Hoạt động cấp phát sách, đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số (nghiên cứu trường hợp trường phổ thông dân tộc nội trú sơn la) (Trang 66)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.5. Hoạt động th c hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc

2.5.3. Hoạt động cấp phát sách, đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt

Mục tiêu của hoạt động

Hoạt động cấp phát sách đồ dùng học tập cho học sinh dân tộc thiểu số đƣợc thực hiện trên toàn địa bàn tỉnh không riêng trƣờng Dân tộc nội trú. Hoạt động này nhằm mục đích:

- Giảm bớt chi phí về giáo dục cho học sinh và gia đình học sinh - Khích lệ các em học tập.

- Thúc đ y sự bình đẳng giữa các em học sinh dân tộc thiểu số

Các mục tiêu trên đều hƣớng tới là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh dân tộc thiểu số tham gia học tập, nâng cao dân trí của cả nƣớc và đạo tạo nguồn lực cho địa phƣơng.

Nội dung và phương pháp của hoạt động

Học sinh dân tộc nội trú đều đƣợc cấp phát những đồ dùng học tập và đồ dùng sinh hoạt vào đầu năm hoặc đầu học kỳ.

Bảng 2.4. Đồ dùng cấp một lần toàn khóa học

STT Tên đồ dung Đơn vị tính Số lƣợng

1 Chăn bông cá nhân Cái 1

2 Màn cá nhân Cái 1

3 Áo bong Cái 1

4 Chiếu cá nhân Cái 1

5 Nilon đi mƣa Cái 1

6 Đồng phục Bộ 1

Bảng 2.5. Đồ dùng cấp một lần mỗi năm học

STT Tên đồ dung Đơn vị tính Số lƣợng 1 Giấy trắng kẻ hoặc vở thếp học sinh Thếp 40 2 Cặp học sinh Cái 1 3 Bút bi Cái 24 4 Bút chì đen Cái 2 5 T y Cái 2 6 Bộ compa, thƣớc đo Bộ 1

7 Hồ dán Lọ 2

8 Bìa đóng vở học sinh Cái 20

Những đồ dùng đƣợc cấp, phát đều là những đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống.Học sinh dân tộc thiểu số đƣợc Đảng và nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi nhất để tham gia vào quá trình xã hội hóa.Tuy dân số của ngƣời dân tộc thiểu số không nhiều nhƣng lại rất quan trọng nên việc khích lệ và thúc đ y sự tham gia giáo dục của trẻ em dân tộc thiểu số là vô cùng quan trong.Nên việc chăm lo từ những điều nhỏ nhất cũng làm cho ngƣời dân tộc thiểu số cảm thấy mình quan trọng và họ sẽ tích cực tham gia học tập.

Do học sinh dân tộc thiểu số là một trong những đối tƣợng yếu thế trong xã hội nên đƣợc toàn xã hội và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm nên các chính sách đã và đang đƣợc thực hiện đều phải rõ ràng và rành mạch, đƣợc các cấp chính quyền tỉnh luôn lƣu ý để tránh thất thoát đảm bảo quyền lợi chính đáng của các em.

Thƣờng xuyên đƣợc các tổ chức, nhà hảo tâm từ thiện nhƣ sách vở, đồ dùng học tập và đồ dùng các nhân để khích lệ tinh thần học tập của các em.

Hoạt động cấp phát đồ dùng học tập và đồ dùng sinh hoạt đã phần nào làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình.Giúp cho các em yên tâm học tập.

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đã khích lệ tinh thần học hỏi của các em.Các em cảm thấy mình không bị bỏ rơi, không cảm thấy mình thiệt thòi hơn so với các bạn khác. Để đƣợc học trong môi trƣờng này các em cũng đã phấn đấu rất nhiều. Các em phải trải qua quá trình học tập vất vả ở cấp 2 tại địa phƣơng và phải xa nhà xa bố m để đi học. Các em luôn cần sự quan tâm của Nhà trƣờng, của Sở giáo dục và đào tạo và của tất cả mọi ngƣời.

Biểu đồ 2.2: Nghề nghiệp gia đình

Theo nhƣ phiếu khảo sát đến 85,6% gia đình các em học sinh DTTS sống chủ yếu dựa vào làm nông nghiệp và chăn nuôn gia súc gia cầm, kinh tế gia đình khó khăn các em từ nhỏ đã biết theo cha m lên nƣơng làm nƣơng, rẫy, các em đều cảm thấy hài lòng với cuộc sống tại trƣờng nội trú cả về cơ sở vật chất và tinh thần. Còn lại 3,6% là làm tiểu thủ công nghiệp nhỏ và 10,8% còn lại là làm cán bộ nhà nƣớc và buôn bán thì kinh tế gia đình khá hơn so với các gia đình làm nông nghiệp. Mức sống của các em cũng cao hơn khi mỗi thàng ngoài tiền trợ cấp của nhà trƣờng các em đều nhận đƣợc thêm từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng chi phí cá nhân.

