Những khó khăn trong tiếp cận việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn công tác xã hội ( Nghiên cứu nhóm sinh viên ngoại tỉnh (Trang 52 - 62)

1.1 .Các khái niệm, thuật ngữ liên quan

1.1.2 .Khái niệm Tiếp cận việc làm

2.2 Những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ của sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp

2.2.1. Những khó khăn trong tiếp cận việc làm

Việc làm trong thị trƣờng lao động hiện nay vô cùng đa dạng và phong phú, xong để tiếp cận đƣợc với việc làm đó lại là một vấn đề cần quan tâm. Cho đến nay, sinh viên ra trƣờng thiếu việc làm vẫn là một vấn đề chƣa giải quyết đƣợc ở Việt Nam. Hiện tƣợng sinh viên ra trƣờng nhƣ chƣa chuẩn bị đầy đủ tâm thế bƣớc vào thị trƣờng lao động, thiếu các kỹ năng cần thiết, bỡ ngỡ và thiếu các mối quan hệ xã hội và tài chính đã trở thành rào cản trên quá trình tiếp cận việc làm của sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng.

* Những khó khăn trong tiếp cận việc làm nói chung và làm thêm nói riêng trong thời gian đang học:

Là ngƣời ngoại tỉnh lên thành phố học tập, ƣớc mơ tìm đƣợc công việc tốt và trụ lại đƣợc ở thành phố lớn, song quá trình này là một thách

thức đối với nhóm sinh viên sắp ra trƣờng. Áp lực công việc, tài chính tạo động lực thúc đẩy họ tìm kiếm việc làm sau khi ra trƣờng song họ lại gặp phải rào cản ngay chính trong tâm lý và trình độ của mình. Phần này, đề tài xin đi sâu vào phân tích những khó khăn gặp phải của sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng trong việc tiếp cận việc làm ở trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để nhìn nhận các rào cản cũng nhƣ có những giải pháp trong quá trình can thiệp của công tác xã hội vào việc giúp sinh viên ngoại tỉnh tiếp cận việc làm.

Theo nhƣ kết quả điều tra cho thấy: có 4 khó khăn gặp phải khi tìm kiếm việc làm hoặc đi làm thêm trong thời gian đi học của sinh viên ngoại tỉnh đó là: vấn đề tiền lƣơng, công việc không phù hợp, thiếu thông tin việc làm và việc không sắp xếp đƣợc thời gian học tập với thời gian làm việc. Có thể nói, đối với sinh viên ngoại tỉnh thì đây là 4 yếu tố tác động gây khó khăn cho họ trong quá trình tìm kiếm và đi làm thêm khi còn đi học ở trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Biểu 2.8 Những khó khăn gặp phải khi tìm kiếm việc làm hoặc đi làm thêm trong thời gian đi học.

Đơn vị tính: %

Biểu số liệu cho thấy những dữ liệu trong cuộc khảo sát rất rõ ràng về mức độ đánh giá khó khăn gặp phải của sinh viên ngoại tỉnh khi tiếp cận, tìm kiếm việc làm hoặc đi làm thêm trong thời gian đi học hiện nay. Một là, yếu tố tiền lƣơng là một khó khăn đối với sinh viên khi đi làm thêm hoặc tìm việc làm. Trong khảo sát có đến 72.1% trong tổng số sinh viên đƣợc hỏi cho rằng họ gặp khó khăn về tiền lƣơng khi tiếp cận, tìm kiếm việc làm và đi làm thêm trong lúc đi học. Do không có toàn thời gian dành cho việc đi làm sinh viên phải tìm các công việc bán thời gian, dành cho lao động phổ thông với thu nhập không ổn định và ít ỏi. Trong khi đó, kỳ vọng về tiền lƣơng của họ lại cao hơn, điều này làm cho sinh viên cảm thấy số tiền lƣơng nhận đƣợc không xứng với những công sức mà họ bỏ ra. Hai là, yếu tố sự phù hợp của công việc chiếm 83.3% những ngƣời đƣợc hỏi cho rằng là khó khăn đối với sinh viên. Với tâm lý đi làm đúng nghề, thể hiện năng lực và tích lũy kinh nghiệm song rất ít sinh viên có thể tìm đƣợc các công việc làm thêm nhƣ ý. Đồng thời, thời gian hạn hẹp của sinh viên không thích hợp với những công việc có yêu cầu thời gian ngặt nghèo, bởi vậy mặc dù thị trƣờng lao động có nhiều việc làm song các công việc phù hợp với sinh viên ở các đặc điểm nhƣ: giới tính, lƣơng bổng, thời gian lại không có nhiều. Điều này cản trở việc sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tìm kiếm những công việc hoặc đi làm thêm khi còn đi học. Ba là, yếu tố thông tin việc làm: có nhu cầu làm việc xong thông tin việc làm lại là yếu tố quyết định việc sinh viên có tiếp cận đƣợc và tham gia vào thị trƣờng lao động hay không. Với những đặc trƣng cơ bản của ngƣời ngoại tỉnh, sinh viên ngoại tỉnh thiếu nhiều mối quan hệ với môi trƣờng sống mới, sự bỡ ngỡ về môi trƣờng sống, sự thích nghi của từng sinh viên ảnh hƣởng đến việc họ thiếu đi rất nhiều nguồn thông tin việc làm đáng tin cậy. Mặc dù thông tin việc làm trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, bạn bè, trƣờng học, đoàn thể…rất nhiều song mức độ tin cậy lại không cao. Sinh viên ngoại tỉnh vẫn e dè, sợ hãi trƣớc những thông tin thiếu đi sự tin cậy bởi

