Can thiệp phi chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực gia đình của người chồng đối với người vợ và can thiệp từ phía cộng đồng (nghiên cứu trường hợp phường trung đô, thành phố vinh, tỉnh nghệ an) 01 (Trang 69)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Can thiệp phi chính thức

3.2.1. Can thiệp từ phía gia đình

Từ phía hai gia đình nội ngoại, việc can thiệp BLGD có chiều hướng khác nhau. Đầu tiên từ phía gia đình chồng, bên cạnh một vài gia đình có sự thông cảm với con dâu khi bị chồng bạo lực cịn lại đa số gia đình chồng nào cũng có những định kiến và cái nhìn khơng mấy thiện cảm với nàng dâu. Khi con trai mình đánh vợ, bản thân gia đình nội rất ít khi đặt câu hỏi “Tại sao nó

lại đánh vợ….?” mà chỉ tồn suy nghĩ “ Chắc chắn con dâu mình làm sai gì thì chồng nó mới đánh như vậy”. Đó là suy nghĩ của đa số bà mẹ chồng, ông

bố chồng khi được hỏi nguyên nhân con trai họ đánh con dâu.

“ Bác thì ác nỏ bênh ải cả nhưng quan điểm c a bác rất rõ ràng, khơng có l a làm sao có khói, vợ hư nó mới đánh, mà đánh à chuyện thư ng cháu, vợ chồng con cái bát lành bát vỡ ấy mà..”

(Nữ, 58 tuổi, giáo viên về hưu”

“ …Chẳng ai điên tự nhiên đánh vợ đ u cháu, phải có chuyện gì mới đánh chứ, tự nhiên thì khơng có đ u, chắc vợ mất dạy mới đánh..”

(Nữ, 62 tuổi, kinh doanh ốt gạo”

Hai luồng ý kiến đang hiện hữu ở suy nghĩ của các bậc làm cha làm mẹ về con cái, bạo lực, hạnh phúc và con dâu hiện nay cơ bản như sau.Thứ nhất, với người dân phường Trung Đô, con cái hiện đại bao nhiêu thì hầu như bố mẹ lại là những người rất truyền thống. Ơng bố bà mẹ nào cũng có quan điểm con dâu ngày nay lười biếng, có học thức nhưng lại khơng có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội. Mối quan hệ vợ chồng của con cái các ông bố bà mẹ đánh giá như cái gương, rơi là vỡ ngay được. Chính vì vậy mà việc chồng

đánh vợ âu cũng là kết quả của những nguyên nhân chính đáng mà xẩy ra chứ không tự nhiên chồng lại đánh vợ. Thứ hai, bố mẹ chồng hay gia đình nhà nội có cái nhìn và đánh giá phiến diện về BLGD của con cái mình cũng do chính những người vợ trong gia đình xét một cách khách quan chưa thật sự biết chia sẻ những nỗi niềm với nhà chồng. Các chị cũng suy nghĩ bố mẹ chồng ln ln đứng về phía con trai nên nhiều khi các chị không buồn chia sẻ nữa, điều này là hồn tồn sai lầm vì thật ra khơng phải ơng bố bà mẹ chồng nào cũng ích kỷ và thiếu hiểu biết như thế.

“ Chồng nó đánh xong nó ơm mặt chạy về nhà ngoại khóc chứ có thèm nói với chúng tơi c u nào đ u. Chẳng biết nó ngại hay à nó nghĩ gì nữa. Nhiều lần thế nên chúng tôi cũng không quan t m uôn..”

(Nữ, 62 tuổi, kinh doanh gạo)

Chính vì hành động “ Khơng áo cáo”, “ Không chia sẻ” này của các chị đã vơ tình làm cho các bậc phụ huynh của chồng cảm thấy mình như người ngồi, khơng có vai trị vị trí gì trong cuộc sống gia đình của chúng. Hơn nữa, làm cho các bậc làm cha làm mẹ cảm thấy mình khơng được con dâu thiếu tôn trọng mà con dâu xem bố mẹ ruột quan trọng thân thích hơn. Chính vì vậy mà các cụ dần dần nảy sinh ra những tình cảm, những suy nghĩ cũng như cách nhìn nhận đánh gia khơng tốt về con dâu. Từ đó sẽ có những hành vi “ bênh” con trai mình, kể tội con dâu khi có BLGĐ xẩy ra. Cuộc sống của gia đình ln là một vịng quay nhân quả rõ ràng. Các sự việc được diễn ra trên một chuỗi hành vi của tất cả mọi người trong gia đình. Vì vậy hành vi diễn ra trước bao giờ cũng vơ cùng quan trọng vì nó có thể là một sự “ bắt đầu” của các hành vi khơng muốn xẩy ra dành cho chính bản thân mình.