Do kinh tế khó khăn nên các em học sinh còn thiếu nhiều thứ khi học xa. Đảng và Nhà nƣớc đã cung cấp và hỗ trợ rất nhiều đồ dùng học tập và đồ dùng sinh hoạt nhƣng các em cũng có những nhu cầu riêng, những khoảnh khắc riêng tƣ nên những đồ dùng nhà trƣờng cấp phát vẫn chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu. Nên cấp thêm đèn học, bàn gấp, giá để đồ...

Biểu đồ 2.3: Mức độ hài l ng về cơ sở vật chất

Theo số liệu khảo sát 67,8% ý kiến cho rằng nhà trƣờng đã đáp ứng đủ nhu cầu học tập, đƣợc học với máy chiếu, các thì nghiệm hoá học, vật lý, sinh học các em đã đƣợc thực hành đầy đủ dựa trên những trang thiết bị sẵn có của nhà trƣờng.

Còn 32,2% ý kiến cho rằng trƣờng chƣa đáp ứng đủ yêu cầu học tập các em mong muốn mối lớp học đƣợc đầu tƣ đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho học tập nhƣ máy chiếu, phòng làm thí nghiệm...Các em luôn mong muốn đƣợc học với những trang thiết bị hiện đại và đƣợc tiếp cận với đồ dùng công nghệ cao. Có phòng thƣ viện với nhiều sách nâng cao và sách tham khảo phục vụ cho học tập.

2.5.4. Hoạt động tổ chức đời s ng cho học sinh

Mục tiêu của hoạt động

Hoạt động tổ chức đời sống cho học sinh mục tiêu chính là đảm bảo cho các em có một nơi ăn, ở sinh hoạt tốt nhất sau gia đình.

- Đảm bảo không gian sống thoải mái và đầy đủ

- Chất lƣợng cuộc sống cơ bản đƣợc đầy đủ (các nhu cầu 1,2 trong thang nhu cầu của Maslow)

Hoạt động đảm bảo dinh dưỡng

Vấn đề ăn uống là nhu cầu cấp thiết bậc 1 trong thang nhu cầu của Maslow, các em học sinh đang trong độ tuổi thanh thiếu niên cần đảm bảo dinh dƣỡng để phát triển thể chất và trí tuệ một cách tốt nhất. Nên vấn đề dinh dƣỡng dành cho học sinh nội trú luôn đƣợc nhà trƣờng quan tâm. Học sinh đƣợc ăn ba bữa mỗi ngày.

Bữa sáng: thƣờng bao gồm bánh ngọt và sữa. Mỗi phòng cử một bạn xuống phòng ăn lấy bữa sáng cho cả phòng trƣớc khi tới giờ lên lớp chính khóa.

Bữa trƣa: Học sinh xuống nhà ăn ăn hoặc cũng có thể mang về phòng. Công tác vệ sinh sau bữa ăn đƣợc phân chia rõ ràng. Mỗi lớp cử một ngƣời ở lại rửa bát và dọn d p phòng ăn.

Bữa tối: sau khi tham gia các hoạt động ngoại khóa vui chơi các em học sinh sẽ ăn cơm lúc 5h30p, cũng nhƣ buổi trƣa mỗi lớp cũng sẽ cử một ngƣời lại rủa bát và dọn d p nhà ăn.

Các món ăn thƣờng bao gồm: thịt lợn, trứng, rau, đậu.... Do điều kiện nhà trƣờng nên các món ăn chƣa đƣợc phong phú chỉ đủ đảm bảo dinh dƣỡng cho các em. Bảng 2.6 : Mức độ hài l ng về chất lƣợng tổ chức đời sống Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%) Rất tốt 72 64,3 Tốt 24 21,4 Bình thƣờng 12 10,7 Chƣa tốt 4 3,6

64,3% ý kiến của các em đều hài lòng với cuộc sống mà nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho các em. Các em đƣợc ăn uống đầy đủ các chất dinh dƣỡng, có nhiều thời gian dành cho học tập. Do ở tập thể và ở cùng các bạn cùng

trang lứa nên dễ dàng giao lƣu văn hóa và chia sẻ những kinh nghiệm sống với nhau.