vậy họ rất dè dặt trong việc tiếp cận các thông tin việc làm. Theo kết quả điều tra cho thấy: có đến 76.6% trong tổng số sinh viên ngoại tỉnh đƣợc hỏi trả lời là họ gặp khó khăn trong thông tin việc làm. Bốn là, yếu tố sự sắp xếp thời gian giữa đi học và đi làm cũng là một trong những rào cản sự tiếp cận, tìm kiếm và đi làm thêm trong thời gian đi học của sinh viên; theo kết quả khảo sát cho thấy: có đến 54.3% số sinh viên trả lời là họ gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian giữa đi học và đi làm.

Khi phân tích vấn đề khó khăn gặp phải khi tìm kiếm việc làm hoặc đi làm thêm trong thời gian đi học của sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng với giới tính cho thấy: giữa nam giới và nữ giới có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố khó khăn tác động.

Theo kết quả cuộc khảo sát cho thấy, cả nam và nữ đều có những đánh giá về sự khó khăn gặp phải khi tìm kiếm hoặc đi làm thêm trong thời gian đi học, song có sự khác nhau giữa nam sinh viên và nữ sinh viên ở các yếu tố khó khăn. Ở nữ sinh viên, khó khăn lớn nhất mà họ cho rằng ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận và tìm kiếm việc làm chính là thông tin việc làm. Khi đƣợc hỏi về vấn đề này có đến 40.3% trong tổng số viên đƣợc hỏi là nữ trả lời là họ gặp phải khó khăn. Khó khăn về công việc không phù hợp chiếm 25.6%, tiền lƣơng chiếm 15.4% và khó khăn trong sắp xếp thời gian giữa đi học và đi làm chiếm 18.6%. Nhƣ vậy thấy rằng, nữ giới với những mối quan hệ ít hơn nam giới nên thông tin việc làm trở thành cản trở lớn nhất của họ khi tiếp cận, tìm kiếm việc làm hoặc đi làm thêm trong thời gian đi học. Vấn đề công việc phù hợp là yếu tố thứ hai tác động song so với nam sinh viên thì tỷ lệ tác động ít hơn rất nhiều.

Bảng 2.3 Những khó khăn gặp phải khi tìm kiếm việc làm hoặc đi làm thêm trong thời gian đi học phân theo giới tính

Đơn vị tính: %

Giới tính Tiền lƣơng Công việc không phù hợp

Thông tin việc làm

Sắp xếp thời gian giữa đi học và đi làm

Nữ 15.4 25.6 40.3 18.6

Nam 27.2 39.6 17.6 15.5

Nguồn:Tự điều tra

Nam sinh viên với những đặc trƣng của nam giới, các mối quan hệ mở rộng nhiều hơn, khả năng tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn bởi vậy thông tin việc làm đối với nam sinh viên không phải là khó khăn lớn nhất của họ; bởi vậy, khi đƣợc hỏi về vấn đề này thì chỉ có 17.6% trong tổng số sinh viên đƣợc hỏi là nam sinh viên trả lời họ gặp khó khăn do thiếu thông tin việc làm. Mà khó khăn lớn nhất ở sinh viên nam khi tìm kiếm, tiếp cận hoặc làm thêm trong thời gian đi học chính là công việc không phù hợp. Với những tƣ tƣởng mở rộng hơn, nam sinh viêm bao giờ cũng muốn có những công việc phù hợp thể hiện năng lực bản thân, tuy nhiên các công việc dành cho sinh viên thƣờng là các loại hình công việc phổ thông, bán thời gian họ khó tìm đƣợc công việc phù hợp theo sở thích và nghề nghiệp của mình. Yếu tố khó khăn thứ hai chính là tiền lƣơng, nam sinh viên coi trọng vấn đề tiền lƣơng nhiều hơn nữ sinh viên, khi đƣợc hỏi về khó khăn trong tiền lƣơng có đến 27.2% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi là nam sinh viên trả lời rằng họ gặp khó khăn.

