Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực gia đình của người chồng đối với người vợ và can thiệp từ phía cộng đồng (nghiên cứu trường hợp phường trung đô, thành phố vinh, tỉnh nghệ an) 01 (Trang 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Phường Trung Đơ có tổng diện tích đất tự nhiên 284,3 ha nằm ở cửa ngõ phía Đơng - Nam thành phố Vinh, nơi chiếm giữ nhiều đầu mối giao thông quan trọng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch, dịch vụ. Phường được giới hạn bởi cầu Bến Thủy, phía Đơng – Nam nhìn ra dịng sơng Lam, tiếp giáp với huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh); phía Tây giáp phường Hồng Sơn và Quảng trường Hồ Chí Minh; phía Nam giáp xã Hưng Lợi (huyện Hưng Nguyên); phía Bắc giáp phường Trường Thi.

Có Đặc điểm địa hình: Ngồi ưu thế hai mặt Đơng và Tây giáp sơng thì trên địa bàn phường Trung Đơ có núi Dũng Quyết cao 102 mét. Từ núi Dũng Quyết nhìn xuống dịng sơng Lam là bến đị An Lạc. Đối diện với nó, ở bên hữu ngạn sơng là bến Cơn Gia Lách. Cách núi Dũng Quyết khơng xa có một ngọn núi nhỏ, gọi là núi Con Mèo. Trên núi có một ngọn đá vng vắn, bằng phẳng. Phía Tây núi Con Mèo là dịng sơng Lam uốn khúc chảy quanh, bồi lắng phù sa làm cho đất đai tươi tốt.

Phường nằm ở vị trí cửa ngõ TP Vinh, là nơi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, tốc độ đơ thị hóa hiện nay của

dân số có gần 10.000 người, 2.524 hộ gia đình, tập trung sinh sống ở 15 khối dân cư.

Phường có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm tới hơn 50% dân số. Đây được xem là thế mạnh của phường, với đội ngũ lao động trẻ, dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Trung Đơ là địa bàn có hệ thống giao thơng rất thuận lợi, đặc biệt là về đường bộ và đường thủy, có quốc lộ 1A, sơng Lam, có nhiều trục đường chính chạy qua địa bàn. Với điều kiện thuận lợi trên, Trung Đơ là phường có vị trí giao thơng chiến lược của thành phố Vinh.

CHƢƠNG 2: BẠO LỰC CỦA CHỒNG ĐỐI VỚI VỢ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1. Diễn biến của BLGD

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có được những nghiên cứu đầy đủ và nghiêm túc về BLGĐ, chưa lý giải được một cách thấu đáo nguyên nhân của sự xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng BLGĐ. Chúng ta cũng chưa tổng kết một cách đầy đủ về hiện trạng, phương thức biểu hiện cũng như hệ quả xã hội của BLGĐ. Những nhận thức chưa đầy đủ về BLGĐ cũng dẫn đến những thiếu hụt trong cách thức giải quyết vấn đề này trên thực tế. Chúng ta khơng chỉ thiếu những chính sách sát thực có hiệu quả mà còn thiếu cả những chuẩn mực pháp lý cần thiết đủ mạnh trong việc củng cố các quan hệ gia đình, ngăn chặn BLGĐ. Nghiên cứu BLGĐ trở thành một nhu cầu thực tiễn ngày càng cấp bách.

Trong thời gian qua tình trạng BLGĐ ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi mọi lúc và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội với nhiều loại đối tượng khác nhau. BLGD được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục... Theo số liệu khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy có 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần; có khoảng 15% vợ bị chồng đánh, gần 80% bị chồng chửi, 70% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình; 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục gọi là "bạo lực tình dục" hoặc việc buộc phải đẻ con trong khi sức khoẻ của người phụ nữ không đảm bảo, hoặc buộc phải phá thai cũng được xem như một hình thức của bạo lực tình dục ( Trung

ương Hội phụ nữ Việt Nam, khảo sát về thực trạng BLGD/ 2010)

Trong cuốn “ Gia Đình Học” 2 nhà nghiên cứu Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Qúy, nhà xuất bản Chính Trị- Hành Chính, trang 478 có đoạn viết

