Đánh giá chính sách hỗ trợ đối với học sinh dân tộc thiểu số tại Trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số (nghiên cứu trường hợp trường phổ thông dân tộc nội trú sơn la) (Trang 77)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.1. Đánh giá chính sách hỗ trợ đối với học sinh dân tộc thiểu số tại Trƣờng

Trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn La

3.1.1. Đánh giá tính toàn v n

Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã hội nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khác cho nên Đảng ta rất chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo. Những năm qua quan điểm của Đảng về đƣờng lối phát triển giáo dục và đào tạo chủ yếu tập trung ở nghị quyết trung ƣơng 2 khoá IIX (Nghị quyết chuyên đề về giáo dục và đào tạo); kết luận của hội nghị lần 6 Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa 9; Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ƣờn Đảng khoá IX; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX X.

Qua các văn kiện này thể hiện một số quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo nhƣ sau:

- Giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng con ngƣời có đầy đủ ph m chất để xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.

- Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và đào tạo nhất là chính sách công bằng xã hội.

- Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội.

- Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân; mọi ngƣời mọi cấp chăm lo cho giáo dục và đào tạo.

- Giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh.

- Giữ vững nòng cốt của các trƣờng công lập song song với đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo.

- Chăm lo giáo dục đào tạo là chăm lo cho con ngƣời và xã hội phát triển với các yêu cầu và tiêu chí đƣợc xác lập.

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải theo nguyên lý: học đi đôi với hành giáo dục kết hợp với lao động sản xuất lý luận gắn lion với thực tiễn giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Từ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục – đào tạo nhƣ trên các chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số tạo Trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn La đã thực hiện đúng và đủ theo đƣờng lối của Đảng thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Các chính sách hỗ trợ đƣợc ban hành ra nhằm thực hiện sự công bằng xã hội, các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tƣợng khó khăn, yếu thế trong xã hội thực hiện những quyền và lợi ích của mình. Học sinh DTTS đa phần là sinh sống ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa kinh tế - xã hội kém phát triển. Học sinh DTTS khó khăn trong việc tiếp cận các nhu cầu xã hội, các nền văn hóa phát triển, thiệt thòi hơn so với học sinh ở các vùng kinh tế phát triển, dễ dàng giao lƣu tiếp xúc với nền văn hóa tiên tiến hơn trong xã hội. Vì vậy, học sinh DTTS là một đối tƣợng yếu thế trong xã hội cần đƣợc trợ giúp, công cụ trợ giúp là hệ thống các chính sách dân tộc, cụ thể hơn nữa đó là những chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh DTTS. Từ thực tế yêu cầu chính sách hỗ trợ giáo dục đã và đang đáp ứng nhu cầu của đông đảo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và Trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú nói riêng.

3.1.2. Đánh giá tính th ng nhất

Trong hệ thống chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số tại Trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn La bao gồm những hoạt động chính là hoạt động miễn học phí, hoạt động trợ cấp và cấp học bổng hàng tháng, hoạt động cấp phát sách, đồ dùng học tập và đồ dùng sinh hoạt và hoạt động tổ chức đời sống tập trung cho học sinh nội trú. Các hoạt động trong hệ thống chính sách hỗ trợ giáo dục có tính thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau đều hƣớng tới tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh DTTS tham gia học tập và hòa nhập xã hội hƣớng tới mục tiêu là công bằng xã hội và an sinh xã hội

Các hoạt động của chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số thuộc hệ thống chính sách giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số. Chính sách giáo dục cho học sinh DTTS rất rộng bao gồm chính sách cho giáo viên tại các vùng sâu vùng xa, chính sách cử tuyển cho học sinh DTTS vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng chính quy, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách đối với các dân tộc thiểu số rất ít ngƣời... Chính sách hỗ trợ giáo dục này đƣợc ban hành hƣớng tới đảm bảo những yêu cầu về mặt đời sống của học sinh, trợ giúp học sinh về đời sống tinh thần và vật chất, chăm lo cho các em.

