CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.5. Hoạt động th c hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc
2.5.1. Hoạt động miễn học phí
Mục tiêu của chính sách
Mục tiêu của hoạt động miễn học phí nhắm đến việc tăng cơ hội cho học sinh dân tộc thiểu số đƣợc tiếp cận một cách tốt nhất tới nền giáo dục nƣớc nhà trong điều kiện khó khăn về tài chính và điều kiện sống so với các
đối trƣợng khác, giúp cho các em đƣợc hƣởng những quyền lợi vốn có của mình. Cụ thể là:
- Làm giảm áp lực kinh tế lên gia đình học sinh.
- Giúp các em đi học mà không cần lo lắng đến chi phí học tập. - Khuyến khích các em tới trƣờng.
- Trợ giúp cho các em học sinh dân tộc thiểu số hòa nhập vào xã hội. - Tạo môi trƣờng mới học tập và sinh hoạt cho các em.
- Giúp các em thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. - Giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Nội dung và phương pháp của hoạt động miễn học phí
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và chƣơng trình giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc. Học sinh DTTS theo học tại trƣờng phổ thông dân tộc nội trú đƣợc miễn học phí.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ học sinh đƣợc miễn học phí
Theo nhƣ phiếu khảo sát thì tất cả học sinh dân tộc thiểu số (100%) học tại trƣờng PTTH dân tộc nội trú đều không phải đóng bất cứ một khoản thu học phí nào.
“Em không phải đóng học phí và mỗi tháng đều nhận được tiền trợ cấp nên em rất thích đi học. Em còn gửi được một ít tiền về cho mẹ nữa.Em phải học thật tốt để về giúp đỡ mẹ và mọi người ở bản em”.(PV_V.T.L_Học sinh)
“Em biết mình đi học không phải đóng học phí vì em là người dân tộc. Nếu em mà phải đóng học phí như các bạn người Kinh thì em không được đi học đâu. Nhà em nghèo lắm mẹ cho em đi học một phần là không phải nuôi em, một phần nữa là được các cô giáo cấp 2 động viên bố mẹ em cho em đi học”.(PV_V.T.M.H_Học sinh)
Chính sách miễn học phí đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, ngày càng thu hút đƣợc nhiều học sinh dân tộc thiểu số tham gia quá trình học tập. Giảm áp lực kinh tế lên gia đình học sinh, giúp cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp cận đƣợc những chính sách, điều kiện học tập tốt nhất.
Nguồn ngân sách chi cho giáo dục là thuộc ngân sách nhà nƣớc. Để cân bằng những khoản thu chi giữa các trƣờng trong cả nƣớc cần phải có những chính sách hợp lý. Những nhà hoạch định chính sách và những ngƣời thực hiện chính sách cần có những thông tin, báo cáo về tất cả nhƣng vấn đề liên quan nhƣ kinh tế xã hội, văn hóa của các vùng để đề ra những chính sách hợp lý. Chính sách miễn học phí đối với ngƣời dân tộc thiểu số là vô cùng hữu ích nhƣng đối với nhà nƣớc lại là vấn đề khó khăn vì hụt mất một khoản thu.
Nhận đƣợc sự đồng tình của tất cả anh em các dân tộc thiểu số trên cả nƣớc nên chính sách nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của học sinh và thực hiện không vƣớng phải sự phản đối hay tranh cãi của bất kỳ bên liên quan nào.
Đối với ngƣời dân tộc thiểu số chính sách miễn học phí lại vô cùng là cần thiết. Chính sách đƣợc đề ra đã giải quyết đƣợc vấn đề băn khoăn của tất cả phụ huynh học sinh. Họ có thể cho con đi học mà không cần lo sẽ phải cắt giảm chi tiêu gia đình để đóng học phí.
“Nhà chị khó khăn lắm, cháu đi học là đã không có người làm rồi, cũng may là nhà trường không bắt phải đóng học phí chứ không nhà chị cũng
không có tiền mà đóng, chắc cho cháu ở nhà quá” (PV_T.T.Q_Phụ huynh
học sinh)
Học sinh đi học cũng không cần phải lo mình là gánh nặng cho gia đình. Học sinh dân tộc thiểu số là một trong những đối tƣợng yếu thế trong xã hội nên cần đƣợc hƣởng những trợ cấp xã hội để có cơ hội phát triển và khẳng định bản thân trong xã hội.
“Nhà em nghèo lắm, không phải đóng tiền em mới đi học đấy. Mỗi tháng còn được tiền tiêu vặt nữa, nhưng em không mua đồ em để dành về cho mẹ và các em ở nhà” (PV_V.T.L_Học sinh)
Tuy nhiên chính sách miễn học phí cũng gây ra sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, cũng có những học sinh dân tộc thiểu số nhƣng lại có kinh tế khá, có điều kiện chi trả học phí và mức sống của các em rất tốt nhƣng các em vẫn đƣợc miễn học phí và trợ cấp hàng tháng. Còn có những em dân tộc Kinh lại có hoàn cảnh vô cùng khó khăn và sinh sống tại các vùng KV1 (vùng miền núi và trung du) nhƣng vẫn phải đóng học phí hoặc cũng chỉ đƣợc giảm học phí và không có trợ cấp.