Ngày nay, bạo lực gia đình có thể diễn ra bất kỳ nơi nào với bất kỳ nhóm cư dân, xã hội nào, từ những gia đình khả giả, giàu có đến những gia đình nghèo đói, túng quẫn, từ những gia đình trí thức có học vấn cao đến gia đình ình n, ít được học hành, những ngư i mù chữ. Bạo lực gia đình cũng iễn ra ngày càng phũ phàng, thậm chí gắn liền với những hành vi tàn bạo, giết ngư i hoặc g y thương tích suốt đ i cho nạn nhân. Bạo lực gia đình cũng có thể diễn ra tinh vi, không phải úc nào cũng ộ diện ra ngoài cuộc sống thư ng ngày mà lặng lẽ, âm thầm trong sự chịu đựng và nhẫn nhục c a biết bao thế hệ ngư i già, phụ nữ, con trẻ.” ( Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Qúy,

Nhà xuất bản Chính trị hành chính 2005, trang 478)

Những nét sơ lược về BLGĐ ở trên cho ta thấy đây đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng, nó gây gánh nặng cho xã hội và đè nặng lên đơi vai của chính quyền các cấp. Hiện tại hội viên của Hội Phụ Nữ của Phương Trung Đô là 1.400 người, các hội viên tham gia sinh hoạt chung với nhau tại các địa phương. Trong các cuộc khảo sát sơ bộ về gia đình của các hội viên cho thấy rằng, phần lớn gia đình những hội viên tham gia sinh hoạt hội đều đặn có cuộc sống khá yên ấm.

Tuy nhiên, theo thống kê của phòng thống kê phường Trung Đơ thì hiện nay, có khoảng hơn 790 hộ gia đình ( chiếm 33%) gia đình có đời sống kinh tế kém và trong gia đình hay xuất hiện mâu thuẫn, cãi cọ nhau. Năm 2010, trên tồn phường có khoảng 767 lượt BLGĐ ( kể cả xơ xát gây thương tích nhẹ, mắng chửi nhẹ ) xảy ra, riêng khối 13 có 150 lượt BLGĐ, là khối có số lượt BLGĐ nhiều nhất trên toàn phường ( Theo thống kê dân số Phường

Trung Đô, 2010).

Theo số liệu thống kê của Tòa án Nhân Dân thành phố, tại phường Trung Đô, trong các vụ người vợ đệ đơn xin ly hơn có tới 25 vụ / 89 vụ có

nguyên nhân trực tiếp là do chồng đánh đập và do chồng ngoại tình. Tất cả những vụ án này hòa giải phần lớn đều thất bại.

2.1.1. Các dạng thức bạo lực

Bạo lực gia đình ở Phường Trung Đơ nói riêng cũng như ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói chung cũng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, có những hình thức chúng ta có thể quan sát được như đánh đập, chửi nhau nhưng có những hình thức chúng ta không thể nhận diện được trừ khi người trong cuộc chia sẻ như bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực mối hệ xã hội, bạo lực kinh tế. Theo báo cáo của Thống kê dân số phường Trung Đô, 2010, chúng ta sẽ thấy toàn cảnh BLGD đang diễn ra tại phường như thế nào về đối tượng của BLGD hiện nay.

Bảng 1: Các hiện tượng xung đột Bạo lực gia đình trên địa phương

Phư ng Trung Đô ( theo Thống kê dân số phương Trung Đô, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An, 2010)

Đơn vị tính; %

Hiện tƣợng Khối 5 Khối 10 Khối 13 Chung

Cha mẹ đánh đập con cái 42.9 62.7 75 63.5

Con cái đánh đập cha mẹ 18.6 18 6.9 14.5

Chồng đánh vợ 66.7 66.9 90 81.1 Vợ đánh chồng 9.8 22 27.6 13.2 Vợ chồng con cái đánh nhau 18 15.7 30.4 24.7 Anh em đánh nhau 52 44 27.5 41.1

Nhìn vào bảng trên, trong sáu dạng thức bạo lực thì bạo lực chồng đánh vợ đang chiếm tỷ lệ cao nhất, chung tới 81,1 % của tất cả các vụ BLGĐ đang diễn ra trên địa bàn . Riêng khối 13 con số này lên tới 90%, khối 10 là 66,9%

và khối 5 là 66,7 %. Dạng thức vợ đánh chồng có tỷ lệ thấp nhất với trung bình từ 10 đến 15%, riêng khối 5 hiện tượng vợ đánh chồng chỉ chiếm tỷ lệ 9,8%, là một con số khá thấp. Điều này cũng phản ánh được tình trạng ở Phương Trung Đơ có điểm tương đồng với xã hội, với hiện tượng phổ biến BLGĐ đang là hiện tượng người đàn ơng trong gia đình hành hạ, đánh đập bạo lực với vợ của mình.

