.4 Biết và tìm kiếm sự hỗ trợ tiếp cận việc làm từ các nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn công tác xã hội ( Nghiên cứu nhóm sinh viên ngoại tỉnh (Trang 39 - 44)

Đơn vị tính: %

Thông qua kết quả điều tra cho thấy: sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng hầu hết đều lựa chọn sự hỗ trợ tiếp cận việc làm từ bạn bè với 37.6%. Có thể nói, mối quan hệ bạn bè của sinh viên ngày càng nhiều, nó làm một mối quan hệ mở giữa nhiều mạng lƣới đan xen khác nhau, nó tạo thành các nút thắt chặt chẽ hoặc lỏng lẻo tùy thuộc vào các mối quan hệ xã hội mà sinh viên nắm giữ. Với số lƣợng bạn bè ít ỏi khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng Trung học phổ thông(THPT), cho đến khi lên đến đại học, sinh viên ngoại tỉnh tiếp xúc và mở rộng nhiều mối quan hệ bạn bè qua nhiều mạng lƣới khác nhau: bạn của bạn, bạn bè của bạn trai/ bạn gái, các mối quan hệ bạn bè đƣợc mở rộng và không bị bó hẹp trong phạm vi lớp học mà nó còn mở rộng ra các lớp khác, khoa khác trong trƣờng, các trƣờng khác hoặc cả những ngƣời đã đi học song, đang đi làm…Các mối quan hệ đa dạng của sinh viên đã tạo nên một mạng lƣới xã hội rộng mở và phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên ngoại tỉnh có thể sử dụng trong nhiều hoạt động sống: giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, giải trí, tâm sự hoặc trong việc tiếp cận việc làm. Tuy nhiên, cơ hội trong mạng lƣới xã hội này cũng sẽ kéo theo những thách thức đối với sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng, với nhiều cạm bẫy, sinh viên sắp ra trƣờng cũng cần phải tỉnh táo khi sử dụng mối quan hệ bạn bè nhƣ một nguồn thông tin phục vụ cho việc tiếp cận việc làm của bản thân, đặc biệt là trong thời điểm sắp ra trƣờng, áp lực công việc đè nặng.

Nguồn thứ hai đƣợc sinh viên ngoại tỉnh cậy nhờ và sử dụng nhiều nhất nhƣ một công cụ hỗ trợ tiếp cận việc làm chính là gia đình. Sinh viên dựa vào các quan hệ xã hội sẵn có hoặc tạo ra của gia đình để tiếp cận các công việc làm ngay trong quá trình đi học và sau khi ra trƣờng. Có thể nói, đây là một nguồn hỗ trợ tiếp cận việc làm an toàn mà sinh viên hƣớng đến, đồng thời dựa vào quan hệ của gia đình, một số sinh viên có thể tiếp cận đƣợc các công việc phù hợp với nhu cầu và thời gian học tập trong trƣờng. Theo nhƣ kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi trả lời có 27.1% sinh viên cho

rằng: họ biết và tìm kiếm sự hỗ trợ tiếp cận việc làm từ phía gia đình. Tuy nhiên, không phải gia đình sinh viên ngoại tỉnh nào cũng có các mối quan hệ có thể sử dụng trong việc tiếp cận việc làm cho sinh viên trong thời gian đi học và sau khi ra trƣờng.

Ngoài hai nguồn hỗ trợ tiếp cận việc làm đƣợc sinh viên ngoại tỉnh lựa chọn chiếm tỷ lệ nhiều nhất thì các nguồn khác đƣợc sinh viên tìm đến để tiếp cận việc làm còn có từ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, trung tâm tƣ vấn, giới thiệu việc làm hay các trƣờng đại học, tổ chức đoàn/ hội. Nguồn thông tin đƣợc sinh viên tìm kiếm sự hỗ trợ tiếp cận việc làm thứ ba chính trƣờng đại học, các tổ chức đoàn/ hội, với 15.3% những ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn trả lời. Điều này cho thấy, đây cũng là một trong những nguồn thông tin có độ chính xác và nhận đƣợc nhiều sự tin tƣởng của sinh viên ngoại tỉnh.

