Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức của du lịch việt nam trong quá trình hội nhập asean (Trang 61 - 62)

- Mặt chính trị

2.1.4. Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch

Sau khi tổ chức ASEAN được thành lập, năm 1971 đã cho ra đời Hiệp hội du lịch ASEAN (ASEANTA) với mục đích phát triển hợp tác du lịch trong khu vực, trao đổi thơng tin, tiếp thị và hợp tác kỹ thuật. Cho đến hiện tại, các nước trong vùng đều cĩ những chính sách phát triển ngành du lịch nhưng ở những mức độ khác nhau, ví dụ:

- Brunei dự tính thúc đẩy ngành du lịch mặc dù cơ sở vật chất du lịch chưa được phát triển, nhưng Brunei là nơi đang được khách Nhật Bản ưa thích làm nơi chung chuyển tới các nước khác ở trong vùng.

- Malaysia đã đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế lớn thứ tư và quan trọng trong việc thu nhập ngoại tệ.

- Phillippines đã chú ý phát triển kinh tế du lịch từ nhiều năm trước. Khách du lịch quốc tế đến Phillippines cũng tăng nhanh nhưng do những biến động chính trị, khủng hoảng kinh tế thường xảy ra nên đã ảnh hưởng nhiều tới sự bền vững của ngành du lịch Phillippines.

- Thailand chú trọng phát triển xuất khẩu hàng hố, du lịch để thu ngoại tệ. Tuy đã đạt mức phát triển cao thành một điểm du lịch truyền thống trong vùng Đơng Á-Thái Bình Dương song ngành du lịch Thailand đang đứng trước những khĩ khăn là mơi trường ơ nhiễm, giao thơng tắc nghẽn, dịch AIDS phát triển, giá cả sinh hoạt ở các điểm du lịch nổi tiếng đắt đỏ và gần đây nhất là những bất ổn về chính trị.

- Singapore là một nước phát triển du lịch nhanh ở trong vùng và đưa ngành du lịch thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước. Khơng những phát triển du lịch trong nước phục vụ khách quốc tế, Singapore cịn là thị trường gửi khách lớn trong khu vực.

- Việt Nam mới phát triển ngành du lịch trong những năm gần đây mặc dầu được thành lập từ những năm 1960. Các hoạt động kinh doanh du lịch cũng đã thay đổi nhiều về tổ chức, quản lý, chất lượng và số lượng sau khi chuyển cơ chế kinh tế bao cấp, tập trung sang kinh tế thị trường. Đặc biệt trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã cĩ những bước tiến quan trọng với mức tăng trưởng khách quốc tế bình quân giai đoạn 1995 - 2004 là 9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức của du lịch việt nam trong quá trình hội nhập asean (Trang 61 - 62)