Nếu như có sự can thiệp từ gia đình nội, ở đây nói cụ thể là bố mẹ chồng còn dừng lại ở mức độ nhẹ là khuyên, can chứ chưa có những động thái mạnh mẽ để góp phần làm thay đổi hành vi, nhận thức BLGD cho con cái. Mà

chúng ta biết rằng BLGD là chuyện nhạy cảm, tồn tại trong gia đình khơng phải ngày một ngày hai mà một khi nó đã xẩy ra thì đó chắc chắn là một q trình tích tụ về “ lượng” để rồi dẫn đến sự thay đổi về “ chất”. Bố mẹ chồng có ác cảm với con dâu, gần như gia đình nào có BLGD xẩy ra cũng tồn tại suy nghĩ nay nên ngồi những lời nói ra thì hầu như bố mẹ chồng khơng có một hành vi can thiệp nào nữa đến vấn đề này vơi chính con cái của mình. Gia đình chúng hạnh phúc hay khơng dường như cũng không phải là vấn đề quan trọng đối với những bậc trên.

Tuy nhiên, với gia đình ngoại - ở đây chúng tơi cũng nói riêng là bố mẹ vợ, thì sự can thiệp có phần quyết liệt, mạnh bạo hơn với vấn đề BLGD của gia đình con cái mình. Có lẽ do người bị hại ở đây là con gái của mình, người bị đánh, bị hành hạ là con gái mình nên bản thân họ có sự xót thương và lo lắng. Đặc biệt là tâm lý của những người mẹ, khơng muốn con mình khổ lại càng khơng muốn con cái mình có gia đình khơng trọn vẹn.

“Lần đầu tiên thấy con gái bồng con về khóc là bác biết có chuyện. Bác gọi con rể sang ngồi nói chuyện, với bác con gái mà sai thì chồng có quyền bảo ban vợ, khuyên vợ nhưng ằng cách nào thì cách khơng được đánh vợ. Bác nói nhiều, khuyên nh hai vợ chồng nó, thấy con rể cũng xi xi, xin lỗi vợ vì lần đó nó đánh vợ trong úc nó sai hồn tồn thì ác nghĩ thế là ổn rồi, nhưng càng ngày càng úc nó càng quá đáng và có hành vi ạo lực nhiều hơn. Không phải bác là bố c a con gái mà ác nói như thế này nhưng với bác bác rất gét những anh đàn ông nào ùng ạo lực với vợ. Cùng là con ngư i, không nên đánh nhau. Nhiều lần diễn ra như thế bác gi chỉ khuyên con gái bác, có những úc ác cũng gọi con rể ra nói chuyện nhưng ác cảm thấy khơng có tác dụng, hơn 1 năm nay ác khơng đến gia đình thơng gia, con gái có về thì về khơng thì nhớ cháu ác đến trư ng mầm non đón cháu và chơi với cháu, thế thôi.”

Trên đây là tâm sự của một ơng bố có con gái bị chồng hành hạ, không chỉ riêng ông bố này, nhiều ơng bố bà mẹ của người vợ có chung quan điểm nhìn con bị đánh là khơng chịu nổi, mình ni nó khơng tính tháng tính năm, chưa bao giờ đánh nó chứ nói gì đến việc vừa đánh, vừa chửi, vừa tát. Nhưng khi lấy chồng con cái họ bị đánh một cách công khai trắng trợn nên việc các gia đình ngoại khơng chấp nhận được việc này là điều hồn tồn có thể hiểu được.

Có thể nói “ tiến trình” can thiệp của gia đình ngoại lên vấn đề BLGĐ của gia đình con mình được triển khai qua 3 bước:

- Khuyên ngăn

- Nhờ can thiệp ( có thể là can thiệp từ khối xóm hoặc từ nhiều phía) - Nếu sự việc khơng tiến triển thì cho con cái những giải pháp cụ thể ( ly

thân, ly hôn, ra ở riêng, đi làm....)

Khi biết con gái mình bị bạo lực gần như ông bố bà mẹ nào cũng sốc bên cạnh buồn và thương con. Rất nhiều nhận định từ người thân trong gia đình ngoại cho rằng việc con gái họ bị đánh, hành hạ lỗi ở cả hai phía chứ khơng riêng gì lỗi từ người chồng, người vợ. Họ cũng có quan điểm khi người chồng là kẻ vũ phu thì người vợ lại chính là người tiếp tay cho những hành động vũ phu đó.

“Riêng với con gái bác, bác và anh chị em trong gia đình đến gi này khuyên bảo có, ày đư ng hướng đi cho có, cũng tại nó cam chịu, hiền lành q nên chồng đánh đau nó khơng kêu, chảy máu nó khơng chảy nước mắt.”

