, mơi trường, nguồn nhân lực sẽ được nghiên cứu trong khuơn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật tiểu vùng do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ. Mục đích chính của dự án kỹ thuật là để giúp các nước trong tiểu vùng sơng Mekong mở rộng giải quyết các vấn đề liên quan đến vận tải qua biên giới, tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế tối đa, thúc đẩy sự thiết lập và thực hiện các thoả thuận đa phương tạo điều kiện cho luồng hàng hố và người đi lại tự do hơn.

Chương trình xúc tiến các tam giác du lịch: Đã hình thành ít nhất 5 vùng tam giác gồm Singapore, Indonesia, Thailand, Malaysia, Brunei, Phillippines. Chính phủ các nước áp dụng mức thuế đặc biệt và những ưu đãi kinh tế khác cho đầu tư vào những vùng này. Hai tam giác tiêu biểu là Singapore - Bang Johor (nam Malaysia) - Riau Archipelago (Indonesia), Penang (bắc Malaysia) - Nam Thailand - Sumatra (Indonesia). Nước đầu tư sẽ đĩng gĩp tài chính, cơng nghệ, kỹ năng quản lý, nước nhận đầu tư đĩng gĩp đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động lành nghề và lao động chân tay. Điểm chính của các tam giác này là để phân bổ lợi nhuận đến các vùng xa xơi. Du lịch sẽ giúp thực hiện việc này một cách nhanh chĩng.

Xu hướng phát triển các điểm du lịch hạng hai làm cho khách sạn ở các thành phố lớn chủ yếu phục vụ khách đi du lịch lần đầu tiên và đi theo đồn, khách thương mại và hội nghị, khách nội địa. Ở các điểm du lịch hạng hai cĩ sự địi hỏi mạnh mẽ về khách sạn hạng trung 2-3 sao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức của du lịch việt nam trong quá trình hội nhập asean (Trang 99 - 101)