Nhu cầu về hỗ trợ tiếp cận việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn công tác xã hội ( Nghiên cứu nhóm sinh viên ngoại tỉnh (Trang 62 - 68)

1.1 .Các khái niệm, thuật ngữ liên quan

1.1.2 .Khái niệm Tiếp cận việc làm

2.2 Những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ của sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp

2.2.2 Nhu cầu về hỗ trợ tiếp cận việc làm

Trên thực tế, vấn đề tiếp cận việc làm vẫn là một trong những vấn đề khó khăn đối với sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc mới ra trƣờng, do phải đối mặt với quá nhiều trở ngại cũng nhƣ sự không đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thị trƣờng lao động về việc làm. Bởi vậy, từ những phân tích ở hai phần trên, đề tài đi vào phân tích nhu cầu hỗ trợ tiếp cận việc làm của sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp.

Nhìn chung, hiện nay, nhu cầu việc làm vẫn luôn là một nhu cầu của nguồn lao động tại Việt Nam, đặc biệt là nhóm sinh viên sắp và mới ra trƣờng. Thực tế cho thấy, tỷ lệ sinh viên ra trƣờng không có việc làm có tỷ lệ rất cao và ngày càng trở thành một vấn đề xã hội đáng quan tâm, mà một trong những vấn đề cần tìm hiểu chính là về nhu cầu làm việc, nhu cầu tiếp cận việc làm của một nhóm sinh viên mà đối với đề tài là nhóm yếu thế hơn hẳn so với các nhóm còn lại và cần phải nhận đƣợc sự giúp đỡ và hỗ trợ trong việc định hƣớng nghề nghiệp của nhân viên CTXH.

Biểu 2.11 Mong muốn nhận đƣợc sự hỗ trợ thông qua hình thức tham gia các khóa đào tạo trang bị kỹ năng mềm và đƣợc cung cấp thông tin tuyển dụng để tìm kiếm việc làm

Đơn vị tính: %

Nguồn:Tự điều tra

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi là sinh viên có 48.5% sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp rất muốn nhận đƣợc sự hỗ trợ thông qua hình thức tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm và đƣợc cung cấp thông tin tuyển dụng tìm việc làm. Có 26.2% trong tổng số sinh viên đƣợc hỏi trả lời là họ muốn nhận đƣợc sự hỗ trợ này. Từ con số trên cho thấy, nhu cầu tìm kiếm, tiếp cận và nhu cầu nhận đƣợc sự hỗ trợ trong tƣ vấn, bổ xung kiến thức và cung cấp thông tin việc làm của sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp rất nhiều. Nếu tính riêng mức độ mong muốn thì tỷ lệ sinh viên có nhu cầu chiếm đến 74.7%. Đây cũng chính là nguồn thông tin cho thấy cần phải có các hoạt động hỗ trợ sinh viên sắp tốt nghiệp tiếp cận gần hơn đối với các cơ hội việc làm ở nhiều khía cạnh: từ bổ xung kiến thức đặc biệt là kỹ năng mềm, cung cấp nguồn thông tin việc làm đáng tin cậy hay tƣ vấn hƣớng nghiệp…nhằm tạo cơ hội nhiều hơn cho sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp có

thể bƣớc vào thị trƣờng lao động và đƣợc thị trƣờng lao động đón nhận nhƣ một thành viên của nó.

Theo con số thống kê ở biểu trên cũng cho thấy, chỉ có 16.9% trong tổng số sinh viên đƣợc hỏi cho rằng họ có nhu cầu ở mức độ bình thƣờng và 8.5% trong tổng số sinh viên đƣợc hỏi không quan tâm đối với mong muốn nhận đƣợc sự hỗ trợ thông qua hình thức tham gia các khóa đào tạo trang bị kỹ năng mềm và đƣợc cung cấp thông tin tuyển dụng để tìm kiếm việc làm.

Biểu 2.12 Mong muốn nhận đƣợc sự hỗ trợ thông qua hình thức tham gia các khóa đào tạo trang bị kỹ năng mềm và đƣợc cung cấp thông tin tuyển dụng để tìm kiếm việc làm phân theo giới tính

Đơn vị tính: %

Nguồn:Tự điều tra

Khi phân tích vấn đề này trong mối quan hệ giới tính cũng cho thấy có sự khác biệt giữa nam sinh viên và nữ sinh viên trong nhu cầu nhận đƣợc sự hỗ trợ thông qua hình thức tham gia các khóa đào tạo trang bị kỹ năng mềm và đƣợc cung cấp thông tin tuyển dụng để tìm kiếm việc làm. Khi đƣợc hỏi về vấn đề này, nữ sinh viên có nhu cầu mạnh hơn so với nam sinh viên, có

80.5% sinh viên nữ có nhu cầu nhận đƣợc sự hỗ trợ này trong khi nam sinh viên chỉ có 43.1% có nhu cầu.