(Nam, 63 tuổi, Nhân viên môi trường về hưu)

“ Chắc sợ mẹ buồn nên nó khơng nói. Hiền ành, thương con mà không biết thương ấy thân. Nhưng ác iết hết, đến khi nó khơng chịu được nữa về khóc như mưa như gió thì cũng à úc vợ chồng nó khơng thể ở ên nhau được nữa, phải chia tay thôi”

Nhận định này chúng ta hoàn toàn đồng ý, bố mẹ ngoại ngồi việc khun con mình thì họ cũng gặp con rể để hỏi sự việc, để giải quyết sự tình, có rể nhận sai, hứa sửa lỗi nhưng khơng ít rể lại có thái độ khơng hay với chính bố mẹ vợ, thậm chí có những anh khi được bố mẹ vợ gọi về nói chuyện, chưa nói được câu nào thì đánh vợ trước mặt bố mẹ và anh em trong gia đình ln. Đó là những sự việc vơ cùng đau lịng khiến cho khơng ít ơng bố bà mẹ cảm thấy nản chí hịa giải mà muốn con gái mình thốt ra ngay khỏi sự ngang ngược này của con rể. Nhờ chính quyền can thiệp, nhờ bạn bè làng xóm thậm chí gọi điện cho bạn của con gái mình nhờ can thiệp, hỗ trợ nhưng khi mọi sự cố gắng hỗ trợ đều không đưa lại kết quả thì các ơng bố bà mẹ trao cho con mình những giải pháp để con chọn lựa, tìm hướng đi cho tương lai và hạnh phúc của chính mình và chính gia đình mình.

Xin được nói thêm rằng, nếu các ơng bố bà mẹ bên chồng truyền thống và có cái nhìn phiến diện về BLGĐ bao nhiêu thì khi tiếp xúc phỏng vấn với những ông bố bà mẹ bên ngoại, chúng tôi nhận thấy sự hiện đại và khá thoáng trong suy nghĩ của họ, họ gần như đặt hạnh phúc của con gái và cháu mình lên trên hết mọi dị nghị xung quanh và cảm xúc của chính mình, chỉ mong con được hạnh phúc. Có khơng ít trường hợp, bố mẹ ép buộc con gái mình bỏ chồng hoặc buộc con mình về nhà sống sau khi chứng kiến và biết một thời gian dài con bị chồng hành hạ, đánh đập nhiều lần. Những sự can thiệp bằng lời nói, hành động và chủ động đưa ra những giải pháp của bậc làm cha làm mẹ chắc chắn làm cho con cái có những suy nghĩ tích cực nhất định. Tuy nhiên, hành động của con mới chính là hiệu quả của q trình can thiệp và có thay đổi được hành vi, thay đổi được thực tại thì mới mong con cái họ thay đổi được số mệnh của chính mình và gia đình.

“ Bác khun con gái ỏ chồng mà nó có nghe đ u, nó ảo nó thương con, thế ác không thương con thương cháu hay sao? Can thiệp bên ngồi chỉ giải quyết được trước mắt thơi cháu chứ lâu dài khơng có hiệu quả”

(Nam, 63 tuổi, Nhân viên mơi trường về hưu)

Thật khó để thay đổi một ai đó, và càng thật khó để thay đổi những việc mà bản thân người trong cuộc chấp nhận sự việc này. Có nhiều chị em phụ nữ hi sinh hạnh phúc mình cho con cái nhưng họ khơng nghĩ rằng, khi họ khơng hạnh phúc thì con cái của họ lớn lên cũng khơng có hạnh phúc, một gia đình mà tình trạng BLGĐ tồn tại thì khơng bao giờ có được hai tiếng hạnh phúc trong đó. Bố mẹ can khuyên, bảo chỉ cho nhưng kết quả của cả một quá trình can thiệp từ bố mẹ, anh chị em đều đổ xuống sơng xuống biển vì chính bản thân họ khơng hề muốn thay đổi. Đó là điều mà chúng ta rất lấy làm buồn và tiếc thay.