Để cải thiện và đảm bảo vệ sinh an toàn thực ph m, nhà trƣờng tổ chức và khuyến khích các em tham gia hoạt động tăng gia sản xuất là trồng rau nuôi gà để cải thiện bữa ăn của mình. Học sinh rất hứng thú với hoạt động này của nhà trƣờng, các em tham gia rất tích cực vƣờn rau, chuồng gà của các em hoạt động rất tốt, vì vậy, có những bữa ăn của các em đảm bảo dinh dƣỡng và còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực ph m. Điều quan trọng là chính tay các em làm ra giúp các em hiểu hơn về giá trị của sức lao động.

Học sinh dân tộc thiểu số học tại trƣờng PTDT nội trú dễ dàng hƣởng đƣợc những chính sách mà nhà nƣớc đã ban hành. Do đƣợc đồng bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng nên những chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số tại trƣờng PTTH nội trú đƣợc thực hiện một cách tốt đ p.

Y tế - chăm sóc sức khỏe

Học sinh đƣợc khám sức khỏe định kỳ, đƣợc cấp phát thuốc miễn phí khi ốm.Tại trƣờng có phòng y tế, có y bác sĩ trực 24/24h.Có học sinh bị bệnh nặng thì sẽ đƣợc đƣa trực tiếp tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La. Do đƣợc cấp Thẻ bảo hiểm nên chi phí chi trả cho bệnh viện sẽ đƣợc giảm một cách tối đa.

Quản lý, vui chơi, giải trí

Học sinh dân tộc nội trú đƣợc ban quản lý quản lý vô cùng nghiêm ngặt và nghiêm túc. Các em có giờ tự học buổi tối trên lớp. Có thầy cô phụ trách buổi tối nên các em không thể bỏ học với bất cứ lý do gì ngoài lý do sức khỏe. Các em thƣờng xuyên phải tham gia công tác giữ gìn vệ sinh môi trƣờng xung quanh kí túc xá và lớp học. Nếu trong quá trình sinh hoạt mà ban quản lý thấy chƣa sạch hoặc bừa bộn thì phòng đó hoặc lớp phụ trách khu vực đó sẽ bị phạt. Công tác quản lý học sinh đƣợc nhà trƣờng đặt lên hàng đầu,

giáo dục nhân cách học sinh đƣợc ban giám hiệu nhà trƣờng coi trọng.Để giúp các em có một tâm thế hòa nhập xã hội tốt nhất.

Biểu đồ 2.4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Buổi chiều các em đƣợc tham gia các câu lạc bộ tự quản nhƣ thể dục thể thao, các câu lạc bộ văn thể mĩ. Giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Có rất nhiều các câu lạc bộ, các môn thể thao để các em lựa chọn hoạt động mà mình yêu thích. Các câu lạc bộ nhƣ hƣớng nghiệp, ngoại khoá chuyên đề là đƣợc học sinh tham gia nhiều nhất, mỗi tháng đƣợc tổ chức một. Còn những môn thể thao nhƣ đá cầu, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá đƣợc tổ chức sau giờ học, các em đều rất tích cực tham gia để nâng cao sức khoẻ.

Nhà trƣờng còn thƣờng xuyên tổ chức các trò chơi mô phỏng trên truyền hình, giúp các em đƣợc vui chơi và rèn luyện trí tuệ nhƣ Rung chuông vàng, Đƣờng lên đỉnh Olimpia, và hàng năm tổ chức đại hội thể thao.

Các hoạt động tổ chức đời sống của các em học sinh luôn đƣợc nhà trƣờng quan tâm do đƣợc sự tín nhiệm của gia đình học sinh và chế độ chính sách các em đƣợc hƣởng nên cần phải đảm bảo cuộc sống đời thƣờng cho các em.

Do các em đến từ những vùng khác nhau trong tỉnh và những dân tộc khác nhau nên sự thấu hiểu tính cách và văn hóa của nhau cũng thƣờng gặp khó khăn. Mục đích của các câu lạc bộ, các môn thể thao là trợ giúp các em có sức khoẻ tốt và các học sinh DTTS sẽ gần gũi nhau hơn, thƣờng xuyên trợ giúp nhau trong cuộc sống nội trú hàng ngày.Có thể trong cuộc sống có những xích mích nho nhỏ nhƣng cũng đƣợc giải hòa nhanh chóng.

Biểu đồ 2.5: S hài l ng về chất lƣợng tổ chức đời sống

Theo phiếu khảo sát 64% ý kiến các em học sinh DTTS học nội trú tại trƣờng đều hài lòng về cuộc sống và những điều kiện mà tỉnh và nhà nƣớc đã hỗ trợ các em. Các em đƣợc ăn uống đầy đủ với thịt, cá rau tự trồng... thời gian rảnh để rành cho học tập tƣơng đối lớn. Ở tập thể nên các em có cơ hội giao lƣu văn hóa với nhau.

