7. Kết cấu của luận văn
3.2. Bài học kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy hợp tác giáo dục và
3.2.1. Bài học kinh nghiệm
Mặc dù những thành tựu, kết quả hợp tác giáo dục, đầu tƣ giữa Lào và Việt Nam là hết sức to lớn, song nhìn nhận khách quan, các thành tựu, kết quả này vẫn còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, nhất là với quan hệ chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh hết sức chặt chẽ và đặc biệt giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân hai nƣớc.
Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho kết quả không tƣơng xứng với mối quan hệ đặc biệt giữa hai nƣớc là:
Luật pháp, chính sách của hai nƣớc thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, hoàn toàn thiện theo đà phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế trong khi nhiều doanh nghiệp của Việt Nam không nắm chắc luật pháp, chính sách của nƣớc Lào nên hoạt động mang tính tự phát, dễ xảy ra những mâu thuẩn nhỏ. Nhiều chƣơng trình giáo dục của Việt Nam đƣợc mở ra tại nƣớc bạn nhƣng chƣa chú trọng việc thúc đẩy quan hệ đầu tƣ thƣơng mại, nâng cấp công trình nhà trƣờng, những công nghệ tiên tiến trong giáo dục nhƣ máy tính, máy chiếu .... Việt Nam chƣa nghiên cứu nhu cầu của ngƣời dân Lào mà thƣờng chỉ tập trung vào việc tổ chức cho sinh viên Lào sang du học. Gần đây, tình hình này đã phần nào đƣợc khắc phục, một số trƣờng học của Lào đã xây dựng rõ ràng từng chuyên ngành, phân ban để gửi đi các nƣớc học tập và nghiên cứu.
Về mặt quản lý nhà nƣớc, hiện tại chƣa có cơ quan, tổ chức nào có đủ điều kiện và năng lực để triển khai quản lý, theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động chất lƣợng học tập của các học sinh, sinh viên trên cả hai phía mà chỉ dừng lại ở việc nghe báo cáo, cũng chƣa có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của cơ quan, tổ chức nhà nƣớc có thẩm quyền để quản lý việc học tập của sinh viên, chƣa làm rõ nội dung quản lý, phƣơng thức quản lý, từ khâu thẩm định tƣ cách pháp nhân, thẩm định năng lực các mặt của đới sống sinh viên đến khâu đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của các du học sinh gặp phải những vƣớng mắc nhƣ thế nào ?... Ngoài ra, hiện tƣợng có nhiều học sinh, sinh viên muốn sang Lào học tập và sinh sống không đăng ký gây lên những khó khăn cho công tác quản lý từ phía Lào.
Công tác thông tin, tƣ vấn cho các du học sinh còn rất hạn chế. Hiện vẫn chƣa có các giải pháp hữu hiệu để thu thập, biên dịch, in ấn, cung cấp các văn bản pháp luật của Việt Nam và Lào, cũng nhƣ các thông tin từ nhu cầu thị trƣờng của Việt Nam đến với các học sinh, sinh viên Lào.
Các cá nhân du học sinh Việt Nam ... tại Lào đến nay vẫn chƣa đƣợc tổ chức trong các hội hoặc hiệp hội, chƣa có sự gắn bó hỗ trợ nhau dƣới sự chỉ đạo và bảo trợ thông nhất của Nhà nƣớc Việt Nam và Lào hay nhƣ có hội nhƣng hội sinh viên của Việt Nam hoạt động quá lỏng lẻo dẫn đến tình trạng không triển khai đƣợc các vấn đề, nội dung, quy định chung của Lào. Hiện nay, đang xuất hiện một số đề án thành lập các Hội, Hiệp hội để đáp ứng yêu cầu này. Việc hình thành các Hội, Hiệp hội từ các đơn vị của các du học sinh bên cạnh các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nƣớc sẽ rất hữu ích cho công tác quản lý, cho phép nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc lẫn hiệu quả hoạt động của các, cá nhân, du học sinh của hai nƣớc.
Mặc dù Luật đầu tƣ và nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của chính phủ Việt Nam quy định về việc hỗ trợ, đầu tƣ ra nƣớc ngoài quy định rõ ràng. Phải xây dựng, ban hành chính sách ƣu đãi hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ
và khuyến khích các trƣờng học, các cơ sở giáo dục đầu tƣ ra nƣớc ngoài, nhƣng đến nay vẫn chƣa xây dựng, ban hành đƣợc. Điều này rất ảnh hƣởng tới đầu tƣ trực tiếp sang Lào vì đầu tƣ sang Lào rất cần sự hỗ trợ, ƣu đãi của Nhà nƣớc.
Bài học kinh nghiệm đặt ra trong giai đoạn tiếp theo.
Trƣớc hết, cần khắc phục những tồn tại chủ quan từ phía Lào cũng nhƣ Việt Nam và bằng những việc làm, mỗi Bộ, ngành, địa phƣơng, tổ chức đoàn thể cần khẳng định vị trí và uy tín của đôi bên trong quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc, theo đó:
Đối với các thoả thuận đã cam kết, tập trung thực hiện tốt và đảm bảo tiến độ, tạo lòng tin trong nhân dân và các đối tác phía Lào. Tránh những cơ sở đƣợc hỗ trợ xây dựng nhƣng chỉ đƣợc một thời gian ngắn đã xuống cấp nghiêm trọng nhƣ một số trƣờng học mà Việt Nam đang xây dựng cho Lào.
