Hợp tác giữa các cơ quan cấp Bộ và các địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo lào việt nam từ năm 1992 đến năm 2014 (Trang 52 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Hợp tác giữa các cơ quan cấp Bộ và các địa phƣơng

Ngoài việc hợp tác trên góc độ của Nhà nƣớc và Chính phủ thì mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nƣớc còn đƣợc thể hiện rất cụ thể trong việc hợp tác giúp đỡ của các cơ quan trung ƣơng và các tỉnh Việt Nam cho Lào.

1) BỘ Y TẾ

Trong nhiều năm qua, công tác hợp tác về y tế giữa hai Bộ của hai nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Hợp tác giữa Bộ Y tế hai nƣớc đƣợc thực hiện trên nhiều lĩnh vực nhƣ đào tạo cán bộ , phát triển nguồn nhân lực, kểm dịch y tế biên giới, khám chữa bệnh… Hai bên thƣờng xuyên trao đổi các đoàn cán bộ cấp cao để học tập, phổ biến kinh nghiệm trong công tác.

Trong chuyến thăm cấp cao của Bộ Y tế sang Lào vào tháng 3/2008, hai bên đã nhất trí tập trung hợp tác vào một số lĩnh vực và hoạt động chính , bao gồm: y tế dự phòng, kám chữa bệnh, đào tạo phát triển nguồn nhân lực , dự án xây dựng Trƣờng Đại học Khoa học Sức khỏe của Lào và lĩnh vực pháp chế, giáo dục sức khỏe.

Trên cơ sở đó, 10 cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam gồm các bệnh viện, viện, trƣờng đầu ngành nhƣ các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản Trung ƣơng, Nhi Trung ƣơng, Chợ Rẫy, Đa khoa Trung ƣơng Huế, Viện Răng Hàm Mặt quốc gia, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ƣơng, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Thái Bình và Bệnh viện Đa khoa Tràng An Hà Nội đã ký kết 13 Bản ghi nhớ hợp tác với các cơ sở y tế đầu ngành của nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về lĩnh vực đào tạo cán bộ, chuyển giao công nghệ và các lĩnh vực cùng quan tâm khác.

Về lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong nhiều năm qua, Bộ Y tế đã nhận nhiều đoàn cán bộ của Lào sang học tập, trao đổi kinh nghiệm. Đặc biệt đã hỗ trợ đào tạo nhiều lƣợt cán bộ y tế của Lào tại Việt Nam, nhƣ đến hết năm 2008, Việt Nam đã hỗ trợ đào tạo cho Bạn 96 cán bộ đại học và 50 cán bộ sau đại học. [6. Tr3]

2) ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bao thế hệ thanh niên Việt - Lào đã không quản ngại khó khăn gian khổ, cùng nhau kề vai sát cánh, sẵn sàng hy sinh xƣơng máu để giành độc lập dân tộc, tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Nam - Lào .

Chiến tranh kết thúc, thanh niên hai nƣớc lại kề vai, sát cánh, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Trong lĩnh vực đào tạo, hai bên cũng thƣờng xuyên giúp nhau trong công tác đào tạo cán bộ làm công tác thanh thiếu niên các cấp. Đến nay, Đoàn TNCSHCM đã giúp đào tạo tại Việt Nam cho Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào 18 khóa học ngắn hạn với gần 500 học viên. Đoàn TNCSHCM còn cử chuyên gia sang Lào mở các lớp đào tạo chuyên ngành ngắn hạn cho Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào, cử chuyên gia giúp xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp, cử chuyên gia sang trao đổi kinh nghiệm tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc. [6 tr 5]

3) HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

Là tổ chức đại diện cho quyền lợi phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN Lào đã nhận thức sâu sắc và đầy đủ trong việc vun đắp quan hệ truyền thống đặc biệt Việt - Lào .

