Đơn vị tính: %
Nguồn:Tự điều tra
Biểu đồ trên cho thấy sự hiểu biết của sinh viên về khái niệm kỹ năng mềm là khá nhiều. Hiện nay, khái niệm kỹ năng mềm đang dần trở nên quen thuộc với sinh viên, đặc biệt là sinh viên chuẩn bị ra trƣờng, bƣớc vào thị
trƣờng lao động. Tuy nhiên, việc học và rèn luyện kỹ năng mềm cũng nhƣ tiếp cận với các chuyên gia và các lớp học kỹ năng mềm đối với sinh viên ngoại tỉnh là một vấn đề khó khăn. Có thể nói, kỹ năng mềm đƣợc đánh giá là một phần thiết yếu trong quá trình xin việc của sinh viên: Việc thiếu hụt một số kỹ năng mềm nhƣ giao tiếp, đàm phán, giải quyết xung đột, quản lý thời gian…sẽ ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả xin việc và tìm kiếm việc làm của họ.
Bản thân ngƣời sinh viên ngoại tỉnh khi đƣợc hỏi về vấn đề này cũng có những đánh giá đúng đắn, điều này cho thấy họ quan tâm rất nhiều và đã nhận rõ đƣợc vai trò của kỹ năng mềm đối với quá trình tìm kiếm việc làm của mình.
Nói đến kỹ năng mềm là nói đến hàng loạt các kỹ năng khác nhau, nó chƣa phải là một môn học riêng trong trƣờng Đại học nhƣng sinh viên đã phần nào đƣợc học và rèn luyện thông qua các môn học. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào khi ra trƣờng cũng trang bị cho mình những kỹ năng mềm cơ bản chẳng hạn nhƣ: Giao tiếp, đàm phán, giải quyết vấn đề…Khi đƣợc hỏi về thái độ và sự đánh giá của mình về mức độ cần thiết của các kỹ năng mềm, đề tài đã thu thập đƣợc một hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh về cách nhìn nhận của sinh viên ngoại tỉnh. Trong bảng số liệu trên có thể thấy: hầu hết sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng đã có những đánh giá đúng về sự cần thiết của các kỹ năng mềm, chỉ một tỷ lệ nhỏ cho rằng nó không cần thiết hoặc rất không cần thiết.
Trƣớc hết, về kỹ năng quản lý bản thân: khác với các kỹ năng mềm khác, việc quản lý bản thân lại không dễ dàng đối với sinh viên, nhất là khi họ phải thay đổi môi trƣờng sống. Kỹ năng này không chỉ giúp cho con ngƣời trƣởng thành hơn mà còn tạo nên những con ngƣời điềm đạm, giải quyết các vấn đề dễ dàng hơn. Với nhiều sức hút của cuộc sống mới, môi trƣờng đào tạo mới, các mối quan hệ mới cũng nhƣ lối sống mới, việc quản lý bản thân
dƣờng nhƣ trở thành những khó khăn, thách thức đối với sinh viên ngoại tỉnh. Theo nhƣ kết quả điều tra cho thấy: có đến 61.6% trong tổng số sinh viên đƣợc hỏi trả lời cho rằng kỹ năng quản lý bản thân là kỹ năng cần thiết, trong đó có 31.1% cho rằng rất cần thiết. Mức độ cần không cần thiết của kỹ năng này chỉ đƣợc 13.1% sinh viên ngoại tỉnh đƣợc hỏi trả lời.
Hai là, kỹ năng tƣ duy sáng tạo: các kỹ năng mềm tạo cho con ngƣời có một tƣ duy sáng tạo hơn, đây là một trong những yêu cầu của nhà tuyển dụng hiện nay, nhân viên phải có tƣ duy sáng tạo. Theo khảo sát cho thấy, trong tổng số sinh viên đƣợc hỏi có đến 62.3% sinh viên trả lời là đây là kỹ năng cần thiết; trong đó, rất cần thiết chiếm 30.8% trong tổng số sinh viên đƣợc hỏi trả lời.
