Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Công tác chăm sóc sức đối với ngƣời có công trên cả nƣớc
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, dù nền kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi nhanh chóng nhưng công tác ưu đãi người có công luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết. Cùng với những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước còn có sự quan tâm hỗ trợ của cộng đồng và đặc biệt quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực vươn lên của đối tượng.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh xã hội năm 2014, các chính sách ưu đãi đối với người có công đã từng bước được hoàn thiện, tương đối toàn diện, bao phủ hầu hết các lĩnh vực đời sống người có công. Mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng chế độ trợ cấp, ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ về nhà ở…được điều chỉnh, bổ sung, mức trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh đồng bộ với tiền lương và trợ cấp bảo hiểm y tế từng bước cải thiện, ổn định đời sống người công.
Chính vì vậy công tác đảm bảo đời sống người có công đã đạt những kết quả như sau :
Để thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người có công, Nhà nước đã xây dựng các trung tâm điều dưỡng cho thương binh, bệnh binh, các khu điều dưỡng cho những người có công. Những người không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được Nhà nước cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Những bệnh binh mất sức 81%, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động có thể được nuôi dưỡng tại các trung tâm điều dưỡng. Hàng năm, Nhà nước tổ chức khám bệnh,chữa
bệnh, cấp thuốc định kỳ cho người có công. Bên cạnh đó Nhà nước còn phát động phong trào toàn dân chăm sóc đối tượng chính sách.
Hàng năm, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện chính sách trợ cấp ưu đãi, mở rộng hệ thống cở sở dịch vụ và sự nghiệp để phục vụ thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công, thực hiện chính sách ưu đãi về giáo dục, đào tạo, miễn giảm thuế, cải thiện nhà ở, chăm sóc sức khỏe, chương trình nhà ở, tạo việc làm cho con em gia đình người có công.
Trong 5 năm qua, cả nước đã đóng góp xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong đó xây dựng mới trên 55.600 ngôi nhà tình nghĩa, sửa chữa hơn 39.000 ngôi nhà với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Cả nước hiện có 59.000 mẹ được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước- Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Gần 4.000 mẹ hiện còn sống đều được các cơ quan, đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng tới cuối đời.
Việc xây dựng xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công đã trở thành phong trào và được các cấp ủy Đảng, chính quyền đưa vào kế hoạch phấn đấu của địa phương, cơ sở. Hiện nay cả nước đã có 96% xã, phường được công nhận là xã, phường làm tốt công tác này.
Cùng với sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, sự nỗ lực vươn lên của bản thân, nhiều thương binh, bệnh binh, người có công đã phát huy truyền thống tốt đẹp, là tấm gương điển hình, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, giúp nhau cùng phát triển và thành công trên nhiều lĩnh vực. Nhiều người đã trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học giỏi, những doanh nhân thành đạt, nhiều người đã được Nhà nước trao tặng các danh hiệu cao quý như anh hùng lao động, chiến sỹ thi đua, thầy thuốc nhân dân, nhà giáo nhân dân, nghệ sỹ nhân dân.
Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống vật chất, tinh thần của thân nhân liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có công đã và đang được nâng lên rõ rệt. Đến nay cả nước đã có 95% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương nơi cư trú.
Công tác tìm kiếm, quy định hài cốt liệt sỹ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, đền đài liệt sĩ cũng được Nhà nước và toàn xã hội chăm lo.Cả nước hiện có gần 7.000 công trình ghi công liệt sỹ, trong đó nhiều công trình ghi công liệt sỹ trở thành công trình lịch sử văn hóa. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị cá nhân đã tích cực vận động, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, như xây dựng nhà tình nghĩa, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tổ thương binh tình nghĩa”, “ Đi tìm đồng đội”, “Xã phường làm công tác chăm sóc người có công”, và nhiều phong trào thiết thực khác, đã mang lại hiệu quả to lớn.
Ngoài ra, Nhà nước và cộng đồng xã hội còn quan tâm chăm lo đến đời sống tinh thần của đối tượng chính sách, thường xuyên thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ tết.
Mặc dù được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội nhưng một bộ phận người có công còn gặp khó khăn, nhất là vùng núi, sâu xa. Chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công và thân nhân còn hạn chế, thân nhân liệt sĩ vẫn phải đóng 20% mức phí khi khám chữa bệnh.
Mức trợ cấp cho con người có công còn đi học còn thấp, chưa đảm bảo cho sinh hoạt và học tập. Chế độ ưu đãi về đất ở, đất sản xuất, tín dụng, thuế, việc làm quy định theo Pháp lệnh người có công chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền hướng dẫn triển khai. Nhà ở của người có công hầu như được hỗ trợ, từ nhiều nguồn, qua nhiều năm, đến nay hầu
như đã bị xuống cấp, hiện nay còn 72 nghìn hộ gia đình người có công sống trong nhà xuống cấp cần được sửa chữa.
Chăm sóc người có công là trách nhiệm của toàn xã hội, trong những năm thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức sống cho người có công, thân nhân liệt sĩ và con thương binh binh, liệt sĩ, con của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công vẫn còn nhiều hạn chế. Một bộ phận người có công và gia đình vẫn còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn người có công đã tuổi cao, sức khỏe yếu, việc ban hành văn bản hướng dẫn kịp chưa thời, sự phối hợp với cơ quan liên quan trong việc giải quyết chính sách chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, cán bộ chuyên trách nhất là ở cấp cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác chính sách.
Với chủ trương trợ giúp người có công tiếp cận với dịch vụ y tế chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, chính sách ưu đãi về sức khỏe tập trung vào hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng và khuyến khích các tổ chức thực hiện hình thức khám chữa bệnh nhân đạo.