Hàng năm, Hôi Liên hiệp phụ nữ Lào đã cử hàng chục cán bộ phụ nữ Lào thuộc các cơ quan, bộ, ngành và địa phƣơng sang Việt Nam học tập và trao đổi kinh nghiệm về công tác phụ vận tại Trƣờng Cán bộ Phụ nữ Trung ƣơng (đến nay đã có khoảng hơn 200 cán bộ phụ nữ Lào đã đƣợc đào tạo ). Nhiều đoàn phụ nữ Lào các cấp đã sang tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Việt Nam về tài chính vi mô, tăng thu nhập, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế hoạch hóa gia đình, bảo vê quyền lợi của phụ nữ. [ 6. Tr 6]

4) NGÀNH KIỂM SAT

Ngày 9 tháng 1 năm 1990, ngành Kiểm sát nhân dân Lào đƣợc thành lập, kể tử đây, mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai ngành Kiểm sát nhân dân của hai nƣớc đƣợc chính thức thiết lập. Từ năm 1990 đến 1997, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam đã đón tiếp nhiều đoàn đại biểu Viện Kiểm sát tối cao Lào sang thăm và trao đổi kinh nghiệm về công tác kiểm sát.

Tháng 11 năm 1997, trong chuyến thăm và làm việc chính thức tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đồng chí Hà Mạnh Trí, Viện trƣởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam và đồng chí Ủn Lạ Xaynhaxản, Viện trƣởng Viện Kiểm sát tối cao Lào đã ký Biên bản hợp tác giữa hai Viện Kiểm sát tối cao hai nƣớc với những nội dung cơ bản sau:

- Hai bên thƣờng xuyên duy trì quan hệ giữa hai ngành Kiểm sát của hai nƣớc, nhất là trong vấn đề trao đổi kinh nghiệm kiểm sát của mỗi nƣớc;

- Lãnh đạo Viện Kiểm sát tối cao của mỗi bên hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho các Viện Kiểm sát địa phƣơng có chung đƣờng biên giới thƣờng xuyên trao đổi, thông tin cho nhau về tình hình vi phạm, tội phạm ở biên giới và cùng nhau bàn bạc phƣơng hƣớng giải quyết;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam giúp Viện Kiểm sát tối cao Lào trong việc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngành Kiểm sát Lào với hình thức thích hợp tại Việt Nam hoặc tại Lào; cử cán bộ, chuyên gia sang thuyết trình, tham gia hội thảo các chuyên đề về công tác kiểm sát tại Lào theo từng nội dung, thời gian mà Viện Kiểm sát tối cao Lào đề nghị;

- Hai bên nhất trí thƣờng xuyên trao đổi các văn bản pháp luật và các tài liệu có liên quan đến công tác kiểm sát theo yêu cầu của mỗi nƣớc nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập.

Quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai ngành Kiểm sát của hai nƣớc còn thể hiện trong lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; trang bị cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp. Đƣợc sự đồng ý của Chính phủ hai nƣớc, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam đã thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ kiểm sát cho cán bộ, kiểm sát viên của ngành Kiểm sát Lào. Từ năm 1999 đến nay, đã có 95 cán bộ, kiểm sát viên là những ngƣời đang đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong hệ thống Viện Kiểm sát các cấp của Lào đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng

nghiệp vụ ở Việt Nam. Những khóa học tập và bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm sát ở Việt Nam của cán bộ, kiểm sát viên Viện Kiểm sát Lào đã để lại những tình cảm thân thiết, gắn bó giữa cán bộ kiểm sát viên hai nƣớc. [6 tr 12]

5) TÒA ÁN TỐI CAO

Đào tạo năng lực chuyên môn cho thẩm phán và cán bộ ngành Tòa án nhân dân Lào dƣới nhiều hình thức.

Song song với việc tiến hành Dự án cung cấp trang thiết bị , một số hoạt động trong lĩnhh vực đào tạo cũng đã đƣợc tiến hành. Năm 2005, thông qua Trƣờng Cán bộ Tòa án và Tòa án quân sự trung ƣơng, Tòa án Nhân dân tối cao Việt Nam đã giúp bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn và kỹ năng xét xử cho nhiều thẩm phán và cán bộ ngành tòa án nhân dân Lào. [ 6. Tr 13]

6) TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Trong suốt chặng đƣờng lịch sử của dân tộc, giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Việt Nam luôn đi tiên phong trong xây dựng và phát triển mối quan hệ truyền thống giữa hai dân tộc Việt - Lào.