Khi các em đi học gia đình có thể thiếu mất một nhân lực lao động nhƣng khi đƣợc hỏi các em có thấy đó là điều khó khăn cho gia đình không. Một số em đã trả lời “Khi nhận được học bổng của nhà trường và trợ cấp hàng tháng nếu em không chi tiêu gì nhiều em còn có thể gửi từ 100.000 đến 200.000đ về cho cha mẹ ở nhà. Khi em đi học xa có thể cha mẹ sẽ thiếu người lao động, chông em nhưng bố mẹ em động viên em đi học để biết chữ về dạy lại cho bố mẹ và các em” (PV_M.T.X.N_Học sinh)

Từ phía phụ huynh họ rất cảm ơn Đảng và nhà nƣớc đã tạo điều kiện giúp con cái họ đƣợc tham gia học hành. “Ngày trước cháu nhà chị nhát lắm,

không muốn đi học không muôn nói chuyện nhưng từ khi đi học cháu nó nói nhiều hơn, về nhà hay hát và giúp đỡ mẹ lắm” (PV_L.T.O_Phụ huynh học

sinh)

Đi học đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ nên phụ huynh của các em đều rất ủng hộ nhiệt tình.“Chị biết học sinh là người DTTS được miễn học phí, được cung

cấp đồ dùng học tập, đi học không mất gì nên chị cho nó đi.”

(PV_H.T.M_Phụ huynh học sinh)

Tuy phụ huynh của các em cho các em đi học với bất kỳ lý do gì thì đều là tín hiệu đáng mừng khi vấn đề tuyên truyền giáo dục đã tác động đƣợc đến nhận thức của họ, đã vận động đƣợc đáng kể trẻ em DTTS đến trƣờng.

Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực thì cũng có những mặt tiêu cực nhƣ nƣớc sinh hoạt thƣờng xuyên bị cắt, nƣớc uống tinh khiết chƣa có. Món ăn ở căng tin chƣa đƣợc phong phú thƣờng lặp lại nhiều ngày. Các em cũng có mong muốn đƣợc học với máy chiếu, máy tính để có thể tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức hơn. Các em còn mong muốn có thêm nhiều nguồn thông tin nhƣ sách tham khảo, báo chí và truyền hình phục vụ cho học tập hơn.

Trong quá trình học tập tại trƣờng nội trú hay bán trú học sinh đều gặp những thuận lợi và khó khăn. Để khắc phục khó khăn Đảng và nhà nƣớc cần phải quan tâm hơn đến tất cả những vấn đề nhƣ kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Sơn La thì mới có thể khắc phục đƣợc sự mất cân bằng vùng miền và dân tộc trong tỉnh.

2.6. Tiểu kết chƣơng 2

Trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn La tại bản Ka Láp, Xã Chiềng Ngần, tp Sơn La tỉnh Sơn La. Năm học 2015 – 2016, sĩ số học sinh là 649 học sinh bao gồm các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Mƣờng, Dao, Khơ mú, Sing mun, La Ha, Lào, Kháng đến từ các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Bắc

Yên, Vân Hồ, Thuận Châu, Mƣờng La, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Sốp Cộp, Phù Yên, Sông Mã và tp Sơn La. Ngoài ra tại trƣờng có 5 học sinh thuộc dân tộc La Ha rất ít ngƣời, các em sẽ đƣợc hƣởng thêm chính sách ƣu tiên tuyển thẳng vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Chƣơng 2 đã khảo sát việc thực trạng việc thực hiện hính sách giáo dục đối với học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La đƣợc triển khai bởi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cùng với Ban giám hiệu, Giáo viên, các cán bộ công nhân viên trong nhà trƣờng có học sinh DTTS tại tỉnh Sơn La bao gồm: Chính sách hỗ trợ tổ chức nấu ăn tập thể tại các trƣờng bán trú, chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh cho học sinh phải qua sông, suối, hồ để đi học, chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh, chính sách ƣu tiên đối với dân tộc thiểu số rất ít ngƣời, chính sách cho học sinh Trƣờng phổ thông dân tộc nội trú.

Quy trình thực hiện chính sách giáo dục cho học sinh DTTS tại tỉnh Sơn La đƣợc triển khai đồng bộ từ UBND tỉnh đến Sở Giáo dục và Đào tạo sau đó đến các cơ sở quản lý giáo dục. Các cấp cần phối hợp với các ban ngành và thực hiện đồng bộ từ trên xuống dƣới tạo điều kiện cho chính sách phát huy hiệu quả tốt nhất cho ngƣời hƣởng lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số (nghiên cứu trường hợp trường phổ thông dân tộc nội trú sơn la) (Trang 66)