Việt Nam viện trợ và xây dựng cơ sở vật chất giáo dục cho Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo lào việt nam từ năm 1992 đến năm 2014 (Trang 72 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.5. Việt Nam viện trợ và xây dựng cơ sở vật chất giáo dục cho Lào

Cùng chung mục tiêu, lý tƣởng là yếu tố cơ bản để củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam trong giai đoạn này. Kinh nghiệm lịch sử trong quan hệ hai nƣớc cho thấy, nếu không có sự nhất trí về quan điểm, đƣờng lối, không có đƣờng hƣớng chính trị phù hợp thì không thể xây dựng đƣợc mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia, hai dân tộc. Một khi thống nhất về quan điểm, đƣờng lối chiến lƣợc thì dù có một số khác biệt nào đấy, cũng có thể đi đến thống nhất để cùng nhau xây dựng lên mối quan hệ tốt đẹp. Trong những năm gần đây, ngoài số lƣu học sinh Lào đƣợc tiếp nhận theo diện Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ, số lƣu học sinh đƣợc gửi đào tạo theo các chƣơng trình hợp tác giữa các tỉnh kết nghĩa hoặc tự túc kinh phí đang ngày một gia tăng. Chỉ tính riêng năm học 2007 - 2008, có 3.488 lƣu học sinh Lào học tập tại Việt Nam; trong đó 1.594 lƣu học sinh theo diện Hiệp định ký kết giữa hai Chính phủ (bao gồm: 1.178 lƣu học sinh đại học, 195 lƣu học sinh sau đại học, 48 lƣu học sinh cao đẳng và 173 lƣu học sinh đang học tiếng Việt tại T78), 1.196 lƣu học sinh theo chƣơng trình hợp tác giữa các tỉnh kết nghĩa, 682 lƣu học sinh sang học bằng kinh phí tự túc và 16 lƣu học sinh sang học bằng các nguồn kinh phí khác.[ 46. Tr 32]

Thực hiện chủ trƣơng đổi mới phƣơng thức đào tạo, một số cơ sở giáo dục của Việt Nam nhƣ Đại học Thái Nguyên, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam… đã liên kết với Đại học Quốc gia Lào, mở các lớp đào tạo tại chỗ với nguồn kinh phí của Lào, của cá nhân hoặc học bổng do các tổ chức quốc tế khác giúp đỡ.

Có thể nói rằng, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho Lào đã ngày càng đƣợc nâng cao về chất lƣợng, tăng cƣờng về số lƣợng, với các phƣơng thức và loại hình đào tạo đa dạng, phong phú đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự

nghiệp cách mạng Lào. Sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã đem lại tác dụng lâu dài, các lƣu học sinh Lào sau khi trở về nƣớc hầu hết đã phát huy đƣợc năng lực của mình, góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, nhiều ngƣời đã trở thành cán bộ giữ các cƣơng vị trọng trách, từ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Bộ trƣởng, Thứ trƣởng, Tỉnh trƣởng, Phó tỉnh trƣởng cho đến cán bộ nòng cốt trong các ngành, các ban ở Trung ƣơng và địa phƣơng, cán bộ, chuyên viên và những nhà kinh doanh có tiếng của Lào ngày nay.

Mặc dù cả hai phía đã quan tâm, có những đầu tƣ đáng kể cho công tác đào tạo lƣu học sinh Lào tại Việt Nam, nhƣng trong lĩnh vực này cũng còn không ít những điểm yếu cần khắc phục, đó là: chất lƣợng đào tạo một số ngành còn hạn chết, một số lƣu học sinh sau khi tốt nghiệp ra trƣờng còn gặp khó khăn do thiếu kiến thức thực tế; sự phân bố ngành học chƣa cân đối, chƣa phù hợp với trình độ của lƣu học sinh; việc thực hiện các chế độ chính sách cho lƣu học sinh giữa các cơ sở đào tạo còn chƣa hợp lý và thống nhất khiến cho một số lƣu học sinh chƣa yên tâm học tập.