Ba là, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc: đây có thể nói là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất mà hiện nay lao động Việt nam đặc biệt là sinh viên mới ra trƣờng không đáp ứng đƣợc. Trong bất kỳ công việc nào, nhà tuyển dụng đều hy vọng nhân viên của họ có thể mang lại hiệu quả công việc tốt.Và để có hiệu quả công việc tốt thì việc có một kỹ năng lập kế hoạch và quản lý công việc là không thể thiếu. Nếu làm việc không có kế hoạch thì hiệu quả công việc không cao. Tuy nhiên, trong thời điểm này, sinh viên nói chung và sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp nói riêng vẫn còn thiếu kỹ năng này, thậm chí khi tham gia vào quá trình tìm kiếm việc làm hoặc tham gia vào quá trình lao động họ còn bỡ ngỡ và ngập ngừng với chính những kỹ năng nhƣ vậy. Đánh giá về mức độ cần thiết của kỹ năng này đối với tìm kiếm việc làm thì kết quả điều tra cho thấy: có 69.2% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi là sinh viên trả là kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc là một kỹ năng cần thiết; trong đó có 30.0% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời đây là kỹ năng rất cần thiết.
Bảng 2.2 Mức độ cần thiết của những kỹ năng mềm Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % Kỹ năng mềm Rất cần thiết Cần thiết Bình thƣờg Không cần thiết Rất không cần thiết Kỹ năng học và tự học 33.1 30 26.9 3.8 6.2 Kỹ năng quản lý bản thân 33.1 28.5 25.4 7.7 5.4 Kỹ năng tƣ duy sáng tạo 30.8 31.5 16.2 14.6 6.9 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ
chức công việc 30 39.2 20.8 6.2 3.8
Kỹ năng lắng nghe 13.8 23.1 46.9 9.2 6.9
Kỹ năng thuyết trình 17.7 45.4 16.2 10.8 10 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 18.5 19.2 43.8 18.5 0 Kỹ năng giải quyết vấn đề 36.9 29.2 26.2 3.1 4.6 Kỹ năng làm việc nhóm 24.6 59.2 8.5 4.6 3.1
Kỹ năng đàm phán 39.2 43.8 11.5 3.8 1.5
Nguồn:Tự điều tra
Bốn là, kỹ năng lắng nghe: nói đến lắng nghe, dƣờng nhƣ ai cũng nghĩ họ đã có kỹ năng lắng nghe tốt, ngay cả bản thân sinh viên cũng vậy. Tuy nhiên, lắng nghe ở mức độ nào, kết quả của việc lắng nghe đấy ra sao thì rất ít ngƣời đạt đƣợc. Bởi vậy mặc dù đây là kỹ năng rất dễ có đƣợc nhƣng cũng là thách thức đối với ngƣời lắng nghe. Một trong những kỹ năng mà sinh viên sau khi ra trƣờng, tham gia vào thị trƣờng lao động phải có chính là kỹ năng lắng nghe: đó là lắng nghe khách hàng, lắng nghe cấp dƣới, lắng nghe cấp trên, lắng nghe ngƣời khác…Chỉ khi nào anh hoàn thiện kỹ năng lắng nghe thì khi đó công việc của anh mới ổn định và gặt đƣợc những thành quả nhất
định. Theo nhƣ đánh giá về mức độ cần thiết của kỹ năng lắng nghe đối với sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp trong việc tìm kiếm việc làm cho thấy chỉ có 36.9% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng: kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng cần thiết. Đây là mức độ đánh giá tƣơng đối thấp khi có đến 46.9% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng đây là kỹ năng bình thƣờng và 16.1% cho rằng nó không cần thiết hoặc không cần thiết. Điều này cho thấy có sự đánh giá mức độ cần thiết về kỹ này trong sinh viên ngoại tỉnh không cao.
Năm là, kỹ năng thuyết trình: có thể nói đây là một trong những kỹ năng mềm sinh viên đƣợc học rất nhiều trong giảng đƣờng đại học. Việc thành thạo kỹ năng thuyết trình sẽ góp phần cho sinh viên có sự linh hoạt hơn trong công việc sau này. Theo số liệu cuộc khảo sát cho thấy: có đến 63.1% những ngƣời đƣợc hỏi cho rằng đây là kỹ năng cần thiết trong tìm kiếm việc làm; trong đó có 17.7% số sinh viên trả lời là rất cần thiết. Tuy nhiên, kỹ năng này cũng có tỷ lệ cao những sinh viên cho rằng nó không hoặc rất không cần thiết trong quá trình xin việc với 20.8%. Điều này cũng cho thấy, một số sinh viên chƣa nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò cần thiết của kỹ năng thuyết trình trong quá trình tìm kiếm việc làm của họ.