3.1.3. Đánh giá tính khả thi

Trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn La đã và đang đƣợc các cấp chính quyền trong tỉnh quan tâm và đầu tƣ xây dựng. Năm 2011 trƣờng đã đƣợc chuyển từ cơ sở cũ tại huyện Thuận Châu về cơ sở mới tại xã Chiềng Ngần thành phố Sơn La. Trƣờng đƣợc xây mới hoàn toàn với cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ tốt nhất. Chất lƣợng đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục, quản lý đời sống nội trú cũng đƣợc nâng cao về năng lực chuyên môn và ph m chất chính trị. Trƣờng có cơ sở vật chất khang trang với khu giảng đƣờng và khu kí túc xã riêng biệt. Tại khu kí túc xá thì khu nhà kí túc xã nam và nữ tách

riêng và khu căng tin đƣợc xây dựng ở giữa tạo thành hình chữ U có rất nhiều không gian cho học sinh tham gia các hoạt động thể thao và hoạt động tổ chức đời sống nhƣ trồng rau nuôi gia cầm.

Trƣờng học đã tạo mọi điều kiện để các chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh DTTS đƣợc thực hiện một cách tốt nhất và tối đa nhất. Các hoạt động của chính sách đƣợc thực hiện đều dựa trên các điều kiện sẵn có của nhà trƣờng và sự hỗ trợ của nhà nƣớc để đam bảo sự phát triển toàn diện cả về trí lực lẫn thể lực cho học sinh DTTS.

3.1.4. Đánh giá các tác nhân của chính sách

Triển khai chính sách là cả một quá trình rất dài từ các Bộ, ngành, sở, cơ sở quản lý giáo dục mới đến đƣợc ngƣời hƣởng lợi từ chính sách. Bên cạnh đó, cần rà soát chính sách phát triển giáo dục, đào tạo vùng DTTS để đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách phát triển giáo dục, đào tạo vùng DTTS giai đoạn mới cho phù hợp. Đồng thời tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc về giáo dục dân tộc. Trên cơ sở đó, tiếp tục đ y mạnh công tác xã hội hóa phát triển giáo dục đào tạo vùng DTTS, miền núi. Vì vậy, thực hiện đƣợc chính sách cần có sự đồng bộ từ Trung Ƣơng xuống địa phƣơng để có hiệu quả tối ƣu nhất.

Ngƣời thực hiện chính sách cần nắm rõ đối tƣợng hƣởng lợi của chính để kịp thời đề xuất những điều khoản bổ sung cho hợp lý. Trong quá trình thực hiện chính sách ngƣời quản lý chính sách cũng cần phải đảm bảo quy trình hợp lý thông nhất từ các cấp trên và các ban ngành phổi hợp tránh lãng phí thời gian và tiền bạc của Nhà nƣớc. Nhƣ chính sách cấp phát đồ dùng học tập hàng năm, cán bộ quản lý giáo dục sẽ kêu gọi những cơ quan tổ chức quyên góp, hỗ trợ học bổng cho học sinh... các cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

cần thống kê, lên kế hoạch sử dụng nguồn lực đó cho hợp lý tránh sử dụng phung phí, thiếu hợp lý giúp tiết kiệm cho ngân sách nhà nƣớc.

Ngƣời thực hiện chính sách giáo dục cho học sinh DTTS có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách giáo dục, họ có vai trò vừa là ngƣời quản lý, vừa là ngƣời kết nối, là ngƣời kiểm tra, đáng giá chính sách... có vấn đề xảy ra hay bấp cập khi thực hiện chính sách cán bộ quản lý sẽ báo cáo với cấp trên để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung cho hợp lý.

