CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Các lý thuyết, quan điểm ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống là một trong nhiều lý thuyết quan trọng của ngành CTXH. Thuyết nêu lên mối quan hệ gắn kết của tất cả các yếu tố với nhau trong một hệ thống nhất định. Sự thay đổi của tiểu hệ thống sẽ kéo theo sự thay đổi của cả một hệ thống lớn. Hay nói cách khác lý thuyết của ông là một lý thuyết sinh học cho rằng “ Mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn”.
Thuyết hệ thống coi trọng mối tương tác qua lại giữa các thành tố có sẵn trong hệ thống cũng như thuyết đi tìm hiểu sự tương tác này nó góp phần vào sự vận hành của một tổng thể ra sao. Cũng giống như trong xã hội, gia đình chúng ta là một tiểu hệ thống, xung quanh tiểu hệ thống này có những hệ thống lớn hơn như hàng xóm, khối xóm, chính quyền địa phương…, và những đối tượng này ln ln có những tác động ít nhiều lên những vấn đề của gia đình của chúng ta. Những sự tương tác này luôn qua lại với nhau. Đơn giản như khi đi tìm hiểu hành vi BLGD của người chồng lên người vợ, chúng ta sẽ thấy rằng hành vi này nằm trong quá trình tương tác giữa các thành tổ của tiểu hệ thống gia đình, tuy nhiên đây lại không bao giờ là hành vi riêng từ phía người chồng mà tất cả những phản ứng của những người xung quanh có tác động trực tiếp lên hành vi ấy khiến nó tiếp diễn hoặc chỉ diễn ra một lần rồi dừng lại. Khi sử dụng thuyết hệ thống vào nghiên cứu vấn đề bạo lực, chúng ta sẽ thấy rất rõ những tác động của tổng thể, những can thiệp của “ hệ thống” lớn hơn gia đình lên vấn đề này rất rõ nét. Ví như khi một người chồng sử
dụng bạo lực, nếu như người vợ chấp nhận hành vi bạo lực đó và lớn hơn nữa là hàng xóm, bạn bè, gia đình hai bên rồi chính quyền khối xóm… cũng có những câu nói cố xúy hoặc làm hòa cho hành vi ấy thì việc rất dễ hiểu là những hành vi ấy sẽ tiếp tục tiếp diễn.
Tất cả những vấn đề trong gia đình trong đó có BLGD đều nằm trong hệ thống những tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố trong và ngồi gia đình. Trong thuyết hệ thống có có nêu lên vấn đề hệ thống đóng và mở, áp dụng vào gia đình chúng ta thấy với những gia đình mở là những gia đình sẵn sàng đón nhận những luồng tư tưởng, những thành viên và ý kiến mới, với những gia đình này có sự nhìn nhận mọi việc sẽ theo chiều hướng hiện đại hơn, với những gia đình đóng là những gia đình mà các thành viên ngại sự thay đổi, những ơng chồng có sẵn những tư tưởng cũ và khơng đón nhận luồng tư tưởng hay những ý kiến mới xung quanh, các bà vợ thì chấp nhận trạng thái gia đình như cũ, dù cho họ bị bạo lực nhưng vẫn khơng thay đổi vì sợ sự thay đổi sẽ làm cho cuộc sống của họ bị phá vỡ, gia đình bị đổi thay. Hệ thống đóng bao giờ sự phát triển cũng chậm hơn hệ thống mở và với tiểu hệ thống gia đình đóng bao giờ cũng có cái nhìn khắt khe hơn, quan trọng vấn đề hơn đối vấn đề BLGD như hiện nay.
Thuyết hệ thống là lý thuyết có ý nghĩa lớn đối với sự vận hành xã hội và các yếu tố cấu thành nên xã hội đó. Và gia đình cũng như các thành viên , các vấn đề của gia đình đang diễn ra hàng ngày ln nằm trong vịng quay chung của sự vận hành của một hệ thống lớn hơn.