Một số khó khăn khác hiện nay là do hệ thống chƣơng trình đào tạo ở bậc phổ thông của Lào chỉ có 11 năm, trong lúc hệ thống giáo dục của Việt Nam là 12 năm, học sinh Lào sang học tập ở Việt Nam đã phải mất thêm hai năm để học tiếng Việt và nâng cao kiến thức khoa học cơ bản.

Việc thi tuyển đầu vào đƣợc tổ chức ở Lào đã có tác dụng tích cực đến chất lƣợng học tập của lƣu học sinh Lào, nhƣng vẫn còn khá đông lƣu học sinh Lào đƣợc cử đi học theo diện cử tuyển, làm cho chất lƣợng một bộ phận lƣu học sinh Lào nhập học chƣa đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo.

Hai phía chƣa có những chính sách, biện pháp đồng bộ khuyến khích lƣu học sinh Lào phấn đấu giành kết quả cao hơn trong quá trình học tập ở Việt Nam. Tuy đời sống vật chất và tinh thần của lƣu học sinh đã phần nào

đƣợc cải thiện hơn trƣớc, nhƣng vẫn còn khó khăn, đơn điệu, các trƣờng chƣa có điều kiện tổ chức các sinh hoạt văn hóa tinh thần cho các lƣu học sinh Lào học tại trƣờng.

Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, hoạt động tự quản trong lƣu học sinh Lào và các tổ chức đoàn thế của lƣu học sinh Lào tuy đã đƣợc quan tâm củng cố song vẫn còn hiện tƣợng sa sút về lối sống của một số ít lƣu học sinh Lào.

Song song với công tác đào tạo cán bộ, thực hiện chủ trƣơng của hai Nhà nƣớc, hai bên đã tăng cƣờng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học, biên soạn giáo trình giảng dạy, hỗ trợ chuyên gia và hợp tác nghiên cứu khoa học.

Trên cơ sở các hiệp định hợp tác đã đƣợc ký kết, bằng nguồn vốn của Chính phủ Việt Nam viện trợ cho Lào, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã giúp Lào xây dựng và đƣa vào sử dụng bốn trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, gồm các trƣờng: Uđômxay, Xavẳnnakhệt, Phạc Xê và Xê Coong.

Hiện nay ở Lào có 17 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú. Hệ thống các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú đƣợc trải đều theo các vùng miền, địa bàn dân cƣ… đã phát huy tác dụng tích cực là trung tâm văn hóa giáo dục, nơi đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn tƣơng lai cho các bộ tộc Lào. Cùng với các đồng nghiệp Lào, nhiều giáo viên Việt Nam đã đƣợc cử sang giảng dạy tiếng Việt trong các trƣờng nội trú của Bạn. Với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị khá đồng bộ, đội ngũ giáo viên có năng lực, chất lƣợng dạy và học ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú đã đƣợc Bộ Giáo dục Lào đánh giá tốt.

Ngày 6 tháng 3 năm 2007, nhân dịp sang thăm và làm việc tại Lào, Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết đã cắt băng khánh thành trƣờng Năng khiếu và Dự bị đại học Viêng Chăn, một công trình xây dựng khang trang, hiện đại do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhằm đào tạo các học sinh năng khiếu, nhân tài tƣơng lai của đất nƣớc Lào.

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Lào, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã cung cấp toàn bộ chƣơng trình, sách giáo khoa ở tất cả các cấp bậc học của Việt Nam để phía Lào tham khảo và nghiên cứu. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã viện trợ máy in, công nghệ in cho Nhà xuất bản Giáo dục Lào.

Về trao đổi chuyên gia, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tiếp tục cử các chuyên gia giáo dục có kinh nghiệm, phối hợp với các đồng nghiệp Lào tham gia giảng dạy, biên soạn sách giáo khoa, hiệu đính chƣơng trình giảng dạy ở các bậc học từ phổ thông đến cao đẳng, đại học.