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ học sinh biết mình đƣợc hƣởng chính sách giáo dục dục

Theo nhƣ khảo sát bằng bảng hỏi học sinh DTTS tại Trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú đến 50% học sinh chƣa biết mình đƣợc hƣởng những chính sách gì khi đi học. Vì vậy, đây cũng là một yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng thực hiện chính sách cho học sinh DTTS. Khi chính sách đƣợc thực hiện, ngƣời đƣợc hƣởng lợi còn không biết mình đƣợc hƣởng những chính sách gì thì quy trình thực hiện chính sách đã có sai sót cần phải chính sửa cách thực hiên. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sach thì khâu tuyên truyền chính sách đều đƣợc nhắc đến với vai trò quan trong. Tại các cấp thực hiện cần phối hợp với các sở, ban, ngành tuyên truyền và phổ biến chính sách của Đảng đến với đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp.

3.1.5. Đánh giá tác động của chính sách

Các chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số đƣợc triển khai tại Trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn la đã có tác động tích cực đối với sự phát triển giáo dục vùng DTTS Sơn La. Theo báo cáo tổng hợp sĩ số và dân tộc qua các năm 2013 – 2015 số lƣợng học sinh ngày càng tăng, số lƣợng học sinh rất ít ngƣời tại tỉnh Sơn La là La Ha cũng tăng năm học 2013- 2014 là 3 học sinh đến năm 2015 – 2016 là 5 học sinh. “Số lượng học sinh

tăng qua mỗi năm, cho thấy chính sách giáo dục của nhà nước đã và đang có những bước phát triển trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực cho xã hội”

(PV_N.V.T_Cán bộ quản lý nhà trƣờng)

Hệ thống lớp học tại Trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú đã đƣợc xây dựng khang trang cùng khu kí túc xá cho học sinh với đầy đủ tiện nghi (giƣờng tầng, bàn học, khu vệ sinh khép kin...) đảm bảo cuộc sống cho học sinh.

Các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã trợ giúp cho học sinh DTTS tại tỉnh Sơn La có điều kiện học tập và giao lƣu văn hóa giữa các DTTS với nhau.

Các chính sách giáo dục của nhà nƣớc cho học sinh DTTS đã giúp cho học sinh đƣợc hƣởng những điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

“Em rất vui vì được đi học, em không phải lấy chồng sớm. Bạn em ở nhà chúng nó lấy chồng hết rồi, khổ lắm chỉ toàn đi làm thôi. Em đi học biết rất nhiều thứ, học hết 12 em muốn học ngành Nông nghiệp của Trường Đại học Tây bắc về giúp mọi người trong bản” (PV_H.T.K_Học sinh)

“Em rất là cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em được đi học mà không phải đóng học phí, hàng ngày được ăn uống đầy đủ, em còn được ngủ một mình một giường nữa. Nhà em nghèo lắm, không có gạo trắng để ăn, nhà em còn đông người nữa, phải ngủ chung với 3 em nữa nên em được sống nội

trú em rất thích, em sẽ cố gắng học hành rồi đi kiếm tiền cho bố mẹ em đỡ khổ” (PV_L.T.H_Học sinh)

Các chính sách hỗ trợ và cấp học bổng giúp các em có thêm động lực học tập và thực hiện mong muốn của bản thân.

Biểu đồ 3.2: Định hƣớng tƣơng lai

Theo phiếu khảo sát về định hƣớng tƣơng lai của các em thì 78% học sinh có định hƣớng học lên các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tại địa bàn tỉnh. Tại tỉnh Sơn La có thuận lợi là có Trƣờng Đại học Tây Bắc với quy mô lớn nhất vùng Tây Bắc đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho các em có hƣớng tƣơng lai là học lên. Trƣờng Đại học Tây Bắc có rất nhiều khoa và chuyên ngành đa dạng nên các em học sinh DTTS có nhiều sự lựa chọn phù hợp với bản thân. Có 9% các em lựa chọn đi học nghề ngày sau khi ra trƣờng để phụ giúp kinh tế cho gia đình, 9% dự định về địa phƣơng tham gia sản xuất gia đình. 4% mong muốn đi làm thuê và đi bộ đội để giảm bớt ngánh nặng kinh tế cho gia đình. Dù các em có lựa chọn hƣớng đi nào cho tƣơng lai các em đều đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hỗ trợ những chính sách, những

nguồn vốn trợ giúp kế hoạch tƣơng lai của các em nhƣ chính sách cử tuyển, chính sách 135,