Với các trung tâm tƣ vấn, giới thiệu việc làm thì sinh viên ngoại tỉnh cũng có xu hƣớng tìm đến nhƣ một nguồn hỗ trợ tiếp cận việc làm song tỷ lệ lựa chọn khi đƣợc hỏi vể vấn đề này chỉ chiếm 11.8% trong tổng số sinh viên đƣợc hỏi trả lời. Mặc dù là một trong những nơi cung cấp nhiều việc làm cho ngƣời lao động song sinh viên tìm kiếm và sử dụng nguồn cung cấp này để tìm kiếm việc làm vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Điều này đặt ra câu hỏi đối với các trung tâm tƣ vấn và giới thiệu việc làm.

Đối với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, các thông tin việc làm rất đa dạng và phong phú với nhiều trang web tìm kiếm việc làm và hàng nghìn công việc đƣợc đăng tải trên mạng internet mỗi ngày; hay trên các tờ báo việc làm hàng ngày các thông tin tuyển dụng rất nhiều…mặc dù các phƣơng tiện truyền thông đại chúng có một khối lƣợng công việc tuyển dụng đa dạng, phong phú với nhiều ngành nghề, thời gian…song sinh viên vẫn ít sử dụng nguồn hỗ trợ này cho việc tiếp cận việc làm vì mức độ tin tƣởng và sự chính xác của thông tin sinh viên không kiểm chứng đƣợc. Bởi vậy, theo nhƣ kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi trả lời câu hỏi này thì

chỉ có 8.2% sinh viên cho rằng họ sử dụng và tìm kiếm sự hỗ trợ tiếp cận việc làm từ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

Từ những phân tích trên cho thấy, sinh viên nói chung và sinh viên ngoại tỉnh nói riêng tìm kiếm nguồn hỗ trợ tiếp cận việc làm từ gia đình và bạn bè chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù các phƣơng tiện truyền thông đại chúng hay các trung tâm tƣ vấn, giới thiệu việc làm cung cấp rất nhiều công việc song vẫn chƣa tạo đƣợc sự tin tƣởng đối với sinh viên ngoại tỉnh. Mức độ an toàn của thông tin đƣợc gắn với mức độ quen biết và thân thiết của các mối quan hệ xã hội mà sinh viên hay gia đình sinh viên đang nắm giữ.

Từ những phân tích trên có thể thấy thực trạng tiếp cận việc làm của sinh viên trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ nói chung và sinh viên ngoại tỉnh nói riêng. Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình tiếp cận việc làm đặc biệt là yếu tố giới tính. Sự khác biệt về đặc trƣng giới tính giữa nam và nữ sinh viên ảnh hƣởng đến phạm vi công việc, khả năng tiếp cận việc làm của nam và nữ sinh viên. Mặc dù còn đang ngồi trên ghế nhà trƣờng song một bộ phân lớn sinh viên ngoại tỉnh đã tìm kiếm việc làm và đi làm thêm tạo thêm thu nhập. Với những đặc trƣng của ngƣời ngoại tỉnh, sinh viên ngoại tỉnh khi tiếp xúc và sống trong một môi trƣờng khác phải đối mặt với nhiều yếu tố tác động đến nhận thức, suy nghĩ và lối sống. Trong đó vấn đề kinh tế là một trong những vấn đề tác động đến việc tiếp cận việc làm của sinh viên ngoại tỉnh. Với nguồn cung cấp tài chính ít ỏi từ gia đình, một số lớn sinh viên ngoại tỉnh chỉ đủ chi trả cho mức sống tối thiểu, các khoản phát sinh không có kinh tế để giải quyết, đây là thực trạng chung cho sinh viên ngoại tỉnh không chỉ ở trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Sự khác biệt giới tính đƣợc thể hiện rõ ở khả năng tiếp cận việc làm và thực tế làm thêm của sinh viên ngoại tỉnh, nam sinh viên có khả năng tiếp cận đƣợc nhiều công việc hơn nữ sinh viên. Đồng thời, kết quả của cuộc khảo sát cũng cho thấy, sinh viên ngoại tỉnh đã biết sử dụng các mối quan hệ xã hội để hỗ trợ tiếp cận việc làm,

