Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác quặng sắt

Một phần của tài liệu 26623 (Trang 42 - 45)

(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường-[8])

Có thể thấy, các hoạt động trong quy trình khai thác như: khoan nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển...chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực khai thác. Ngoài ra, sự thất thoát dầu mỡ trong phân xưởng sửa chữa các trang thiết bị cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí ở khu vực.

1.5.2.3. Sản lượng khai thác quặng sắt của mỏ sắt Trại Cau.

Mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng quặng sắt khoảng 3,17 triệu tấn, công suất

khai thác hiện nay là 350.000 tấn/năm, sản phẩm là quặng Limonit. Qua mấy

chục năm khai thác, sản lượng quặng khu vực này còn có thể khai thác được gần 2,7 triệu tấn. Theo báo cáo của Công ty Gang Thép Thái Nguyên năm 1998, sản lượng khai thác quặng sắt trong 4 năm, giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1998 đạt tổng sản lượng là 225.190 tấn [6]. Trong khi đó, chỉ trong năm 2003 sản lượng của mỏ đạt 182.669 tấn/năm, đến năm 2005 sản lượng lên đến 270.531 tấn/năm. Hiện nay, mỏ đang triển khai sản xuất trên 4 công trường: mỏ Hàm Chim, mỏ Núi Đê, mỏ Thác Lạc và mỏ Núi Quặng.

Như vậy, sản lượng khai thác quặng sắt tại Mỏ Trại Cau đang ngày một tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, mà phần chính là cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất thép của Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Sản lượng tăng nhanh là do sự đầu tư xây dựng và triển khai dự án mở rộng mỏ với quy mô khai thác lớn. Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc tăng sản lượng thì các nguồn chất thải cũng tăng nhanh. Chỉ tính khối lượng đất đá

đổ thải đã thấy rõ, năm 1998 tính là 222.234.500 m3/năm, đến năm 2009 là

997.011.000 m3/năm (423.000tấn x 2.357 m3/tấn). Cùng với những vấn đề đó thì công tác quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường cũng cần chặt chẽ hơn.

CHƢƠNG II

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng

- Cây cải tạo đất bản địa và nhập nội.

- Cây chống xói mòn, sạt lở đất bản địa và nhập nội. - Đất sau khai thác quặng sắt và đã được hoàn thổ.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 3/2010 – 10/2011.

- Địa điểm nghiên cứu: Các bãi thải đất sau khai thác ở khu vực thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo đất của một số cây đậu đỗ ngắn ngày; cây phân xanh họ đậu dài ngày trên đất mới hoàn thổ sau khai thác quặng sắt và khả năng chống xói mòn, sạt lở của một số cây cỏ trên đất sau khai thác quặng sắt có độ dốc lớn (350 450), có nguy cơ sạt lở cao tại thị trấn Trại Cau – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

2.4. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra đánh giá hiện trạng và chất lượng đất sau khai khoáng tại khu vực thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo đất của một số cây đậu đỗ

ngắn ngày trên đất sau khai khoáng mới hoàn thổ.

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo đất của một số cây phân xanh họ đậu dài ngày trên đất sau khai khoáng mới hoàn thổ và bị xáo trộn nhiều, tỷ lệ đá lẫn cao.

- Nghiên cứu biện pháp chống sạt lở đất bằng biện pháp sinh học: khả năng sinh trưởng, chống xói mòn, sạt lở của một số cây cỏ bản địa và nhập khẩu trên đất sau khai khoáng tại các khu vực có độ dốc lớn, có nguy cơ sạt lở cao.

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Điều tra đánh giá hiện trạng và chất lượng đất sau khai khoáng tại thị trấn Trại Cau thị trấn Trại Cau

- Địa điểm điều tra: Điều tra tại một số tổ dân phố có mỏ khai thác khoáng sản, phỏng vấn các hộ dân.

- Phỏng vấn người dân, cán bộ quản lý bằng phiếu câu hỏi điều tra: + Số người phỏng vấn: 30 người

+ Chọn những hộ đại diện: những hộ gần khu vực nghiên cứu, những hộ chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản.

+ Phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi thiết kế sẵn và câu hỏi mở kết hợp thảo luận.

2.5.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo đất của một số cây đậu đỗ ngắn ngày trên đất mới hoàn thổ sau khai khoáng ngắn ngày trên đất mới hoàn thổ sau khai khoáng

2.5.2.1. Công thức thí nghiệm

CT 1: Đậu Đen (Vigna unguiculata L.).

CT 2: Đậu đỏ Điện Biên 1 (Vigna angularis sp). CT 3: Đậu đỏ Điện Biên 2 (Vigna angularis sp). CT 4: Đậu đỏ Điện Biên 3 (Vigna angularis sp). CT 5: Đậu mèo Sapa (Mucuna pruiriens sp).

CT 6: Đậu Xanh (Vigna radiata).

CT 7: Đối chứng (ĐC) (không trồng cây).

2.5.2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Để đưa ra được sơ đồ bố trí thí nghiệm phù hợp, chúng tối tiến hành điều tra khảo sát ngoài thực địa và thấy sự đồng nhất về điều kiện đất đai tại vùng nghiên cứu. Do đó tôi tiến hành bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) - các công thức được bố trí vào bất kỳ ô TN nào trên khu TN. Các công thức được nhắc lại nhưng không nhóm thành khối [26]. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm gồm 7 công thức, 3 lần nhắc lại (gồm có 21 OTC).

CT 1 CT 4 CT 5 CT 7 CT 2 CT 3 CT 4

CT 3 CT 2 CT 1 CT 3 CT 6 CT 7 CT 2

CT 6 CT 5 CT 7 CT 4 CT 1 CT 5 CT 6

Một phần của tài liệu 26623 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)