Bảng: Thực trạng xung đột Bạo lực gia đình trên địa phương Phư ng

Trung Đô ( theo Thống kê dân số phương Trung Đô, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An, 2010)

Đơn vị tính: %

Hiện tƣợng Khối 5 Khối 10 Khối 13

Bạo lực thể xác 46 38 56,6

Bạo lực tinh thần, mối quan hệ

XH 24 22 17,4

Bạo lực kinh tế 12 22,8 14

Bạo lực tình dục 18 27,2 12

Cũng như tình trạng BLGD chung trên toàn quốc, phường Trung Đô cũng đang là địa phương có sự phức tạp về các dạng thức BLGD. Cụ thể xuất hiện cả 4 dạng bạo lực là bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, mối quan hệ xã hội, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục. Bạo lực kinh tế phổ biến ở khối 10 nhưng lại ít ở khối 5 và khối 13, bạo lực tình dục cũng diễn ra tương tự. Tuy nhiên trong 4 dạng thức này, bạo lực thể xác vẫn là dạng bạo lực diễn ra phổ biến nhất, cụ thể khối 5 chiếm tới 46%, khối 10 chiếm tới 38% và khối 13 chiếm tới 56,6 %. Khối 13 luôn là khối có số vụ BLGD xẩy ra nhiều, tình trạng BLGD cũng diễn ra phức tạp, hậu quả nặng nề hơn so với các khối khác do ở khối 13 là một trong những khối đặc thù của phương Trung Đô, người

dân ở đây chủ yếu là công nhân của nhà máy dệt và các nhà máy cơ khí khác, bn bán chủ yếu nằm ở dạng buôn bán manh mún, hiệu quả kinh tế khơng cao, trình độ dân cư ở khối cũng thấp hơn so với các khối khác vì vậy mà nhận thức của họ đối với BLGD cũng có những phần hạn chế. Thiết nghĩ trên đây là những nguyên nhân khiến cho khối 13 luôn nổi cộm vấn đề BLGD nhất trong các phương, minh chứng là tại các bảng biểu khảo sát.

2.2. Động cơ của BLGD

2.2.1. BLGD nhìn từ phía người chồng

BLGĐ là một trong những vấn đề phức tạp vẫn còn khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Phỏng vấn sâu của đề tài cho thấy phần lớn người có sử dụng bạo lực có xu hướng cho rằng hành vi của mình là hồn tồn chấp nhận được và không vi phạm pháp luật. Căn nguyên cho suy nghĩ này là do phong tục trọng nam khinh nữ từ xa xưa để lại , cho rằng người đàn ơng có quyền „dậy dỗ‟ vợ

“..Vợ mình mình đánh sợ chi ai, mình có đánh vợ ngư i đ u mà sợ ….; Xung quanh họ vẫn đánh vợ đấy có sao đ u em, có ai ị bắt bị phạt chi đ u….; Vợ hư à phải dạy vợ, đó cũng à trách nhiệm c a ngư i chồng, khơng nó về mất nết với họ hàng anh em bố mẹ, lúc đó khơng ạy được nữa…”

( Nam, 36 tuổi, kỹ sư xây dựng)

Trong mắt những người sử dụng bạo lực thì BLGĐ là bình thường, chấp nhận được vì nó xẩy ra phổ biến và được bình thường hóa.

“ Anh có đánh vợ, khi nó sai à anh đánh. Chuyện ình thư ng mà em.

Gia đình nào cơm canh át đũa chả gãy đơi a ần. Với anh anh nghĩ đó à chuyện nhỏ, khơng có gì to tát cả. Pháp luật khơng cấm..”

Rất nhiều hành vi được người chồng quy vào chuyện đương nhiên trong đó có hành vi đánh vợ, thiết nghĩ lối suy nghĩ này đã ăn mòn vào tiềm thức của mỗi người dân Việt nên kết quả nghiên cứu không quá bất ngờ với nhà nghiên cứu. Các phỏng vấn sâu cũng cho thấy, mặc dù hành vi BLGĐ của chồng đối với vợ tại địa bàn nghiên cứu là khá phổ biến, nhưng đa số các hành vi BLGĐ thường khơng q nghiêm trọng (khơng dùng đến vũ khí hoặc các vật dụng có thể gây sát thương). Hành vi phổ biến nhất là tát và đánh bằng tay chân.