“Năm trước em đạt học sinh giỏi, em được thưởng 600.000 đồng. Em mang về cho bố mẹ, bố mẹ em vui lắm, nói em cố gắng học hành, năm sau em mà đạt học sinh xuất sắc bố mẹ em sẽ cho em đi thi đại học ạ”

(PV_V.T.L_Học sinh)

Thực hiện chính sách giáo dục cho học sinh DTTS tại tỉnh Sơn La đã đem lại nhiều hiệu quả cho học sinh DTTS các em có cơ hội tiếp xúc với công nghệ thông tin nhƣ học bằng máy chiếu, học tin học,... làm thì nghiệm khoa học. Từ những chính sách thiết thực nhƣ miễn học phí, hỗ trợ học ph m và các chính sách tổ chức đời sống cho học sinh đã giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong học tập hơn nhƣ yên tâm học tập, có nhiều thời gian dành cho học tập, tham gia các hoạt động thể dục thể thao đảm bảo cả về sức khỏe và tinh thần.

Phu huynh học sinh Trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn La rất yên tâm khi giao con em mình cho nhà trƣờng. “Chị rất yên tâm khi cháu đi học, ở trường cháu được học văn hóa và giao lưu với bạn bè, còn ở nhà chị chỉ sợ cháu đi chơi với mấy đứa hư hỏng trong bản thôi” (PV_H.T.M_Phụ

huynh học sinh)

Mong muốn con mang cái chữ về bản để giúp bản xóa mù chữ. “Cháu đi học về để còn dạy các em trong nhà, thỉnh thoảng mấy đứa nhà hàng xóm cũng sang để học luôn” (PV_H.T.M_Phụ huynh học sinh)

Chính sách giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số tại Trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú đem lại nhiều thuận lợi đối với gia đình học sinh nhƣ không cần lo chi phí ăn ở cho học sinh tăng thêm khoản chi cho các thành viên khác trong gia đình. Phụ huynh học sinh còn yên tâm giao con em mình cho nhà trƣờng tránh đƣợc các tệ nạn xã hội. Mong muốn thoát nghèo của cha m học sinh làm động lực cho học sinh học tập tốt hơn, không phụ sự

kỳ vọng của Đảng và Nhà nƣớc, của ban lãnh đạo nhà trƣờng, giáo viên và phụ huynh học sinh.

3.6. Vai tr công tác xã hội trong hoạt động th c hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số

Theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2010 về việc phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020, CTXH đã đƣợc công nhận là nghề, có mã ngành riêng tuy nhiên hiện nay chƣa có nhân viên CTXH chuyên nghiệp ở các trƣờng chuyên biệt. Tại trƣờng mới có các cán bộ thực hiện chính sách đảm nhận các vai trò nhƣ nhân viên CTXH vào công tác trợ giúp cho các em học sinh DTTS. Theo nhƣ quan điểm của Feyerico (1973), ngƣời nhân viên CTXH có nhiều vai trò nhƣ: là ngƣời huy động nguồn lực; là ngƣời kết nối nguồn lực – còn đƣợc gọi là trung gian; là ngƣời biện hộ; là ngƣời vận động/ hoạt động chính sách; là ngƣời giáo dục; là ngƣời tham vấn; là ngƣời chăm sóc, trợ giúp; là ngƣời trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng... Trong đề tài này, tác giả tập trung phân tích những vai trò chính của nhân viên CTXH trong việc thực hiện chính sách hỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số (nghiên cứu trường hợp trường phổ thông dân tộc nội trú sơn la) (Trang 77)