* Những khó khăn gặp phải khi tiếp cận việc làm của sinh viên khi ra trƣờng:

Nếu nhƣ những số liệu trên phân tích về khó khăn mà sinh viên gặp phải khi còn đang là sinh viên, mới bƣớc vào quá trình tiếp cận việc làm, tìm kiếm và

thử qua các công việc làm thêm thì những khó khăn đƣợc phân tích dƣới đây là những khó khăn, rào cản của sinh viên gặp phải khi sắp và mới ra trƣờng.

Biểu 2.9 Khó khăn gặp phải khi ra trƣờng

Đơn vị tính: %

Nguồn:Tự điều tra

Những khó khăn gặp phải khi ra trƣờng còn khắc nghiệt hơn khi còn đang làm sinh viên. Sinh viên ngoại tỉnh nói riêng khi chuẩn bị ra trƣờng hoặc mới ra trƣờng phải chịu nhiều áp lực về tài chính, họ mới bƣớc vào thị trƣờng lao động phức tạp, với những yêu cầu khác hẳn những gì đã đƣợc học trên ghế nhà trƣờng. Điều này làm cho một bộ phân sinh viên bị sốc trƣớc sự khắc nghiệt của thị trƣờng lao động do chƣa chuẩn bị tâm lý tốt để bƣớc vào một cuộc sống mới. Một vài yếu tố tác động đến sinh viên mới ra trƣờng trong việc tiếp cận với việc làm chủ yếu là vấn đề: thiếu các kỹ năng mềm, thiếu thông tin việc làm, thiếu nguồn hỗ trợ tài chính/ quan hệ xã hội và một vài khó khăn khác. Trong bốn khó khăn cơ bản trên thì khó khăn trong thiếu thông tin việc làm chiếm tỷ lệ cao với 37.7% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi trả lời. Điều này cho thấy, mặc dù sinh viên để tiếp cận việc làm đã tạo dựng các mối liên kết xã hội, mở rộng mạng lƣới xã hội của chính mình. Họ cho rằng

mạng lƣới càng rộng đồng nghĩa với việc lƣợng thông tin đề tiếp cận việc làm càng nhiều, cơ hội tìm việc làm sẽ càng phong phú hơn. Tuy nhiên, ngoài những sinh viên ngoại tỉnh vận dụng đƣợc các mối quan hệ xã hội từ bạn bè, ngƣời quen, gia đình, họ hàng…để tiếp cận việc làm thì một bộ phân sinh viên còn lại lại gặp khó khăn. Mà một trong những nguyên nhân của tình trạng thiếu thông tin việc làm chính là thu hẹp của các mạng lƣới xã hội, sinh viên hoặc gia đình thiếu đi các quan hệ xã hội có thể cung cấp các thông tin việc làm cho sinh viên mới ra trƣờng. Một nguyên nhân nữa đó chính là sinh viên sắp ra trƣờng còn dè dặt trong việc tìm thông tin việc làm, lo ngại tính chính xác của các thông tin đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

Yếu tố khó khăn thứ hai trong quá trình tiếp cận việc làm của sinh viên mới ra trƣờng đó chính là sự thiếu hụt các kỹ năng mềm cơ bản. Theo nhƣ kết quả khảo sát cho thấy có đến 30.8% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi là sinh viên cho rằng họ gặp khó khăn trong tìm kiếm, tiếp cận việc làm là do họ thiếu đi các kỹ năng mềm. Nhƣ đã phân tích ở phần 2.1.2 thì kỹ năng mềm là một trong những nội dung không thể thiếu tác động đến khả năng tiếp cận việc làm của sinh viên sắp và mới ra trƣờng nói chung và sinh viên ngoại tỉnh nói riêng. Với hơn 10 kỹ năng mềm cần thiết của một ngƣời sinh viên trƣớc khi bƣớc vào thị trƣờng lao động, sinh viên hiện nay gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này. Mặc dù những năm gần đây một số trƣờng đại học và sinh viên đã có những giải pháp nhằm đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên song chỉ bù đắp thiếu hụt một phần nào đó bởi bản chất của nhứng kỹ năng này rất ít đƣợc học trong trƣờng đại học chỉ trừ một số kỹ năng cơ bản đƣợc gắn kết nhƣ: tin học văn phòng, thuyết trình, làm việc nhóm… trong khi hàng loạt các kỹ năng khác nhƣ: đàm phán, thƣơng lƣợng, giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột, quản lý thời gian…sinh viên nói chung lại ít đƣợc tiếp xúc. Sự thiếu hụt một

vài kỹ năng mềm đã dẫn đến những khó khăn của sinh viên khi mới bƣớc chân vào thị trƣờng lao động.