Từ những phân tích trên cho thấy, sinh viên trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có nhu cầu tiếp cận việc làm lớn. Chủ yếu là nhu cầu về việc tiếp cận và nâng cao kiến thức kỹ năng mềm, thông tin việc làm tin cậy không phân biệt nam hay nữ sinh viên, họ đều có những nhu cầu cơ bản về việc tiếp cận việc làm.

Tiểu kết chƣơng 2

Toàn bộ chƣơng 2 đi vào phân tích hai nội dung cơ bản: một là, phân tích thực trạng của công tác hỗ trợ tiếp cận việc làm cho nhóm sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp; ở phần này, đề tài thông qua các kết quả khảo sát đã đƣa ra những phân tích khái quát nhất về tình hình tiếp cận việc làm của sinh viên trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ hiện nay; đồng thời, đề tài đã đi vào phân tích các đặc điểm khác biệt trong yếu tố giới tính tác động đến thực trạng việc làm và công tác hỗ trợ tiếp cận việc làm của nhóm sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp. Hai là, từ những phân tích về thực trạng tiếp cận và tìm kiếm việc làm của sinh viên sắp tốt nghiệp, đề tài đi vào tìm hiểu những khó khăn, nhu cầu tiếp cận và tìm kiếm việc làm của sinh viên hiện nay. Có thể nói, sinh viên hiện nay gặp nhiều khó khăn, rào cản trong quá trình đi đến với thị trƣờng lao động. trong đó có nhiều nhân tố tác động tạo thành rào cản này, có cả những nhân tố khách quan có cả những nhân tố trong nội tại sinh viên cần phải đƣợc giải quyết. Trong đó có nhiều yếu tố cần có sự tác động từ bên ngoài để nâng cao và cải thiện khả năng tiếp cận và tìm kiếm việc làm của sinh viên ngoại tỉnh.

Sinh viên nói chung và sinh viên ngoại tỉnh nói riêng đều gặp những khó khăn trong quá trình tiếp cận việc làm, bƣớc đầu hội nhập vào thị trƣờng lao động, những khó khăn đó là thiếu thông tin việc làm, thiếu kĩ năng mềm cần thiết…Không chỉ nhƣ vậy sinh viên ngoại tỉnh còn có thêm nhiều khó khăn khác với sinh viên có gia đình tại Hà Nội đó là chỗ ở không ổn định, chi phí sinh hoạt ở thành phố đắt đỏ, học xong rồi nên gia đình sẽ không chu cấp nhƣ trƣớc nữa, chỉ đƣợc phụ thêm và tự lo lấy, thiếu sự quan tâm động viên của gia đình vì ở xa…chính vì thế mà sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp là những ngƣời yếu thế trong việc tìm kiếm việc làm và cần đƣợc trợ giúp. Qua

quá trình điều tra, phân tích cho thấy SVNT sắp tốt nghiệp có nhu cầu cao trong việc nhận sự hỗ trợ tiếp cận việc làm.

Nhìn từ góc độ nghiên cứu công tác xã hội, những số liệu đƣợc phân tích ở chƣơng 2 trở thành nền tảng cho nghiên cứu và ứng dụng của ngành công tác xã hội với các sinh viên ngoại tỉnh cụ thể; đồng thời góp phần phấn tích và chỉ ra đƣợc vai trò của nhân viên CTXH và tính cấp thiết của việc sử dụng các kỹ năng công tác xã hội trong hoạt động hƣớng nghiệp cho sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp. Trong năm cách tiếp cận can thiệp của công tác xã hội thì tôi lựa chọn cách tiếp cận công tác xã hội cá nhân là bởi vì các thân chủ đều có những đặc điểm khác nhau về quê quán, tính cách, hoàn cảnh sống… và họ có những vấn đề khác nhau cần đƣợc hỗ trợ nên cần phải can thiệp riêng mới có thể giúp họ giải quyết đƣợc vấn đề triệt để hơn. Khi tiếp cận thì công tác xã hội cá nhân cũng dễ tiếp cận với thân chủ hơn. Và một điều quan trọng là khi làm công tác xã hội cá nhân thì vai trò của nhân viên công tác xã hội sẽ đƣợc thể hiện rõ hơn, nhiều hơn, đáp ứng đƣợc mục tiêu của nghiên cứu. Trong chƣơng 3, để khái quát đƣợc một cách đầy đủ hơn về vai trò của nhân viên công tác xã hội với hoạt động hỗ trợ tiếp cận việc làm cho sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp thì tôi đã lựa chọn 3 trƣờng hợp trong tổng số 130 sinh viên khảo sát để tiếp cận can thiệp.

CHƢƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TIẾP CẬN VIỆC LÀM

CHO SINH VIÊN NGOẠI TỈNH SẮP TỐT NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn công tác xã hội ( Nghiên cứu nhóm sinh viên ngoại tỉnh (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)