1.1.2. Lý thuyết Nhận thức hành vi
Khoa học phân tích hành vi ra đời vào năm 1849 bắt đầu với thí nghiệm của Ivan Paplov sau đó có một số nhà khoa học cũng nghiên cứu và phát triển lý thuyết này của ơng. Điển hình là nhà khoa học Jonh B.watson (1878- 1958).
Theo Paplow hành vi có tính phản xạ, khi có một tác nhân kích thích sẽ dẫn đến hành vi, theo Waatson thì hành vi có tính hành động nghĩa là từ hành vi tạo nên kết quả. Đồng thời hai ông cũng nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của môi trường đến hành vi con người, thừa nhận sự tồn tại của hoạt động tâm lý nhưng hai ông cũng cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu chúng một cách khoa học được.
Cơng tác xã hội có mục tiêu hỗ trợ con người thực hiện các chức năng của mình một cách bình thường, do vậy để tiến hành giải quyết các vấn đề trong công tác xã hội cá nhân, nhân viên xã hội phải đánh giá được quá trình hình thành hành vi của cá nhân, đồng thời phải nắm được các tác động của các yếu tố môi trường làm phát sinh hành vi đó.
Hành vi con người được hiểu là cử chỉ, động tác đáp lại của con người khi có một kích thích từ bên ngồi hoặc là một động lực thúc đẩy từ bên trong để giải toat sự mất cân bằng, ngoài ra nhân viên xã hội cũng cần hiểu hành vi ứng phó của thân chủ, các hành vi ứng phó được xác định như là các hành vi hướng trực tiếp đến mơi trường.
Theo thuyết hành vi có 3 loại hành vi đối phó:
- Hành vi ứng phó để tồn tại: Như ăn, mặc, ở, chăm lo sức khỏe… - Hành vi ứng phó để hội nhập: như tham gia các nhóm, câu lạc bộ phát triển và duy trì mối quan hệ cá nhân.
- Hành vi ứng phó để tăng trưởng và thành đạt: như khả năng theo đuổi các hoạt động trí thức và xã hội có lợi cho mình và cho người khác.
Thuyết hành vi là một lý thuyết được nhiều ngành khoa học và lĩnh vực nghiên cứu, nói tóm tắt lại thì thuyết hành vi có nội dung, hành vi của con người chúng ta bị “ chi phối” bởi nhận thức, khi nhận thức đúng thì hành vi được xã hội chấp nhận và khi nhận thức sai thì kéo theio có những hành vi sai trái, nhận thức thay đổi thì hành vi của con người cũng thay đổi theo.
Khi những người đàn ơng trong gia đình nghĩ rằng họ có quyền dạy vợ “ bằng vũ lực”, cái quyền ấy được cụ thể hóa bởi những địn roi, những cái tát, những câu chửi bới xúc phạm…và bạo lực gia đình lên người phụ nữ cứ xảy ra thường xuyên như thế. Một khi người đàn ông chưa nhận thức được những hành vi của mình là sai, là vi phạm pháp luật thì họ sẽ cịn đối xử theo kiểu vũ lực với vợ mình khi có điều gì đó khơng vừa lịng.
Áp dụng thuyết nhận thức hành vi vào nghiên cứu này tôi hi vọng thông qua những sự hỗ trợ can thiệp của cộng đồng với những việc làm cụ thể của NVXH sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức của những người trong gia đình và từ thay đổi nhận thức, họ sẽ có những sự điều chỉnh về hành vi của mình trong cuộc sống, đặc biệt là với người vợ của mình. Sự thay đổi nhận thức tư duy của người vợ cũng là mục đích của việc áp dụng thuyết này vào để tài nghiên cứu vì nhận thức hành vi của người vợ có tác động to lớn trong việc nỗ lực giảm thiểu và xóa bỏ BLGD trong cuộc sống này.