7. Kết cấu của luận văn
3.1. Một số nhận xét về quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo
Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2014
3.1.1. Những thành tựu đạt được
Với chặng đƣờng lịch sử lâu dài của hai nƣớc ngay từ những ngày còn đấu tranh giành độc lập dân tộc, có thể thấy rằng những kết quả đạt đƣợc trên tất cả các lĩnh vực thì hợp tác giáo dục đã có nhiều thành công. Đây là động lực thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đặc biệt chiến lƣợc Lào - Việt Nam. Để có đƣợc những thành tựu ấy thì việc hợp tác giáo dục Lào - Việt Nam đã có những điều kiện thuận lợi cơ bản nhất định.
Thứ nhất, là tính chất tƣơng trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển với một nền tảng lịch sử lâu dài.
Đây là cơ sở cho những phát triển tốt đẹp, gắn bó giữa hai nƣớc, hai dân tộc. Chặng đƣờng dài lịch sử hai nƣớc đã cùng nhau đánh đuổi quân xâm lƣợc rồi lại cùng nhau xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội. Tất cả quá trình thời gian đó minh chứng cho sự hợp tác thúc đẩy cùng nhau.
Thứ hai, Chính phủ hai nƣớc đã tích cực xây dựng khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt động hợp tác sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đi đầu là lĩnh vực hợp tác giáo dục.
Các lãnh đạo cấp cao giữa hai nƣớc thƣờng xuyên có đoàn trao đổi học tập lẫn nhau. Cùng ký kết thực hiện các biên bản ghi nhớ, hợp tác giao lƣu lẫn nhau. Việt Nam ngày càng nhận thêm nhiều học sinh, sinh viên Lào sang du học đáp ứng đƣợc nguyện vọng của Lào. Và Lào cũng đã nhận đƣợc nguồn cán bộ Việt Nam cử sang để học hỏi kinh nghiệm. Điều đó trƣớc hết là nhờ cả hai bên đã xây dựng nên một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tuân thủ và thực hiên tốt các quy định đã đƣợc đề ra.
Thứ ba, Việt Nam có thể chế chính trị xã hội phát triển nhịp độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế cao. Điều này giúp cho Lào nhận đƣợc sự giúp đỡ từ phía Việt Nam. Nhận đƣợc những gói đầu tƣ nhƣ ODA hay các khoản viện
trợ, hỗ trợ không cần hoàn lại. Giúp Lào có đƣợc sự phát triển nhờ những chƣơng trình mà phía Việt Nam đã hỗ trợ.
Lào và Việt Nam lại có nhiều điểm tƣơng đồng về văn hóa và có quan hệ hợp tác phát triển trong nhiều thời kỳ, chặng đƣờng lịch sử và đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho cả hai bên phát triển tốt hơn.
Với đặc điểm riêng biệt, đánh giá hiệu quả viện trợ không hoàn lại dành cho Lào đƣợc xem xét trên mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nƣớc vì lợi ích đảm bảo ổn định an ninh và phát triển của mỗi nƣớc. Vì vậy, hiệu quả viện trợ không hoàn lại dành cho Lào không chỉ đƣợc xem xét là nguồn hỗ trợ đơn thuần về kinh tế mà cần đặt trong mối tổng thể chung để xem xét, đánh giá tác động một cách toàn diện cả về xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trƣờng sinh thái có liên quan đến mỗi nƣớc.
Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào trong những năm gần đây là:
- Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào đã đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc lâu dài của hai Đảng và hai Nhà nƣớc về con ngƣời trong việc tăng cƣờng và củng cố mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nƣớc.
Cùng chung mục tiêu, lý tƣởng để củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, trong công tác đào tạo nguồn nhân lực giúp Lào, đào tạo cán bộ chính trị, xã hội là đối tƣợng quan trọng nhất để hình thành một đội ngũ nghiên cứu, cung cấp những luận cứ khoa học cho đƣờng lối đổi mới toàn diện theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, góp phần trực tiếp vào đổi mới tƣ duy kinh tế, cải cách thể chế, hội nhập kinh tế quốc tế.
Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của Lào, coi đây là công tác có ý nghĩa chiến lƣợc lâu dài. Đặc biệt trong giai đoạn 2001 đến nay, đào tạo cán bộ chính trị và nghiên cứu về chính trị xã hội cho Lào đã tăng lên về số lƣợng và mở rộng hình thức đào tạo trên nhiều lĩnh vực.
Trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ của Lào đƣợc đào tạo tại Việt Nam qua các thời kỳ hiện đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị và các cơ sở kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nƣớc Lào.
Những kết quả học tập của các cán bộ, học sinh Lào và học tập tại Việt Nam đã hình thành một đội ngũ cán bộ hiểu biết lấn nhau giữa các ngành các lĩnh vực của hai nƣớc bạn anh em với cán bộ các ngành, lĩnh vực của Việt Nam, đã và đang góp phần tích cực vào việc củng cố và tăng cƣờng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt lâu dài và hợp tác toàn diện giữa Đảng, nhà nƣớc và nhân dân hai nƣớc anh em.
- Sự tin cậy lẫn nhau với việc hàng năm các nƣớc bạn Lào gửi sang Việt Nam một số lƣợng lớn các cán bộ, sĩ quan quân đội và an ninh sang học tập và bồi dƣỡng tại Việt Nam đã góp phần củng cố sự hợp tác, đản bảo an ninh vì mục tiêu phát triển của ba nƣớc.
- Trên lĩnh vực kinh tế, phát triển ổn định biên giới giữa nƣớc, viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào đã đóng góp tích cực vào việc hoàn thành cắm mốc biên giới giữa Việt Nam với Lào, làm cơ sơ xây dựng một biên giới hoà bình, hữu nghị và phát triển lâu dài giữa Lào và Việt Nam.
- Đã đạt đƣợc hiệu quả nhất định trong việc hợp tác điều tra cơ bản phục vụ phát triển hợp tác giữa hai nƣớc nhƣ; xây dựng bản đồ, liên kết các hệ thông độ cao và lƣới toạ độ, hợp tác tăng cƣờng trong lĩnh vực khí tƣợng thủy văn phục vụ cho việc hợp tác dự báo, điều tra, thăm dò khoáng sản và quy hoạch đất phục vụ cho đầu tƣ của Việt Nam với Lào.
Nhìn chung, việc sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại đã có nhiều tiến bộ. Nguồn vốn đƣợc sử dụng tập trung, có mục tiêu, trọng điểm. Quản lý và sử dụng vốn viện trợ đƣợc quan tâm, phối hợp thƣờng xuyên, từng bƣớc đi vào nề nếp. Nhiều dự án hợp tác đƣợc tiếp tục đầu tƣ đồng bộ và duy trì hoạt động đã đánh dấu sự chuyển biến mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc.
Kết hợp giữa đầu tƣ mới với duy trì và nâng cao năng lực hoạt động các dự án hợp tác giữa hai bên, bƣớc đầu đã có những tác động tích cực, đáp ứng yêu cầu thực tế của phía bạn Lào và góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc. Nhiều công trình dự án đƣợc đầu tƣ hoàn thành dứt điểm nhƣ Trƣờng năng khiếu dự bị đại học cho học sinh dân tộc tại Đại học Quốc gia Lào, Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia Lào, Trƣờng Tài chính Đụngkhămxạng, Trƣờng trung học phổ thông Hữu nghị Lào - Việt tại Thủ đô Viêng Chăn. Nguồn vốn dành cho điều tra cơ bản và quy hoạch đƣợc điều chỉnh tập trung vào các đối tƣợng và vùng quy hoạch, vùng khoáng sản phục vụ mục tiêu đầu tƣ, phát triển kinh tế mỗi nƣớc.
3.1.2. Hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Lào còn những hạn chế trên từng lĩnh vực cụ thể nhƣ sau:
- Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực:
Chất lƣợng đào tạo trong những năm qua (2001-2010) đó có những chuyển biến tích cực, song thực sự chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế và mong muốn của hai bên. Nguyên nhân là do chất lƣợng đầu vào còn thấp so với mặt bằng kiến thức chung của Việt Nam, trình độ tiếng Việt sau một năm dự bị của các lƣu học sinh chƣa đủ để tiếp thu bài giảng ở trên lớp. Việc phối hợp thực hiện các Quy chế và Nghị định thƣ hợp tác đào tạo đã ký kết chƣa chặt chẽ, còn có sự nể nang, châm trƣớc tạo kẽ hở trong quản lý và tâm lý ỷ lại trong học tập của học sinh.