Đƣợc sự hỗ trợ đầu tƣ bằng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Lào, từ năm 1994 đến 1998, Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà đơn vị trực tiếp thực hiện là trƣờng Đại học Cần Thơ đã hoàn thành việc quy hoạch và xây dựng phát triển nông nghiệp cánh đồng Chămpaxắc, tỉnh Chămpaxắc, kết hợp với đào tạo cán bộ, đã góp phần tăng năng suất lúa với việc thâm canh, làm thủy lợi, giống cây trồng phù hợp, đạt kết quả cao; đƣợc nhân dân tỉnh Chămpaxắc và lãnh đạo các cấp của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đánh giá cao.

Các địa phƣơng, đặc biệt là các tỉnh có chung đƣợc biên giới, cũng đã kết nghĩa giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học, cung cấp trang thiết bị giáo dục, đào tạo cán bộ ngắn hạn và dài hạn, tham quan học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Sự hợp tác và giúp đỡ đó đã góp phần làm cho tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nƣớc Việt Nam - Lào càng đƣợc củng cố và không ngừng đƣợc vun đắp thêm.[ 45. Tr 19]

Trong chiến lƣợc hợp tác giữa Chính phủ hai nƣớc ký này 15 tháng 3 năm 1995 đã nêu rõ: lợi ích sống còn của nhân dân hai nƣớc Việt Nam - Lào dựa trên những điều kiện lịch sử, địa lý và chính trị trong quá khức, hiện tại và tƣơng lai của cả hai nƣớc. Hai dân tộc đòi hỏi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Việt Nam - Lào cũng phải luôn gắn bó với nhau, hợp tác chân thành, toàn diện. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nƣớc của cả hai nƣớc Việt Nam - Lào.

Trên cơ sở chiến lƣợc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật thời kỳ 2001 - 2010 và quan điểm hợp tác trong giai đoạn 2006 - 2010, các chƣơng trình hợp tác Việt Nam - Lào cần hƣớng tới mục tiêu cụ thể là:

Củng cố quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện để quan hệ hợp tác hai nƣớc phát triển bền vững, lâu dài. Tiếp tục ƣu tiên đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực; tăng cƣờng hợp tác phát triển bền vững vùng biên giới hai nƣớc; quan tâm thích đáng hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, thông tin; khuyến khích thƣơng mại và đầu tƣ, tạo sức cạnh tranh của hàng hóa ở mỗi bên; nâng cao hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc.

Hai bên tiếp tục đổi mới phƣơng thức hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, đồng thời dành ƣu tiên, ƣu đãi hợp lý cho nhau phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của mỗi nƣớc, hai bên đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Tích cực phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế. Khuyến khích hợp tác giữa các bộ, ngành và các tổ chức đoàn thể địa phƣơng, đặc biệt là các địa phƣơng có chung đƣờng biên giới giữa hai nƣớc trên cơ sở khả năng thực tế của mình.

Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giai đoạn 2006 - 2010 giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã chỉ rõ những nội dung chƣơng trình hợp tác ƣu tiên trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là:

Tiếp tục duy trì hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Lào trong giai đoạn mới. Hai phía cần tiếp tục có những giải pháp tích cực trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, coi trọng việc giảng dạy và học tập tiếng Việt và tiếng Lào trong các chƣơng trình hợp tác giáo dục.

Cần tiếp tục đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi về sinh hoạt và học tập cho lƣu học sinh theo tinh thần nội dung nghị định thƣ hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai nƣớc đã ký kết.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam luôn coi việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong mỗi chƣơng trình hợp tác là một yêu cầu quan trọng cần đƣợc thấm nhuần tới từng đơn vị, từng cơ sở đào tạo đang làm nhiệm vụ giúp Lào.

