CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Can thiệp phi chính thức
3.2.2. Can thiệp từ phía hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp
Có thể nói làng xóm là đối tượng gần gũi nhất về “ khoảng cách địa lý” đối với người trong cuộc của BLGĐ. Còn bạn bè đồng nghiệp đều là những người thường xuyên tiếp xúc với đối tượng nên có thể nhận dạng được tình hình của đối tượng một cách nhanh nhất và khá đầy đủ. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các hình thức can thiệp này chúng tôi chia các sự can thiệp ra theo mục đích can thiệp của từng đối tượng một cách cụ thể.
Đến “ giải cứu” cho đối tượng: Do ở gần nên khi có BLGĐ xảy ra thông thường làng xóm sẽ là người biết được thông tin đầu tiên về sự việc, nhất là những vụ bạo lực về mặt thể xác kiểu đánh đập, tát, chửi mắng... Tuy nhiên, đến giải cứu đối tượng có nghĩa là vào can ngăn chồng, hoặc vào tách vợ chồng ra để chồng không thể hành hạ vợ được nữa thì hiện nay chỉ xẩy ra trong hai trường hợp; thứ nhất đó là với những vụ bạo lực diễn ra lần đầu, khi họ thấy còn lạ với những cặp vợ chồng lâu nay không có chuyện gì nhưng hôm nay chồng lại đánh vợ và họ vào can, thứ hai là với những trường hợp khu dân cư có mối quan hệ gắn bó với nhau thì hàng xóm mới vào bảo vệ, còn không đa phần những người dân xung quanh nhà đối tượng của BLGD chỉ đứng từ xa quan sát kiểu “ dò xét” mà thôi.
“…Không ai ám can mô em, chồng nó hành hung thư ng xuyên, uống say cũng đập vợ, àm ăn thua cũng đập vợ, rồi đụng ch n đá cẳng cũng đập, mình vô can hắn đập cho không phải là dại à…”
(Nữ, 43 tuổi, bán quần áo, hàng xóm)
“…Chị không quan tâm lắm, vì vợ chồng đi cơ quan suốt, vả lại chị cụng không khi mô để ý chuyện nhà họ, kệ họ em à. Mình biết chi mà can, có thấy cũng đứng xa nhìn xong mô vô đó, kệ họ..”
Một dạng nữa của sự can thiệp của hàng xóm với BLGĐ là sau khi mọi việc đã đâu vào đấy rồi thì “ tiếp cận” để hỏi thăm và chia sẻ, động viên nạn nhân. Một câu thăm hỏi tình hình sự việc, có bị sao không. Tuy nhiên, rất nhiều nạn nhân là các chị vợ cho biết, khi mọi việc đã xong mà hàng xóm lại hỏi, dù cho họ có mục đích tốt hay sao đi nữa thì cũng vô tình gợi lại nỗi tủi hờn cho họ. Vì vậy họ gần như không muốn nhận những lời hỏi thăm giữa đường giữa chợ hay ở bất cứ chỗ nào về vấn đề ngày hôm qua họ bị chồng đánh đập, xúc phạm.
“…Thì àng xóm cũng có ngư i hỏi nhưng hỏi kiểu xoi mói em không thích, hỏi cho có vậy thôi chị, hỏi lại là em lại khóc uôn…”
( Nữ, 25 tuổi, nấu ăn cho trường mầm non,)
Như vậy chúng ta nhận thấy rằng, việc hàng xóm láng giềng can thiệp đến đối tượng của BLGĐ hiện nay tại phường Trung Đô đang diễn ra hàng ngày nhưng gần như không đem lại kết quả nào.Với những can thiệp trực tiếp có thể sẽ có tác dụng ngay tức thì nhưng nó không mang tính chất lâu dài, với những sự can thiệp chỉ là những câu hỏi thăm, những câu nói xã dao lại vô tình làm cho người trong cuộc thêm tổn thương vì họ bị khơi lại nỗi buồn mà bản thân họ đang muốn chôn chặt. Không phải sự can thiệp nào cũng tốt nhưng có lẽ rằng đối tượng can thiệp không quan trọng bằng việc cách chúng ta can thiệp như thế nào. Vì đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ cũng làm cho nạn nhân của BLGĐ thêm đau hơn về tâm hồn, tinh thần nhưng đôi khi chỉ là cái nắm tay ánh mắt thông cảm cũng làm cho họ cảm thấy ấm áp và mình như được quan tâm yêu thương hơn bởi mọi người. Và họ sẽ không thấy cô đơn một mình với vấn đề riêng của mình.