Thực tế cho thấy, những lĩnh vực có hình thức quản lý tốt nhƣ an ninh, quốc phòng, ý thức kỷ luật học tập của cán bộ, lƣu học sinh ở các khối này thƣờng chiếm tỷ lệ khá, giỏi cao hơn khối học sinh kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Đặc biệt so với cán bộ, học sinh trong những năm 80 của thế kỷ trƣớc là những cán bộ, học sinh đƣợc đào tạo từ phổ thông, có trình độ tiếng
Việt và mặt bằng giáo dục phổ thông ngang tầm với học sinh Việt Nam và có ý thức học tập và kỷ luật đƣợc rèn luyện tốt hơn hiện nay.
Hai bên còn chƣa có cơ chế quản lý, theo dõi hiệu quả sử dụng sau đào tạo để rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời những bất cập xẩy ra cũng nhƣ việc nắm bắt kịp thời nhu cầu cần cập nhật đối với số cán bộ, học sinh đã đào tạo tại Việt Nam và có kế hoạch đào tạo lại cho phù hợp. Theo báo cáo của Ban Tổ chức Trung ƣơng Lào thì có 1/3 số học sinh đƣợc đào tạo tại Việt Nam về Lào chƣa có việc làm.
Chính phủ hai nƣớc luôn quan tâm tới hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhiệm vụ chiến lƣợc có tác động lâu dài tới quan hệ hai nƣớc, trong đó tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng và mở rộng học ngoại ngữ tiếng Việt tại các trƣờng phổ thông, tiến đến mở rộng tới mọi đối tƣợng là ngƣời Lào. Để thực hiện mục tiêu này trong chƣơng trình mục tiêu đã hai bên thỏa thuận: Xây dựng Khoa tiếng Việt Trƣờng Đại học Quốc gia Lào (nhƣ những khoa dạy ngoại ngữ của các nƣớc khác ở trƣờng này); Hoàn thành bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời Lào và tiến tới phổ cập rộng rãi phù hợp với mọi đối tƣợng ngƣời Lào; Hoàn thành bộ từ điển Lào-Việt và Việt-Lào. Song mục tiêu này kéo dài trong 5 năm sau nhiều lần điều chỉnh, nhƣng vẫn chƣa hoàn thành.
Đào tạo chính quy dài hạn còn bất cập giữa số lƣợng và chất lƣợng. Hai bên còn chƣa có kế hoạch dài hạn, chƣa thực sự căn cứ vào nhu cầu sử dụng để đầu tƣ.
Hàng năm phía Việt Nam tiếp nhận theo một con số “năm sau, cao hơn năm trƣớc” (2001 là 500 ngƣời, 2005 là 600 ngƣời và 2009 là 700 ngƣời) phía Lào cũng căn cứ vào con số này cử đủ số ngƣời (thậm chí cả những đối tƣợng không thi tuyển). Nhƣ vậy, cả hai bên đều không căn cứ trên yêu cầu, kế hoạch sử dụng để đào tạo. không có cơ sở để chuẩn bị tốt đầu vào đã dẫn đến chất lƣợng đào tạo bị ảnh hƣởng dây chuyền trong nhiều năm qua.
Cơ cấu ngành nghề chƣa phản ánh đƣợc thực tế yêu cầu phát triển và phục vụ quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc. Trong những năm qua, để phục vụ cho hợp tác đầu tƣ giữa hai nƣớc (cũng nhƣ yêu cầu hợp tác đầu tƣ giữa Lào với các nƣớc khác) nguồn nhân lực trong các ngành nghề khai khoáng, thuỷ điện, trồng cây công nghiệp, dầu khí đòi hỏi một số lƣợng lớn cán bộ, nhƣng những ngành này hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Điều này đƣợc phản ánh qua số liệu của phụ lục Hiệp định hàng năm do phía Lào đƣa ra nhƣ: Năm 2005, trong số 33 chỉ tiêu trên đại học có tới 11 chỉ tiêu về kinh tế, tài chính (chiếm 33%), chỉ có 01 mỏ địa chất (chiếm 3%) và trong 115 chỉ tiêu đại học có 33 chỉ tiêu về quản lý hành chính, kinh tế, tài chính (chiếm 26,6%), chỉ có 04 mỏ địa chất và 01 bảo vệ thực vật (chiếm 4,3%), các ngành nhƣ năng lƣợng điện, dầu khí hầu nhƣ các năm đều không có.
