Hợp tác trong đào tạo Lào-Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo lào việt nam từ năm 1992 đến năm 2014 (Trang 49 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Hợp tác trong đào tạo Lào-Việt Nam

2.2.1. Việt Nam đào tạo cho Lào

Bắt đầu từ thời kỳ 1992, Việt Nam đã đáp ứng mọi yêu cầu về giúp đỡ giáo dục của Lào cả về số lƣợng, trình độ nhập học, các yêu cầu về chất lƣợng đầu vào chƣa đƣợc đặt ra.

Kể từ năm 1992 đến nay, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã ký kết Hiệp định giúp đỡ nhau đào tạo cán bộ, chấm dứt giai đoạn “ngành giúp ngành” trong công tác đào tạo. Hai bên quyết định không đào tạo lƣu học sinh trình độ phổ thông mà tập trung đào tạo cán bộ hệ đại học và sau đại học.

Với chủ trƣơng trên, giai đoạn 1991 - 1995, hai nƣớc đã dành 69% số vốn viện trợ của Việt Nam để đào tạo 1.540 lƣu học sinh Lào, hệ dài hạn ở các bậc trung học, đại học và sau đại học. Ngoài số lƣu học sinh đƣợc đào tạo chính quy, bắt đầu từ năm 1995, một số cán bộ đã học tập tại Việt Nam đang đảm nhiệm các chức vụ trọng trách ở các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng, đƣợc cử trở lại Việt Nam dự các khóa bồi dƣỡng về công tác quản lý, tiếng Anh, tin học.

Giai đoạn 1996 - 2000, Việt Nam đã tiếp nhận đào tạo 2.256 cán bộ, lƣu học sinh Lào. Trong đó, hệ dài hạn là 1.356 ngƣời, ngắn hạn là 900 ngƣời. Gần một nửa số vốn viện trợ (46,29%) đƣợc dành cho giáo dục - đào tạo, trong đó 2/3 dành để đào tạo cán bộ, lƣu học sinh Lào tại Việt Nam và gần 1/3 dành để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục trên đất Lào.

Từ năm 2001 đến 2005, Việt Nam đã tiếp nhận 3.360 lƣu học sinh, trong đó hệ dài hạn là 2.434 ngƣời, ngắn hạn là 926 ngƣời, tăng 12,94% so với thỏa thuận đã ký theo Hiệp định hợp tác (thỏa thuận đã ký là 2.975

ngƣời). Đã đào tạo 215 thạc sĩ và tiến sĩ; 1.008 cử nhân các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, an ninh, quốc phòng.

Từ năm 2006 đến nay, mỗi năm số lƣu học sinh Lào đƣợc gửi sang đào tạo tại Việt Nam duy trì số lƣợng từ 550 đến 650 ngƣời.

Theo số liệu thống kê qua các giai đoạn, tính từ năm 1958 đến năm 2006, Việt Nam đã đào tạo cho Lào 29.265 ngƣời, trong số đó tính đến năm 2005 đã có 245 ngƣời tốt nghiệp trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.[2]

2.2.2. Lào đào tạo cho Việt Nam

Trƣớc sự phát triển của các chƣơng trình hợp tác ở tất cả các lĩnh vực: an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, thƣơng mại và dịch vụ, cần có một đội ngũ cán bộ Việt Nam am hiểu sâu sắc đất nƣớc, con ngƣời Lào và thông thạo ngôn ngữ Lào, Chính phủ Việt Nam đã gửi cán bộ, học sinh sang đào tạo tại trƣờng Đại học Quốc gia Lào. Kể từ năm 1982 tới nay, đã có 309 ngƣời đƣợc sang học tập tại Lào theo diện hiệp định. Hiện nay số lƣợng lƣu học sinh Việt Nam sang học tập ở Lào hàng năm là 30 ngƣời (chƣa kể số lƣu học sinh đi du học bằng kinh phí tự túc). Hầu hết số cán bộ trên sau khi ra trƣờng đã phát huy đƣợc năng lực của mình, phục vụ cho sự nghiệp hợp tác toàn diện giữa hai nƣớc. Mặc dù còn khó khăn về kinh tế, Chính phủ Lào đã hết sức cố gắng đảm bảo học bổng và các điều kiện học tập sinh hoạt khác cho lƣu học sinh Việt Nam tại Lào.

Với những kết quả đã đạt đƣợc, để ghi nhận công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng Lào, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã hai lần vinh dự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Lào trao tặng Huân chƣơng Ítxalạ hạng Nhất, phần thƣởng cao quý nhất của Nhà nƣớc Lào, vào các năm 2000 và 2008. Ngoài ra, còn có hàng trăm cán bộ giáo dục và nhiều cơ sở giáo dục của Việt Nam đã đƣợc trao tặng Huân chƣơng Ítxalạ, Huân chƣơng Lao động, Huân chƣơng Hữu nghị các loại. Bộ Giáo dục và Đào tạo coi đây là vinh dự chung cho ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam. Điều này thể hiện sự quan tâm của

Đảng, Chính phủ, nhân dân các bộ tộc Lào đối với các cơ sở giáo dục, các cán bộ, công nhân viên và các chuyên gia giáo dục Việt Nam.

Bƣớc vào giai đoạn mới, trƣớc những thách thức đang phải đối mặt do điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, việc đầu tƣ cho giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế, chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ Lào đã khẳng định phát triển kinh tế - xã hội trong tƣơng lai sẽ phụ thuộc vào chất lƣợng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo tốt phải đƣợc đặc trƣng bởi trí thông minh khoa học, kiến thức và kỹ năng kỹ thuật ngày càng tăng [2 tr 9 ]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo lào việt nam từ năm 1992 đến năm 2014 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)