Câu chuyện thứ nhất

Anh chồng tên là H, 34 tuổi, làm nghề bán hàng, chị vợ là giảng viên c a một tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ nước ngoài. Chồng đi àm về, đi đá ong, xong lại đi ăn nhậu mãi hơn 12h mới về. Chị vợ có nhắn tin bảo chồng “ Ích kỷ,chỉ biết bản th n mà không o cho con cái gia đình”. Anh chồng nhắn lại một c u “ Im mồm”. Chị vợ có nhắn lại “ Càng ngày anh càng ăn nói chợ úa”. Chuyện chỉ có thế mà anh chồng về sẵn men rượu trong ngư i lôi vợ y đánh, đá, tát. Lấy ch n đá vợ như đá óng, àm th m hết mặt mũi, th n thể. Chị vợ nằm dài trên nền nhà kêu khóc. Đứa con gái hơn 2 tuổi khóc ré lên kinh hãi, thấy vậy hàng xóm cùng tầng c a khu chung cư cũng ậy vào can ngăn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho các ông chồng ta tay với vợ của mình. Từ những nguyên nhân rất nhỏ như lời chào, câu nói, mặt lạnh lùng, hay đơn giản chỉ là vợ nấu cơm quên bật nút đến khi mở ra ăn chưa có cơm ăn cũng có thể đánh vợ đến những chuyện lớn hơn như ghen tuông, vợ ở nhà không đi làm nên áp lực kinh tế, vợ không đồng cam cộng khổ hay cũng có những lúc vợ thực sự hành xử không đúng với vai trị của mình… Tất cả

những điều trên có thể làm cho một ơng chồng có máu vũ phu trong người dễ dàng ra tay đánh tát vợ mình.

“… Đi àm về mặt cứ lạnh tanh, hỏi khơng nói, chào khơng chào. Suốt ngày ở nhà có àm gì đ u, con cái đi học hết mỗi việc nhanh miệng với chồng mà cũng không àm được, anh đéo chịu được tính đó, tức ên à anh đánh thơi…”

( Nam, phó phịng vật tư cơng ty xây dựng)

Cách cư xử chưa thật hợp lý của vợ cũng khiến cho các ông chồng rất hay đánh vợ;

“…Anh đi àm về mệt, ngồi tán chuyện với mấy thằng bạn ngồi cổng mà nó cứ gọi eo éo và nhắn tin liên tục, anh về anh tát cho mấy tát liền..”

( Nam, 36 tuổi, kỹ sư xây dựng)

Bản thân người chồng khi đánh vợ là để thỏa mãn nhu cầu thể hiện cái tôi trong người, khi đánh xong mọi việc lắng dần cũng có những lúc họ có chút hối hận và vẫn biết mình sai. Các phỏng vấn sâu với những người chồng có sử dụng bạo lực với vợ cho thấy trong cách nhìn nhận của người chồng, cách cư xử không hợp lý của người vợ trong nhiều trường hợp là một trong những kích thích tố phổ biến dẫn tới hành vi bạo lực của người chồng. Áp lực công việc thường đè nặng lên chồng mà bản thân người vợ lại khơng có cách động viên, làm giảm áp lực ấy, nhiều khi vơ tình cịn đẩy nó lên cao, kích thích người chồng giận dữ và có hành vi bạo lực.

“…Khi anh đang giận nó im lặng đi, anh giận nó lại cịn nói lèo nhèo, nói mất dạy, nói đi nói ại mãi một câu chuyện nên anh vô cùng ức chế. Mà vợ chồng chỉ có mấy chuyện đó thơi em, cứ lặp đi ặp lại suốt, đánh nó cũng chỉ vì vậy chứ thật ra anh cũng thương yêu vợ con chứ…”

Với các chia sẻ của người chồng qua PVS, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, phần lớn người chồng đều cho rằng hành vi bạo lực của mình với vợ là không nghiêm trọng, không sai, không trái với pháp luật cũng như khơng trái vơí chuẩn mực xã hội. Đó là hành vi trong chuỗi sự kiện mà như các ơng nói là uốn nắn, dạy vợ mình.

Thứ hai, hầu hết người chồng đều cho rằng mình đánh vợ vì vợ sai. Tức là vì người vợ đã khơng đảm nhiệm trịn vai trị trách nhiệm của một người giữ lửa trong gia đình, khơng xoa dịu được nhiều cũng không chia sẻ được nhiều những khó khăn trong công việc với họ, làm cho họ cảm thấy gánh nặng khi bên vợ, áp lực khi về nhà nên trong người luôn muốn giải tỏa những áp lực ấy và họ chọn bạo lực với chính vợ mình để giảm bớt căng thẳng, bực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực gia đình của người chồng đối với người vợ và can thiệp từ phía cộng đồng (nghiên cứu trường hợp phường trung đô, thành phố vinh, tỉnh nghệ an) 01 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)