- Đào tạo cán bộ chính tri, xã hội giúp Lào là một nội dung quan trọng trong lĩnh vực hợp tác đào tạo giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại, bất cập nhƣ:
- Chƣơng trình, nội dung chƣa ổn định, còn nặng về lý thuyết, các đề tài tính thực tiễn cũn chƣa cao, chƣa đáp ứng yêu cầu và ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả. Còn rất ít công trình nghiên cứu và đào tạo về khoa học xã hội giữa Việt Nam và Lào, mới dừng lại ở những công trình nghiên cứu và bài viết trên từng mảng, từng vấn đề, chƣa mang tính hệ thống.
- Phƣơng pháp giảng dạy, nghiên cứu chậm đƣợc cải tiến, giáo viên giảng dạy và hƣớng dẫn nghiên cứu còn thiếu kiến thức và am hiểu thực tiễn về Lào nên trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu việc vận dụng vào tình hình thực tế của Lào hạn chế, việc ứng dụng các công trình nghiên cứu hoặc vận dụng bài giảng đạt hiệu quả chƣa cao, chƣa thực sự gắn và ăn nhập với thực tế.
Các chƣơng trình, dự án hợp tác:
Một số chƣơng trình dự án triển khai còn chậm, chất lƣợng chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, nguyên nhân cơ bản là:
Quy trình quản lý dự án sử dụng vốn viện trợ còn nhiều bất cập, chậm đổi mới đã ảnh hƣởng đến thời gian chuẩn bị dự án; Nhiều phát sinh khách quan do biến động của tình hình kinh tế thế giới và khu vực đòi hỏi việc sử lý, điều chỉnh đã kéo dài thời hạn hoàn thành dự án.
Mặc dù đó có chiến lƣợc hợp tác 10 năm (2001-2010) và các Chƣơng trình mục tiêu cho từng giai đoạn 5 năm (2001-2005) và (2006-2010) nhƣng việc tổ chức triển khai của một số Bộ, ngành, địa phƣơng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhƣ thỏa thuận giữa hai bên và cam kết còn theo ý muốn chủ quan dẫn đến nhiều nội dung thỏa thuận còn nằm ngoài Hiệp định, vƣợt quá nguồn cam kết giữa hai Chính phủ và khả năng của các Bộ, ngành, địa phƣơng mỗi bên nếu không thực hiện đƣợc sẽ gây nên tƣ tƣởng hoài nghi, mất lòng tin với các đối tác phía Lào.
Sự nhận thức về tầm quan trọng trong chiến lƣợc hợp tác với Lào của một số Bộ, ngành chƣa đầy đủ, làm mất tính thời điểm của một số nội dung chiến lƣợc đặt ra. Đƣợc thể hiện:
Hai bên mong muốn tăng cƣờng nhận thức về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào tới mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân hai nƣớc và trở thành động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các mặt kinh tế, đối ngoại, an ninh của hai nƣớc. Để cụ thể hóa mục tiêu này, hai bên đã thỏa thuận đầu tƣ xây dựng hệ thống Đài phát thanh và phát hình chuyển tiếp tại 4 địa điểm: Chămpaxắc, Xavanakhet, Luôngprabăng, Uđômxay, tiến tới phát chuyển tiếp kênh truyền hình của Việt Nam có phụ đề tiếng Lào với dự kiến sau khi hoàn thành sẽ phủ sóng phục vụ cho 40,29% dân số Lào đƣợc hƣởng thụ dự án, mang lại lợi ích trong việc nâng cao nhận thức cho dân cƣ, đặc biệt cƣ dân ở vùng sâu, vùng
xa của Lào. Đây là một vấn đề chiến lƣợc, nhạy cảm trong hợp tác đƣợc phía Lào đồng tình ủng hộ, cần đƣợc hoàn thành sớm, nhƣng sau 10 năm chuẩn bị với nhiều lần điều chỉnh kinh phí đến nay mới có một Dự án xây dựng Đài phát thanh và phát hình Chămpaxắc hoàn thành các thủ tục đầu tƣ và khởi công vào cuối năm 2009. Với sự chậm trễ này, chƣơng trình đặt ra sẽ không thực hiện đƣợc mục tiêu chiến lƣợc nhƣ mong muốn.
Hợp tác giáo dục giữa hai nƣớc trong thời gian qua đã liên tục đƣợc đẩy mạnh và đem lại nhiều hi vọng về sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ Lào - Việt Nam trong tƣơng lai, đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò nền móng của lĩnh vực giáo dục tốt đẹp trong quan hệ hai nƣớc. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế tồn tại trong mối quan hệ này.
Thứ nhất, đó là tình trạng phụ thuộc lẫn nhau bất tương xứng. Trong