Sáu là, kỹ năng giao tiếp và ứng xử: có thể nói đây là hoạt động hàng ngày của con ngƣời, hoạt động giao tiếp ngƣời với ngƣời, ứng xử với nhau theo đúng chuẩn mực, giá trị mà xã hội qui định, ngay trong bản thân sinh viên cũng vây, đây là kỹ năng thông thƣờng nhất. Song đôi khi, sinh viên ra trƣờng tiếp xúc với công việc và các vấn đề xã hội lại bị vấp, bỡ ngỡ trong quá trình giao tiếp, không uyển chuyển và làm cho hiệu quả công việc gặp khó khăn. Nhìn chung, giao tiếp và ứng xử cũng là một kỹ năng mà sinh viên sắp ra trƣờng phải học tập và rèn luyện. Đánh giá về mức độ cần thiết của kỹ năng này thì chỉ có 37.7% trong tổng số sinh viên đƣợc hỏi trả lời là cần thiết; trong khi tỷ lệ sinh viên đánh giá nó không cần thiết chiếm đến 18.5%; 43.8% cho rằng đây là kỹ năng bình thƣờng. Nhƣ vậy cho thấy, sinh viên vẫn
chƣa đánh giá đúng mức độ quan trọng của kỹ năng giao tiếp, ứng xử đối với quá trình tìm kiếm việc làm của mình.
Bảy là, kỹ năng làm việc nhóm: có thể nói giống nhu kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng sinh viên đƣợc nhà trƣờng rèn luyện rất nhiều trong khi còn là sinh viên. Khi đƣợc hỏi về dánh giá của mình về mức độ cần thiết của kỹ năng này đối với việc tìm kiếm việc làm thì có đến 83.8% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi trả lời là cần thiết. Đây là một trong những kỹ năng đƣợc sinh viên đánh giá cao nhất về mức độ cần thiết. Kỹ năng làm việc nhóm tạo cho con ngƣời khả năng tiếp cận cộng đồng, làm việc cùng nhau. Đây là đặc trƣng trong công việc mà thị trƣờng lao động đòi hỏi, quá trình làm việc là quá trình có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các cá nhân trong nhóm, trong đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, nó đề cao tính đại chúng, tính nhóm hơn là đề cao cá nhân. Bởi vậy, việc làm việc nhóm tốt sẽ dễ dàng tạo lập các mối quan hệ và hòa nhập vào môi trƣờng lao động.
Hai kỹ năng còn lại là hai kỹ năng khó hơn hẳn, nó rất ít khi đƣợc trao đổi/bàn bạc trong môi trƣờng đại học, nó cần có sự tiếp xúc, kinh nghiệm làm việc với các vấn đề nảy sinh, giải quyết vấn đề mới có thể có đƣợc. Đó là kỹ năng đàm phán và giải quyết vấn đề. Sinh viên sắp tốt nghiệp đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh, với sự thiếu thốn các kỹ năng này, bởi vậy đây là hai kỹ năng khó đƣợc đáp ứng nhất trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên. Theo kết quả điều tra cho thấy: có tới 66.1% sinh viên đƣợc hỏi trả lời kỹ năng giải quyết vấn đề là cần thiết và 83.0% những ngƣời đƣợc hỏi cho rằng kỹ năng đàm phán là cần thiết.
Từ những số liệu phân tích trên cho thấy sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng có những đánh giá tƣơng đối đúng về mức độ cần thiết của các kỹ năng mềm đối với hoạt động tiếp cận và tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một bộ phận nhỏ sinh viên vẫn chƣa có nhìn nhận đúng về vấn đề và từ đó ảnh hƣởng đến việc tiếp cận việc làm của bản thân sinh viên.
Nhận biết vấn đề nhƣ vậy, song thực tế sinh viên nhận đƣợc chƣa nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ kỹ năng mềm trong quá trình học tập. Nhƣ đã phân tích ở trên có thể thấy chỉ có một vài kỹ năng mềm sinh viên đƣợc hỗ trợ và rèn luyện ngay trong quá trình học tập: làm việc nhóm, giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, học và tự học…