Các Bộ, ngành, địa phƣơng, các tổ chức khi thỏa thuận hợp tác cần tuân thủ chặt chẽ những nội dung chiến lƣợc hợp tác giữa hai nƣớc đã ký kết. Đặt mục tiêu chung lên trên ý muốn chủ quan cục bộ của Bộ, ngành, địa phƣơng, tổ chức.
Các cơ sở trƣờng học, doanh nghiệp các tỉnh thực hiện các dự án hợp tác giữa hai nƣớc cần có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ mối quan hệ đặc biệt giữa hai nƣớc. Kịp thời điều chỉnh và thay thế (nếu thấy cần thiết) những chủ đầu tƣ, doanh nghiệp không đảm bảo tiến độ và làm ảnh hƣởng tới quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc.
Coi trọng chất lƣợng và hiệu quả hợp tác, theo nguyên tắc “Đầu tƣ đúng chỗ, đúng tầm”. Theo đó, viện trợ không hoàn lại cần lựa chọn những dự án, chƣơng trình hợp tác đồng bộ mang tầm chiến lƣợc tƣơng xứng với mối quan hệ đặc biệt giữa hai nƣớc, tránh dàn trải, bị động trƣớc những yêu cầu phát sinh ngoài cam kết trong Hiệp định 5 năm và hàng năm giữa hai Chính phủ.
Trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
- Trên cơ sở Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực 10 năm (2011- 2020), phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo 5 năm và hàng năm phù hợp với mục tiêu chiến lƣợc hợp tác và phát triển của mỗi nƣớc. Trong đó, quan tâm và ƣu tiên đào tạo, bồi dƣỡng, đào tạo lại cán bộ các cấp của địa phƣơng, cán bộ đang phục vụ các chƣơng trình hợp tác giữa hai nƣớc và đào tạo nghề phục vụ cho hợp tác đầu tƣ.
Trong những năm qua, vốn viện trợ mới chỉ tập trung để đào tạo hệ dài hạn chính quy từ đại học trở lên, chƣa quan tâm đúng mức tới đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của Lào và hợp tác đầu tƣ giữa hai nƣớc. Tỷ lệ đào tạo, bồi dƣỡng và đào tại lại cỏn bộ chính trị, xã hội đang tham gia các hoạt động ở các cấp của Trung ƣơng và địa phƣơng của Lào so với tổng số tiếp nhận đào tại Việt Nam có xu hƣớng giảm đi. Nếu giai đoạn 2006-1010 số đào tạo học sinh dài hạn ở các bậc học tại Việt Nam là 379 ngƣời, gấp 4,45 lần so với 2001-2005 là 85 ngƣời thì số bồi dƣỡng ngắn hạn 2006-2010 chỉ gấp 1,29 lần là 570 ngƣời so với 2001-2005 là 440 ngƣời.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý học sinh hai bên để thực hiện tốt các Quy chế và Nghị định thƣ hợp tác đào tạo đó ký kết. Thực tế cho thấy, những lĩnh vực có hình thức quản lý tốt nhƣ an ninh, quốc phòng, ý thức kỷ luật học tập của cán bộ, lƣu học sinh ở các khối này thƣờng chiếm tỷ lệ khá, giỏi cao hơn khối học sinh kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Nếu so với cán bộ, học sinh trong những năm 80 của thế kỷ trƣớc là những cán bộ, học sinh có ý thức học tập, kỷ luật đƣợc rèn luyện tốt hơn, đạt đƣợc chất lƣợng cao hơn hiện nay và hầu hết số cán bộ nắm giữ những vị trí lãnh đạo trên nhiều lĩnh vực và địa phƣơng của Lào đều đƣợc đào tạo trong thời kỳ này.
- Thống nhất quản lý đào tạo cán bộ, học sinh Lào tại Việt Nam (trừ an ninh, quốc phòng) vào một đầu mối. Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ quản lý số đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tại
các cơ sở đào tạo thuộc Bộ, còn lại là các Bộ, ngành khác chiếm tới 40 % số cán bộ học sinh trong lĩnh vực này có mặt tại Việt Nam.
- Hai bên cần có cơ chế quản lý và theo dõi hiệu quả sử dụng sau đào tạo, rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh những bất cập xẩy ra, nắm bắt kịp thời nhu cầu cần cập nhật đối với số cán bộ, học sinh đã đào tạo tại Việt Nam để có kế hoạch đào tạo lại cho phù hợp.
- Các chƣơng trình, dự án:
Tăng cƣờng công tác thông tin và tƣ vấn cho các Bộ, ngành, địa phƣơng xác định nội dung hợp tác; phối hợp thƣờng xuyên giữa cơ quan chức năng trong Uỷ ban liên Chính phủ để kịp thời đề xuất những cơ chế chính sách phù hợp với Chính phủ mỗi bên, giúp các Bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình.
Có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ trong quản lý từ khâu thẩm định thẩm định, phê duyệt, đấu thầu lựa chọn các đơn vị thực hiện đến khâu giám sát hoạt động các chƣơng trình, dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại của Việt Nam.
Về tƣ tƣởng, nhận thức:
Các cấp, các ngành, doanh nghiệp mỗi bên tăng cƣờng nhận thức về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện vào mọi chƣơng trình, nội dung hợp tác để thể hiện một cách sâu sắc và đầy đủ trong các hoạt động hợp tác của mình, đƣa hợp tác kinh tế ngang tầm với các quan hệ truyền thống giữa hai nƣớc.