Công đoàn hai nƣớc Việt Nam, Lào đã lập quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn và ký kết chƣơng trình hợp tác giữa Công đoàn hai nƣớc trong lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Triển khai thực hiện chƣơng trình hợp tác đã ký kết giữa Công đoàn hai nƣớc, từ năm 1979, Tổng Công đoàn Việt Nam đã giúp đỡ Công đoàn Lào đào tạo, bồi dƣỡng nhiều cán bộ công đoàn có chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào công nhân, hoạt động công đoàn Lào. Đặc biệt từ năm 1992 trở đi, vấn đề hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn Việt Nam và Lào đã đƣợc phát triển toàn diện, nâng lên tầm cao mới. Trong lĩnh vực hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn đã đƣợc đƣa vào Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào. Theo đó, hàng năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục chỉ đạo Trƣờng Đại học Công đoàn giúp đỡ Công đoàn Lào đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn.

Thực tiễn trong những năm qua, Công đoàn hai nƣớc Việt - Lào đã tiến hành nhiều biện pháp cụ thể, có hiệu quả trong lĩnh vực hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công đoàn. Từ cuối năm 1979 tới nay, Trƣờng Đại học Công đoàn Việt Nam đã đào tạo, bồi dƣỡng cho Công đoàn Lào 45 cán bộ hệ đại học, 373 cán bộ hệ trung cấp, ngắn hạn và trực tiếp mở lớp đào tạo, bồi dƣỡng tại Lào cho gần 300 cán bộ công đoàn. Ngoài ra Công đoàn Việt Nam còn triển khai thực hiện dự án đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy lý luận, nghiệp vụ công tác công đoàn cho một số không nhỏ cán bộ giảng dạy kiêm chức của Công đoàn Lào.

Đặc biệt, theo Biên bản ghi nhớ ngày 25 tháng 12 năm 2007, giữa tổ chức Công đoàn hai nƣớc, Trƣờng Đại học Công đoàn (Việt Nam) giúp Công đoàn Lào xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn cho Liên hiệp Công đoàn Lào theo nhiều cấp độ khác nhau, nhƣ bồi dƣỡng lý luận, nghiệp vụ công đoàn cho cán bộ công đoàn cơ sở với thời gian 5 ngày, 20 ngày, 60 ngày và Chƣơng trình đào tạo cán bộ công đoàn có trình độ trung cấp lý luận, nghiệp vụ công tác công đoàn với thời gian hai năm.[ 6 tr 15]

Quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào trong lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ không chỉ đƣợc triển khai thực hiện ở cấp trung ƣơng mà còn đƣợc triển khai ở cấp công đoàn ngành, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố. Thể hiện rõ trong các năm 2003 - 2004, Công đoàn Công nghiệp Việt Nam đã đón ba cán bộ Công đoàn Lào sang dự Hội nghị lần thứ hai Câu lạc bộ giảng viên của Công đoàn Công nghiệp Việt Nam.

Sự hợp tác giúp đỡ giữa Công đoàn hai nƣớc Việt Nam, Lào trong lĩnh vực đào tạo đã góp phần đào tạo, bồi dƣỡng, tăng cƣờng năng lực cho cán bộ công đoàn, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động công đoàn mỗi nƣớc và góp phần quan trọng vào củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn hai nƣớc.

Bên cạnh sự hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn, Công đoàn hai nƣớc Việt Nam - Lào còn quan tâm hợp tác trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm kinh nghiệm tuyên truyền, giáo dục; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của công nhân, viên chức, lao động và trong xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh. Trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục Công đoàn Việt Nam đã hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Trung ƣơng Liên hiệp Công đoàn Lào và báo Hengan của Công đoàn Lào. Cơ quan báo Lao động của Công đoàn Việt Nam đã thƣờng xuyên đón tiếp cán bộ báo Hanh ngan của Công đoàn Lào sang trao đổi kinh nghiệm hoạt động của tòa soạn báo in, đồng thời nhiều lần cử cán bộ, chuyên gia sang tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm với báo Hengan Lào, nhằm giúp nhau xây dựng tờ báo của tổ chức Công đoàn mỗi nƣớc trở thành một tờ báo hiện đại, xã hội hóa, đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin của Công đoàn nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

