Hoạt động trợ cấp và học bổng hàng tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số (nghiên cứu trường hợp trường phổ thông dân tộc nội trú sơn la) (Trang 64 - 66)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.5. Hoạt động th c hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc

2.5.2. Hoạt động trợ cấp và học bổng hàng tháng

Mục tiêu của hoạt động

Mục tiêu của hoạt động là khuyến khích các em tới trƣờng.Trợ giúp về mặt tinh thần và kinh tế đối với các em học sinh.

- Hỗ trợ tiền ăn hàng tháng cho các em

- Giảm áp lực kinh tế đối với gia đình học sinh - Khuyến khích các em học sinh học tập

- Đảm bảo sinh hoạt phí cơ bản cho học sinh

- Hoạt động trợ cấp tiền và học bổng mỗi tháng hƣớng tới đảm bảo chất lƣợng cuộc sống cho các em.

Học sinh DTTS đƣợc tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình học tại trƣờng. Mỗi tháng học sinh đƣợc hỗ trợ 920.000đ trong đó 720.000đ tiền ăn và 200.000đ tiền sinh hoạt.

Tiền hỗ trợ ăn 720.000 đồng thì đƣợc nhà trƣờng giao trực tiếp cho tổ công tác quản lý học sinh để đảm bảo vấn đề dinh dƣỡng cho học sinh.

Tiền sinh hoạt phí 200.000 đồng thì đƣợc giáo viên bàn giao cho lớp trƣởng vào ngày thứ 2 đầu tháng.

Dựa vào kết quả học tập cuối năm học sinh DTTS cũng đƣợc hƣởng học bổng. Học sinh khá sẽ đƣợc học bổng là 400.000đ, học sinh giỏi là 600.000đ và học sinh xuất sắc là 800.000đ.

Đối với mức hỗ trợ của nhà trƣờng chỉ là tƣơng đối và mục tiêu là đảm bảo chế độ dinh dƣỡng cho các em nên mỗi tháng 200.000 đồng sinh hoạt phí cho các em tùy thuộc vào mức chi tiêu của mỗi em có đủ hay không và có đảm bảo hay không.

“Nhà trường hỗ trợ mỗi tháng là 920.000 đồng là đủ rồi ạ, nhưng bố mẹ em cứ sợ em thiếu nên cho em thêm 100.000 đồng mỗi tháng nữa”

(PV_L.T.H_Học sinh)

“Không đủ đâu chị ạ. Con gái nhiều cái phải mua lắm. Thỉnh thoảng còn vào nội thành thành phố nữa, hôm nào không thích ăn cơm căng tin em với một số bạn ra ngoài quán ăn nữa nên gia đình em vẫn phải cho thêm 500.000 đồng mỗi tháng”. (PV_H.T.K_Học sinh)

Hỗ trợ tiền ăn và học bổng giúp cho học sinh đảm bảo đƣợc cuộc sống hàng ngày không phải lo ăn, lo ở nhƣ những em học sinh là học sinh dân tộc thiểu số không vào đƣợc trƣờng dân tộc nội trú mà chỉ học tại các trƣờng công lập trên địa bàn tỉnh.

Đƣợc nhiều tổ chức, cơ quan, các nhà hảo tâm từ thiện, trợ giúp các em nghèo vƣợt khó có lập những qu học bổng để trợ giúp các em.

Giúp các em có nhiều thời gian vào học tập hơn, nhà trƣờng cũng trú trọng đến phải triển thể chất cho các em nên những bữa ăn tại trƣờng rất phong phú và đầy đủ dinh dƣỡng.

Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền và học bổng đƣợc đầu tƣ từ qu giáo dục của Nhà nƣớc nên hoạt động này đƣợc duy trì đều đặn hàng tháng.

“Nguồn kinh phí thuộc Nhà nước nên chúng tôi cũng cần đảm bảo cho các cháu có môi trường học tập tốt và cuộc sống hàng ngày đầy đủ”

(PV_N.V.T_Cán bộ nhà trƣờng)

Nhận đƣợc sự ủng hộ của Đảng và Nhà nƣớc nên phụ huynh học sinh cũng yên tâm giao con em mình cho nhà trƣờng. “Tháng trước chị có lên thăm cháu, thấy cháu vui vẻ là chị cũng vui rồi, được nhà trường lo hết nên chị cũng yên tâm”. (PV_L.T.O_Phụ huynh học sinh)

Học sinh đƣợc miễn học phí sẽ có tinh thần và trách nhiệm hơn, chăm chỉ học hành hơn. “Ở đây em không phải lo gì ạ, không phải nấu cơm, không

phải đi làm nên em có nhiều thời gian học tập. Kỳ trước em được học sinh khá, được thưởng 400.000 đồng” (PV_L.T.H_Học sinh)

“Chúng tôi phải thường xuyên điều chỉnh bữa ăn cho hợp lý, vừa không lãng phí mà phải đủ dinh dưỡng cho các cháu. Thực phẩm ngày càng đắt nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thức ăn, số lượng món ăn hàng ngày phải giảm so với trước kia” (PV_H.T.X_Cán bộ tổ chức đời sống)

Chính sách hỗ trợ đã tạo đƣợc nhiều hiệu quả trong công tác đảm bảo chất lƣợng đời sống cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số (nghiên cứu trường hợp trường phổ thông dân tộc nội trú sơn la) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)