Một số chính sách thúc đẩy phát triển du lịch của các nƣớc ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức của du lịch việt nam trong quá trình hội nhập asean (Trang 96 - 98)

- Mặt chính trị

QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN

3.2.2. Một số chính sách thúc đẩy phát triển du lịch của các nƣớc ASEAN.

Do các đặc thù riêng của từng nước nên mỗi quốc gia cĩ chính sách thúc đẩy, phát triển du lịch riêng phù hợp với điều kiện thực tế của mình.

Cĩ thể lấy ví dụ về Thailand, một trong những nước rất thành cơng trong việc xây dựng các chính sách phát triển ngành du lịch trong nước. Chính sách phát triển và xúc tiến du lịch Thailand từ 1997 đến 2003:

- Thúc đẩy việc bảo tồn và phục hồi các loại hình nghệ thuật cổ truyền, văn hố dân tộc và nguồn tài nguyên du lịch đồng thời bảo vệ mơi trường bằng cách ưu tiên phát triển du lịch bền vững, tạo điều kiện cho du lịch cĩ thể đáp ứng được về lâu dài số lượng khách ngày càng tăng trong khi vẫn giữ được bản sắc văn hố dân tộc và di sản.

- Thúc đẩy hợp tác giữa nhà nước và tư nhân cũng như cộng đồng dân cư địa phương trong việc phịng và giải quyết các vấn đề liên quan đến du lịch, trong việc phát triển và quản lý các nguồn tài nguyên du lịch để cĩ thể phát huy tối đa giá trị của chúng nhằm thu hút thêm sự quan tâm của du khách.

- Ủng hộ sự phát triển của mọi thành phần cung cấp dịch vụ cho khách du lịch như ứng dụng những cơng nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực thơng tin, dịch vụ lưu trữ số liệu thơng qua các mạng máy tính nội địa và quốc tế.

- Thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng trong phát triển và xúc tiến du lịch cũng như vận tải và thơng tin liên lạc và các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ du lịch khác nhằm xác định vị thế của Thailand như là một trung tâm du lịch trong vùng.

- Thúc đẩy việc giáo dục nguồn nhân lực trong nước sự thiện chí và tinh thần làm chủ để giữ gìn, duy trì nguồn tài nguyên du lịch và mơi trường cũng như trở thành những người hiếu khách và thân ái với tất cả khách du lịch đến từ mọi nơi.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch với số lượng thích đáng để đáp ứng được nhu cầu thị trường và tiêu chuẩn quốc tế nhằm mở rộng việc tự do kinh doanh dịch vụ cũng như khuyến khích việc thuê nhiều người lao động Thailand trong ngành.

- Đảm bảo khách du lịch và các doanh nghiệp được bảo vệ theo luật kinh doanh du lịch và hướng dẫn viên, tăng cường những biện pháp nghiêm ngặt nhằm đem lại sự an tồn cho khách du lịch như một việc làm nghiêm túc và liên tục.

- Thúc đẩy vai trị của du lịch như là một yếu tố chính trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống với những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển gia đình, cộng đồng và tồn xã hội.

- Tăng cường thu hút khách nước ngồi chất lượng cao hơn, ở dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn và đến nhiều vùng hơn.

- Tạo ra nhu cầu cao hơn cho người dân Thailand đi du lịch trong nước, khuyến khích chi tiêu nhiều hơn để tăng thu nhập cho ngành du lịch và đĩng gĩp vào sự tiến bộ của địa phương, từ đĩ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế của cả nước.

- Cân nhắc sự cần thiết và thích hợp của việc cùng đầu tư, cùng xúc tiến trong kinh doanh du lịch và ủng hộ sự đầu tư mang lại lợi ích cho dân tộc cũng như lợi ích cho chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức của du lịch việt nam trong quá trình hội nhập asean (Trang 96 - 98)