cận việc làm của sinh viên ngoại tỉnh nhất đó là gia đình và bạn bè. Có thể nói đây là hai nguồn hỗ trợ tiếp cận việc làm cho sinh viên sắp ra trƣờng tin tƣởng nhất. Các công cụ hỗ trợ tiếp cận việc làm khác mặc dù đã đƣợc sinh viên sử dụng nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với hai nguồn hỗ trợ gia đình và bạn bè.

Có thể nói, những số liệu trên cho thấy thực trạng tiếp cận việc làm của sinh viên hiện nay, đồng thời là nền tảng để phân tích các khía cạnh của quá trình tiếp cận việc làm, nhu cầu và những khó khăn ảnh hƣởng đến quá trình tiếp cận việc làm của sinh viên ngoại tỉnh nói chung và sinh viên ngoại tỉnh tại trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ nói riêng.

2.1.2. Thực trạng công tác hỗ trợ tiếp cận việc làm cho sinh viên sắp tốt nghiệp tốt nghiệp

Nếu nhƣ phần 2.1.1 đã phân tích thực trạng tìm kiếm việc làm và khả năng sử dụng các nguồn hỗ trợ tiếp cận việc làm của sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp thì phần này, đề tài đi vào phân tích thực trạng công tác hỗ trợ tiếp cận việc làm cho họ. Công tác hỗ trợ tiếp cận việc làm là công tác đƣợc chuẩn bị ngay từ khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Trong đề tài này, xin đƣợc đi sâu vào phân tích công tác hỗ trợ tiếp cận việc làm cho sinh viên sắp tốt nghiệp thông qua việc hỗ trợ về kỹ năng mềm. Có thể nói, sinh viên khi ra trƣờng còn rất bỡ ngỡ với những công việc thực tế, sự khác biệt giữa công việc và lý thuyết có ảnh hƣởng mạnh đến khả năng xin việc của sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng. Đồng thời, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội hiện nay nhu cầu tuyển dụng không chỉ về vấn đề kiến thức mà ngƣời đi tuyển dụng cũng cần phải đáp ứng những nhu cầu về kỹ năng mềm cơ bản. Đây là điều tất yếu của vấn đề việc làm hiện nay. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, sinh viên nói chung và sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng nói riêng vẫn chƣa có đầy đủ các kỹ năng mềm cơ bản phục vụ cho việc làm. Bởi vậy, một điều khó khăn khi xin việc của sinh viên sắp ra trƣờng đó chính là việc không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Cho nên, trong phần 2.1.2 về thực trạng công tác hỗ trợ

tiếp cận việc làm cho sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng, đề tài xin đi vào phân tích thực trạng công tác hỗ trợ tiếp cận việc làm cho sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng ở vấn đề kỹ năng mềm.

Trƣớc hết, nói về kỹ năng mềm cần phải đánh giá thực trạng biết về thuật ngữ khái niệm kỹ năng mềm của sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp hiện nay. Việc biết đến thuật ngữ kỹ năng mềm là việc mà hầu hết sinh viên hiện nay biết đến. Theo kết quả của cuộc khảo sát cho thấy: trong tổng số những ngƣời đƣợc hỏi có đến 86.9% ngƣời trả lời là họ biết về khái niệm kỹ năng mềm. Chỉ có 13.1% sinh viên còn lại là không biết hoặc lần đầu nghe đến khái niệm kỹ năng mềm trong đó: không biết chiếm 9.2% và lần đầu nghe chiếm 3.8%. Điều này cho thấy, sinh viên đã có những để ý và quan tâm đến thuật ngữ kỹ năng mềm trong quá trình học tập của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn công tác xã hội ( Nghiên cứu nhóm sinh viên ngoại tỉnh (Trang 39 - 44)