+ Kết quả:

“ Bác thấy can thiệp c a mình có ít hiệu quả lắm, vì mong muốn lớn nhất là vợ chồng nó được hạnh phúc con cái có cha có mẹ nhưng đến bây gi bác khẳng định gia đình con ác khó có hạnh phúc lắm khi có ngư i chồng như thế cháu à. Nếu là cháu cháu sẽ như thế nào cứ một tháng bị chồng hành hạ vài lần ,mà có những lần cịn khơng biết cả ngun do mình bị hành hạ, thích à đánh vợ như đánh vào đất vào tư ng”

(Nam, 67 tuổi, Quân nhân về hưu)

Việc can thiệp hiệu quả hay không không nằm ở chỗ ai can thiệp mà chúng ta thấy nó phụ thuộc vào việc chúng ta đã can thiệp như thế nào, gia đình nhà ngoại là những người xót xa cho việc con gái mình bị bạo lực, hành hạ, chắc hẳn nếu là những ơng bố bà mẹ nghiêm khắc thì sự can thiệp sẽ có những ưu ái riêng cho con gái. Đa phần, các ông bố bà mẹ bên ngoại khi được phỏng vấn đều có chung một quan điểm;

- Thứ nhất là lên án mạnh mẽ hành vi BLGĐ, hay nói đúng hơn là lên án hành bi bạo lực của người chồng lên người vợ. Ở khía cạnh nào các bậc làm cha làm mẹ cũng khơng đồng ý việc con gái mình bị ngược đãi như thế.

- Bên cạnh lên án hành vi ngang ngược sai trái của người chồng thì cũng có khơng ít ý kiến chia sẻ về việc để người chồng đánh đập mình một thời gian dài như thế có phần lỗi lớn ở người vợ, chính người vợ với sự nhu nhược, mềm yếu của mình đã tiếp tay cho những hành vi sai trái của chồng.

Hiệu quả của sự can thiệp từ phía gia ngoại nó nằm ở chỗ giúp giải tỏa căng thăng, lấy lại tâm lý cho người vợ, cũng chính là con gái họ mà thôi. Sự bao bọc yêu thương của các bậc làm cha, làm mẹ vuốt ve niềm đau khổ của con cái và giúp cho các chị có thêm sức mạnh để sống tiếp, và khi đau khổ nhất họ vẫn cịn có gia đình, cịn có anh chị em để bấu víu, đó là cái lợi lớn nhất từ việc được người gia đình chi sẻ vấn đề.

“ Thì khi có chuyện mình về kể cho mẹ nghe, cho chị gái nghe thì thấy lịng nó nhẹ nhõm hơn em, ít nhất cịn có ngư i nghe mình, chị tồn về nhà bố mẹ khi có chuyện buồn..”

(Nam, 43 tuổi, nhân viên kinh doanh)

“ Chị hay về nhà mẹ khi bị anh đánh, nhìn mẹ và ng một giấc tại nhà mình xong chị thấy mình ổn hơn”

(Nam, 39 tuổi, công nhân nhà máy dệt

Cũng phải nói rõ rằng, hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào suy nghĩ của chính những người trong cuộc. Nếu bản thân họ hiểu vấn đề và muốn chấm dứt sự việc thì những can thiệp ngồi chỉ là cỗ vũ, động lực cho họ hành động mà thơi. Cịn với những trường hợp, các chị khơng có những

quyết sách dành cho riêng mình, bản thân chấp nhận sự việc thì dù có can thiệp ít hay nhiều thì cũng khơng có gì tạo ra được sự ảnh hưởng lớn.

+ Hạn chế: Những sự can thiệp từ phía hai gia đình chưa mang lại hiệu

quả như mong đợi. Mặc dù đều là người trong một nhà nhưng bố mẹ bên nội thì gần như khơng muốn can thiệp, một số ít can thiệp theo kiểu hình thức cho có, số cịn lại can thiệp khơng được nên cũng bng ln. Đặc biệt có những trườg hợp, bố mẹ còn cổ xúy hành vi bạo lực của con trai mình với con dâu, xem đó như là một sự trưởng thành, một hành động thể hiện bản lĩnh đàn ông trong nhà. Với những kiểu can thiệp ngược như thế này thì chúng ta thấy không những không đưa lại hiệu quả mà ở khía cạnh nào đó cịn làm cho vấn đề thêm phức tạp và khó xử lý. Căng thẳng gia tăng trong chính ngơi nhà cũng như trong chính mối quan hệ vợ chồng của con cái mình. Cịn với gia đình nhà ngoại can thiệp mang tính thụ động vì cơ bản có hai lý do, thứ nhất do chính các ơng bà không ở cùng với con cái nên không thể can thiệp thường xuyên, giám sát hiệu quả từ can thiệp những can thiệp của mình, thứ hai có khi chính các ơng bố bà mẹ đàng ngoại khơng hay biết gì đến việc con mình bị BLGĐ, chỉ khi nào con nói cho thì mình mới biết. Và khi con nói bản thân mình mới biết thì như chúng ta thấy đấy, hầu như khơng có hiệu quả vì lúc đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực gia đình của người chồng đối với người vợ và can thiệp từ phía cộng đồng (nghiên cứu trường hợp phường trung đô, thành phố vinh, tỉnh nghệ an) 01 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)