Công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác chăm sóc sức khỏe đối với người có công và vai trò của nhân viên công tác xã hội ( nghiên cứu tại trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công ở hà nội) (Trang 30 - 32)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.3. Công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội

Công tác xã hội

Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên Công tác xã hội ( công tác xã hội) quốc tế thông qua năm 2000 tại Montreal, Canada (IFSW): “Nghề

công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái,dễ chịu. Vận dụng các thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề”.[28,tr.2]

Nhân viên công tác xã hội

Nhân viên công tác xã hội là những người tốt nghiệp trường công tác xã hội (bằng cử nhân hay thạc sĩ), sử dụng những kiến thức và kỹ năng của mình để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các thân chủ (những người này có thể là cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng), nhân viên

công tác xã hội sẽ giúp những thân chủ tăng cường khả năng giải quyết và đối phó với các vấn đề của mình cũng như giúp họ trong việc tiếp cận các nguồn lực, thiết lập những mối quan hệ thuận lợi giữa họ và môi trường của họ, đồng thời giúp cho xã hội thấy rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển chung của xã hội, qua đó có những ảnh hưởng đến sự phát triển của chính sách xã hội.[43,tr. 9]

Ta có thể hiểu Nhân viên công tác xã hội là những người được tập

huấn chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp, người làm nhiệm vụ trợ giúp, đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng) gặp khó khăn trong cuộc sống.

+ Vai trò nhân viên cơng tác xã hội đối với người có cơng

Nhân viên cơng tác xã hội khi làm việc với người có cơng tùy vào hồn cảnh, vị trí được phân cơng, nhân viên cơng tác xã hội có thể đóng những vai trị khác nhau như vai trị trực tiếp và gián tiếp.[43,tr.23-24]

Vai trị trực tiếp gồm: người thu thập thơng tin, người lập kế hoạch, người giám sát, người lượng giá.

Vai trò gián tiếp gồm: người trung gian, người hòa giải, thương lượng, người tư vấn, người hoạch định chính sách, người quản lý chính sách, điều phối các hoạt động, nghiên cứu.

Vai trò của nhân viên công tác xã hội được áp dụng một cách đầy đủ, linh hoạt khi trợ giúp người có cơng tại trung tâm.

Nhân viên công tác xã hội là người trực tiếp trợ giúp sức khỏe cho người có cơng.

Nhân viên xã hội quản lý trường hợp người có cơng theo dõi kịp thời sức khỏe người có cơng qua từng đợt điều dưỡng phục hồi sức khỏe.

Hỗ trợ người có cơng giải quyết các vấn đề khó khăn của họ thơng qua việc tìm kiếm hoặc cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người có cơng.

Hỗ trợ về mặt tâm lý tức là tìm hiểu được tâm lý của người có cơng, ảnh hưởng của sức khỏe tới cuộc sống cũng như đối với gia đình của người có cơng, tác động của sức khỏe đến vai trò, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình và những khó khăn mà cá nhân hay vấn đề xã hội khác.

Phối hợp, vận động kết nối nguồn lực hỗ trợ người có cơng và gia đình họ.

Xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động giúp đỡ người có cơng và tổ chức triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác chăm sóc sức khỏe đối với người có công và vai trò của nhân viên công tác xã hội ( nghiên cứu tại trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công ở hà nội) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)