Đặc biệt, ngày 30 tháng 6 năm 2008, tại thủ đô Viêng Chăn, Công đoàn Việt Nam đã tài trợ cho Công đoàn Lào xây dựng Trung tâm Bồi dƣỡng cán bộ công đoàn. Công trình đƣợc xây dựng cao bốn tầng với tổng diện tích 1.540 m2, gồm khu văn phòng, khu phục vụ học tập, nghiên cứu, hội trƣờng, thƣ viện, khu nghỉ cho học viên, sân thể thao và các công trình phục vụ khác. Trung tâm Bồi dƣỡng cán bộ công đoàn tại thủ đô Viêng Chăn do Công đoàn Việt Nam tài trợ là một biểu tƣợng mới của mối quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt giữa giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn hai nƣớc trong giai đoạn mới, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực hoạt động và cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công đoàn.

7) THÀNH PHỐ HÀ NỘI: Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lầ thứ X Đảng bộ Thành phố Hà Nội, ngày 1/8/1988, Thành uỷ Hà Nội ra Nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ đối ngoại của Hà Nội , trong đó nhấn mạnh: “Coi trọng việc giúp đỡ kinh nghiệm về xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ, phối hợp

với các trƣờng đại học và trung học chuyên nghiệp có học sinh Lào trên địa bàn Hà Nội nhằm tạo điều kiện cho học sinh bạn học tâp tốt. Các trƣờng đại học, cao đẳng ở Hà Nội đào tạo cử nhân, kỹ sƣ, bác sĩ cho nƣớc bạn Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng” [ 6. Tr5]

“ Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, cùng với việc tổ chức gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, Hà Nội đã cung cấp nhiều chƣơng trình và tài liệu giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp, cung cấp trang thiết bị và đò chơi cho trƣờng mẫu giáo Viêng Chăn; giúp đỡ cho 20 lƣợt cán bộ, giáo viên , phần lớn đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tử - tin học, toán tin của thành phố Viêng Chăn , sang tập hấn, củng cố và nâng cao kiến thức , kỹ năng thực hành, đồng thời trao đổi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy.” [ 6. Tr 7]

8) TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Nam Trung bộ trong lịch sử có mối quan hệ sâu sắc với Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Nam Lào góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nƣớc Việt Nam - Lào.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, bên cạnh việc góp sức ngƣời, sức của cho cách mạng Lào , nhân dân Bình Định đã đón tiếp, phục vụ nhiều đoàn cán bộ, đơn vị lực lƣợng vũ trang nƣớc bạn sang học tập, củng cố, xây dựng tại địa phƣơng.

Thực hiện Hiệp ƣớc Hữu nghị và Hợp tác giữa nƣớc CHXHCN Việt Nam và nƣớc CHDCND Lào , Trung ƣơng giao Bình Định kết nghĩa với Chămpaxắc và các tỉnh Nam Lào. Từ đó, việc hợp tác và chi viện lẫn nhau về mọi mặt đạt hiều kết quả, trong đó bao gồm quy hoạch - kế hoạch, nông lâm nghiệp, giáo dục - đào tạo , y tế và quy hoạch phát triển công nghiệp. Bình Định đã giúp các cơ quan quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật các tỉnh bạn nâng cao trình độ quản lý, điều hành nền kinh tế, hành chính và văn hóa - xã

hội . Trƣờng đại học Quy Nhơn đã đào tạo cho 3 tỉnh Chămpaxắc, Xê Coong và Áttapƣ: 575 lƣu học sinh học tiếng Việt, đại học, cao học với nguồn kinh phí hỗ trợ 7 tỷ đồng. Năm 2006, Trƣờng Chính trị tỉnh Bình Định bồi dƣỡng kiến thức Hành chính công cho 64 cán bộ chủ chốt các sở, ngành của tỉnh và huyện , thị xã của tỉnh Xê Công và Áttapƣ; bồi dƣỡng cho 31 lƣợt cán bộ nông nghiệp của 3 tỉnh.. ngành y tế tiếp nhận bồi dƣỡng chuyên môn , kỹ thuật hậu phẫu nội soi, đọc phim CT-Scanner và y tá trƣởng (cho Chămpaxắc), hồi sức cấp cứu và đào tạo cán bộ trung cấp y tế (cho Áttapƣ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo lào việt nam từ năm 1992 đến năm 2014 (Trang 52 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)