Hợp tác bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo lào việt nam từ năm 1992 đến năm 2014 (Trang 51 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Hợp tác bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo quản lý

Lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý là một trong những mục tiêu ƣu tiên của nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói chung của Việt Nam cho Lào. Trong đó viện trợ không hoàn lại của Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực này so với các nƣớc. Trong 5 năm số học bổng đƣợc cấp cho các cán bộ sang học tập tại Việt Nam là 3.518 suất, với kinh phí là 520 tỷ VND, tƣơng đƣơng với 30 triệu USD. Riêng năm 2009 là 115 tỷ VND, tƣơng đƣơng với 7 triệu USD. Con số này cao hơn 7 trên tổng số 14 nƣớc và tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại cho Lào trong năm 2009. Điều này phản ánh mối quan hệ đặc biệt của Việt Nam dành cho Lào.

Kết quả này đã góp phần giúp Lào giải quyết vấn đề thiếu hụt lực lƣợng cán bộ trƣớc các nhiệm vụ đặt ra trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, cải thiện đời sống văn hóa, xã hội và tạo điều kiện học tập cho con em dân tộc vững sân, vững xa của Lào.

Có những đóng góp thiết thực vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Lào.

Trong năm 2013, phía Việt Nam tiếp nhận 433 cán bộ, học viên cao học, nghiên cứu sinh; bồi dƣỡng tập huấn ngắn hạn giáo viên của Lào ở Việt Nam. Hai bên tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp nâng cao chất lƣợng đào

tạo; tăng cƣờng đôn đốc, kiểm tra, quản lý lƣu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam và lƣu học sinh Việt Nam đang học tập tại Lào, thực hiện tốt Nghị đinh thƣ về hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai chính phủ Việt Nam - Lào; đề xuất các biện pháp giải quyết nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo lên hai Chính phủ xem xét quyết định.[ 2. tr11]

Hai nƣớc Lào và Việt Nam tiếp tục trao đổi chƣơng trình tập huấn cán bộ, góp ý dự thảo chƣơng trình sách giáo khoa cho phù hợp và sách hƣớng dẫn giáo viên cũng nhƣ các ấn phẩm giáo dục của ngành mà mỗi bên có. Hai bên tiếp tục đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ học tập cho cán bộ, học sinh mỗi bên; Việt Nam tiếp tục cử bổ sung giáo viên dạy tiếng Việt và các môn khoa học tự nhiên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo theo nhu cầu của Lào.

Hai bên thúc đẩy thực hiện các dự án nâng cao tƣ duy năng lực cho các cán bộ để đáp ứng trình độ cao cho các mục tiêu nhƣ: “Xây dựng và tăng cƣờng năng lực, kỹ thuật Khoa tiếng Việt của Trƣờng đại học Quốc gia Lào”; “Xây dựng Trƣờng phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Xiêng Khoảng” và tiếp tục hoàn thiện tiểu dự án hợp tác lĩnh vực quản lý giáo dục và khảo thí, kiểm định chất lƣợng giáo dục và triển khai theo lộ trình của Đề án “Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020”.

Sự hợp tác giữa hai nƣớc khẳng định sẽ tăng cƣờng trao đổi giảng viên và thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lƣợng đào tạo sinh viên. Điều này thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giáo dục của hai nƣớc ngày càng khăng khít. Kế thừa những truyền thống quý báu giữa hai dân tộc để cùng nhau phát triển vào hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo lào việt nam từ năm 1992 đến năm 2014 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)