Tiểu kết

Qúa trình hợp tác giáo dục Lào - Việt Nam đã chứng minh mối quan hệ tốt đẹp của hai dân tộc, hai Đảng và hai Nhà nƣớc. Sự hợp tác giáo dục là một trong những sự hợp tác thành công nhất trong mối quan hệ Lào - Việt Nam, nó giúp cho Lào đƣợc đào tạo những cán bộ, những sinh viên, học sinh nhiều năng lực về phát triển kinh tế đất nƣớc. Tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững của Lào. Bên cạnh đó hợp tác giáo dục giữa hai nƣớc cũng là điều kiện để Việt Nam hiểu hơn về văn hóa, dân tộc Lào. Những cán bộ, sinh viên Việt Nam am hiểu về con ngƣời đất nƣớc Lào. Giúp cho cả hai dân tộc mối quan hệ ngày càng khăng khít và cả hai dân tộc đồng sức, đồng lòng phát triển đi lên trong thời đại mới.

CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO - VIỆT NAM

Quan hệ giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, đƣợc bắt nguồn từ rất lâu đời và đặc biệt là có sự gắn kết giữa hai dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, đánh đổ đế quốc thực dân để xây dựng Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trƣớc đây, nay là Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng nhƣ Nhà nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Cả hai dân tộc anh em đã chia ngọt sẻ bùi bên nhau trong suốt cuộc trƣờng chinh gian khổ, cùng nhau giành đƣợc những thắng lợi vĩ đại và ngày nay cũng đang kề vai trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mỗi nƣớc.

Mối quan hệ này đích thân do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong là những ngƣời đặt nền móng và đƣợc các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nƣớc và biết bao thế hệ cán bộ, chiến sỹ, đảng viên, nhân dân hai nƣớc bằng mồ hôi và cả xƣơng máu của mình góp sức xây dựng lên. Ngày nay, mối quan hệ đó thực sự là nguồn lực to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc của mỗi nƣớc.

Mối quan hệ này đƣợc cả hai bên đánh giá là quy luật tồn tại và phát triển của sự nghiệp cách mạng của mỗi nƣớc, mỗi dân tộc. Trong tình hình hiện nay, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam luôn đƣợc hai bên quan tâm, không ngừng củng cố tăng cƣờng và phát triển, đem lại lợi ích thiết thực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nƣớc của mỗi nƣớc, đồng thời đây cũng là nhân tố tích cực để củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Việc nâng tầm mối quan hệ hai nƣớc trong thời gian tới trở thành mối quan hệ đặc biệt chiến lƣợc đã thể hiện sự tin cậy về chính trị và phản ánh sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ hai nƣớc trên tất cả lĩnh vực kinh

tế, chính trị, văn hóa…Dù vẫn còn phải không ít khó khăn, song đến nay có thể khẳng định, quan hệ Lào - Việt Nam đã có những bƣớc tiến triển vững chắc và hai nƣớc đang kỳ vọng vƣơn tới trở thành đối tác chiến lƣợc toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Đánh giá về chung về sự hợp tác giáo dục Lào - Việt Nam trong những năm qua, tôi thấy rằng mối quan hệ hợp tác giáo dục Lào - Việt Nam đã có những kết quả nhƣ:

Hợp tác giáo dục đã phát triển và không ngừng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của Lào, từ những năm 90 của thế kỷ XX, trong định hƣớng hợp tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nƣớc đã có chủ trƣơng “không tiếp nhận đào tạo tại Việt Nam lƣu học sinh Lào ở bậc phổ thông và bậc trung học chuyên nghiệp, chỉ đào tạo LHS Lào ở bậc đại học, tăng cƣờng số lƣợng bậc thạc sĩ và tiến sĩ, chú ý cho các ngành mũi nhọn về kinh tế, khoa học kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo lào việt nam từ năm 1992 đến năm 2014 (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)