Lý thuyết Công tác xã hội cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn công tác xã hội ( Nghiên cứu nhóm sinh viên ngoại tỉnh (Trang 32 - 34)

1.1 .Các khái niệm, thuật ngữ liên quan

1.1.2 .Khái niệm Tiếp cận việc làm

1.2. Những lí thuyết sử dụng trong đề tài

1.2.3. Lý thuyết Công tác xã hội cá nhân

Quan điểm cơ bản trong CTXH cá nhân:

Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ phụ thuộc, mỗi bên đều có trách nhiệm với nhau. Con ngƣời có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhƣng mỗi ngƣời là độc nhất không giống ngƣời khác. Vì vậy, mỗi ngƣời cần đƣợc phát huy hết tiềm năng của mình và cần đƣợc thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua việc tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.

Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự phát huy của cá nhân, những trở ngại ấy chính là sự mất cân bằng trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

Các nguyên tắc làm việc của nhân viên CTXH với thân chủ:

Không phán xét thân chủ

Thân chủ tham gia giải quyết vấn đề Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ Cá biệt hóa

Kín đáo

Nhân viên xã hội luôn ý thức về mình

Xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp giữa nhân viên xã hội và thân chủ

Vai trò và trách nhiêm của nhân viên xã hội:

Phẩm chất, năng lực và trách nhiệm phù hợp với công việc

Luôn có ý thức rèn luyện khả năng và nâng cao trình độ chuyên môn Rèn luyện trên ba mặt: kiến thức, thái độ và kĩ năng

Luôn học tập để đối mới chính mình

Nguyên tắc của nhân viên CTXH khi giải quyết vấn đề xã hội:

Mọi công tác trợ giúp của nhân viên CTXH chỉ mang tính chất trợ giúp thân chủ hoàn thành những mục tiêu đƣợc lập ra trong kế hoạch, chứ không can thiệp vào chuyên môn của các lĩnh vực khác

CTXH luôn quan tâm giúp đỡ thân chủ giải quyết vấn đề một cách bền vững (khi gặp vấn đề tƣơng tự trong cuộc sống họ có thể tự vƣợt qua đƣợc).

CTXH cần chú trọng đến tăng năng lực cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết vấn đề của mình. Kim chỉ nam của những nhân viên CTXH chuyên nghiệp là đƣa cho thân chủ cần câu chứ không đƣa con cá. Nhân viên CTXH tuyệt đối không đƣợc đƣa ra chứng kiến của mình trong quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ.

CTXH luôn coi trọng sự phối hợp các nguồn lực của các tài nguyên xã hội, các tổ chức kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Nhân viên xã hội là trung tâm phối hợp các nguồn lực của xã hội để trợ giúp các thân chủ dễ bị tổn thƣơng. Những nguồn lực ấy bao gồm: xuất phát từ bản thân thân chủ, gia đình, họ hàng, bạn bè, nhà trƣờng, cộng đồng, hệ thống chính sách pháp luật, cơ quan địa phƣơng....

Nhân viên xã hội cần có kiến thức tổng hợp của các ngành khoa học khác nhƣ: Xã hội học, tâm lý học, Y học, Quản trị học, Kinh tế học....

Thông thƣờng, nhân viên CTXH sẽ tiến hành quá trình thực hành theo 7 bƣớc sau:

Tiếp cận thân chủ Xác định vấn đề

Thu thập thông tin Chẩn đoán

Lập kế hoạch can thiệp Triển khai kế hoạch Lƣợng giá và kết thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn công tác xã hội ( Nghiên cứu nhóm sinh viên ngoại tỉnh (Trang 32 - 34)