Khó khăn thứ ba chính là sự thiếu nguồn hỗ trợ về tài chính: với đặc trƣng chủ yếu của sinh viên ngoại tỉnh vấn đề tài chính hỗ trợ cho quá trình tiếp cận và tìm kiếm việc làm cũng là một vấn đề đáng cân nhắc. Theo nhƣ kết quả khảo sát cho thấy có đến 29.2% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi trả lời họ gặp khó khăn về vấn đề tài chính khi tiếp cận việc làm.

Sự khó khăn này khi phân biệt theo giới tính cũng có sự khác biệt. Theo nhƣ đánh giá của sinh viên khi hỏi về vấn đề này cho thấy: nam sinh viên và cả nữ sinh viên đều gặp khó khăn nhất chính là việc thiếu thông tin việc làm với 38.9% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi là nữ sinh viên cho rằng họ thiếu thông tin việc làm; trong khí có có đến 36.2% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi là nam sinh viên trả lời nhƣ vậy.

Bảng 2.4 Khó khăn gặp phải khi mới ra trƣờng phân theo giới tính

Đơn vị tính: % Giới tính Thiếu kỹ năng mềm Thiếu thông tin việc làm Thiếu nguồn hỗ trợ tài chính Khó khăn khác Nữ 37.5 38.9 23.6 0.0 Nam 22.4 36.2 36.2 5.2 Tổng 30.8 37.7 29.2 2.3

Nguồn: Tự điều tra Nam sinh viên khó khăn nhiều hơn nữ sinh viên ở vấn đề nguồn hỗ trợ tài chính với 36.2% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi trả lời là nam sinh viên; trong khi đó khó khăn này ở nữ sinh viên chiếm 23.6% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi trả lời. Trong khí đó, nữ sinh viên thiếu hụt về kỹ năng mềm nhiều hơn nam giới với 37.5%; nam giới chỉ gặp khó khăn với 22.4% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi trả lời.

Khi đánh giá mức độ khó khăn gặp phải khi mới ra trƣờng của sinh viên ngoại tỉnh cho thấy nhƣ sau:

Một là, gặp khó khăn trong thiếu kỹ năng mềm: có đến 86.9% trong tổng số lƣợt ngƣời đƣợc hỏi là sinh viên trả lời rằng họ đang gặp khó khăn hoặc rất khó khăn về kỹ năng mềm, chỉ có 13.1% trong tổng số lƣợt ngƣời đƣợc hỏi cho rằng họ không gặp phải khó khăn về kỹ năng mềm hoặc khó khăn chỉ ở mức độ bình thƣờng.

Biểu 2.10 Mức độ khó khăn gặp phải khi sắp, mới ra trƣờng

Đơn vị tính: %

Nguồn:Tự điều tra

Hai là, khó khăn do thiếu thông tin tuyển dụng: mặc dù tỷ lệ lực chọn ít hơn so với yếu tố kỹ năng mềm song cũng có đến 63.1% trong tổng số lƣợt ngƣời đƣợc hỏi là sinh viên gặp khó khăn do thiếu thông tin tuyển dụng, trong đó rất khó khăn chiếm 38.5%. Chỉ có 17.7% là gặp khó khăn ở mức độ bình thƣờng và 19.2% là sinh viên không gặp khó khăn về yếu tố thông tin tuyển dụng.

Ba là, khó khăn do thiếu nguồn hỗ trợ tài chính: cũng nhƣ phân tích ở trên nguồn hỗ trợ tài chính có tác động mạnh đến khă năng tiếp cận việc làm

của sinh viên sắp, mới ra trƣờng. Theo kết quả điều tra cho thấy: có đến 63.8% trong tổng số lƣợt sinh viên đƣợc hỏi trả lời rằng: họ gặp khó khăn do thiếu nguồn hỗ trợ về tài chính trong tiếp cận và tìm kiếm việc làm; trong đó có 42.3% đƣợc cho là rất khó khăn. Chỉ có 30.0% đƣợc cho đây là những khó khăn bình thƣờng và 6.2% trong tổng số lƣợt ngƣời đƣợc hỏi là sinh viên cho rằng, họ không gặp phải khó khăn gì về nguồn tài chính trong việc tiếp cận và tìm kiếm việc làm.

Từ những phân tích trên cho thấy, quá trình tiếp cận việc làm của sinh viên nói chung và sinh viên ngoại tỉnh trƣờng Đại học Kinh doanh và Công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn công tác xã hội ( Nghiên cứu nhóm sinh viên ngoại tỉnh (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)