CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Một số nghiên cứu về cây cải tạo phục hồi đất sau khai thác khoáng sản trên Thế
sản trên Thế giới và Việt Nam
Theo nghiên cứu của Avílio A. Franco và cs (1996), các loài cây họ đậu rhizobia hoặc bradyrhizobia cung cấp khoảng 12 tấn hữu cơ khô và 190kg N/ha/năm. Những nghiên cứu này đã tăng cường sử dụng các cây họ đậu nodulated và revegetate trên đất nghèo hoặc suy giảm với mục tiêu phục hồi khả năng của chúng. Các thí nghiệm với các loài cây bản địa và cây họ đậu đã thành công trong việc cải tạo đất, khu vực khai thác mỏ lộ thiên và dư lượng axit từ khai thác bauxite mà không cần bổ sung các chất hữu cơ. Tuy nhiên, cần bổ sung phosphate, thạch cao, vi chất dinh dưỡng và kali [41].
Theo tác giả Trần Minh Huân thuộc Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ
Việt Nam, (2011), Alcoa được coi là công ty đi đầu trong phục hồi vùng mỏ tại bang Tây Úc và bang Victoria. Từ năm 1963 đến năm 2006, Alcoa đã khôi
phục được 12.594 ha ở Tây Úc và thu dọn 15.222 ha khác. Trong năm 2005, Alcoa khôi phục 5,6 ha tại Anglesea. Kiểm tra sau 18 tháng khôi phục thấy độ phong phú thực vật cao hơn so với khu vực hoang không khai thác gần đấy. Chương trình khôi phục Anglesea trong năm 2006 tập trung vào khu vực đã được khôi phục lần đầu hơn 20 năm trước, lần này trồng loại cây vốn không có ở đây. Khu vực này đã được thu dọn sạch và được khôi phục bằng cách sử dụng những kỹ thuật khôi phục mới, bao gồm chuyển đổi trực tiếp lớp đất bề mặt để kích thích sự nẩy mầm trở lại của thực vật bản địa. Trong năm 2005, Chính quyền bang Victoria công nhận thành công của chương trình khôi phục mỏ Anglesea, trao phần thưởng Strzelecki cho thành công phát triển bền vững này. Chương trình Tây Úc được Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc và Hiệp hội quốc tế về Khôi phục sinh thái công nhận là một trong những chương trình khôi phục sinh thái tốt nhất trên thế giới [20].
Tác giả Northern Territory PJ Langkamp và cs đã nghiên cứu “Khả năng cố định đạm (giảm axetylen) bằng keo pellita trên các khu vực phục hồi sau khi khai thác mỏ tại Groote Eylandt”kết quả cho thấy: Tổng số lượng nốt sần cố định đạm mỗi mùa mưa được ước tính là 12 ± 4 kg/ha nơi có mật độ trồng trong khu vực nghiên cứu là 1.110 cây/ha [44].
Đặng Đình Kim, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Công nghệ môi
trường, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị
ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản" cho biết từ năm 2007, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ môi trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, ĐH Quốc gia Hà Nội đã thu thập 157 loài thực vật trên các bãi thải quặng và các vùng phụ cận. Qua đó, chọn lọc được 33 loài cây có thể sống được trên nền đất ô nhiễm cao. Kết quả phân tích cho thấy, có 2 loài thuộc họ dương xỉ (tên khoa học là Pteris vittata và Pityrogramma calomelanos) và cỏ màn trầu (tên khoa học là
Eleusine indica) có khả năng tích lũy kim loại nặng, hàm lượng asen lên đến 5.876ppm và trong rễ là 2.642ppm. Còn cỏ màn trầu có thể được sử
dụng như giải pháp phục hồi cho những vùng đất bị ô nhiễm chì và kẽm. Nghiên cứu cho thấy cỏ vetiver cũng có khả năng chống chịu vùng ô nhiễm chì rất cao (trồng thí nghiệm trong đất nhiễm từ 1.400ppm đến 2.530ppm, cỏ vẫn phát triển tốt). Đây là cơ sở để các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, trồng thử nghiệm các loài cây này với mục đích phục hồi những vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là những vùng khai khoáng [16].
Qua nghiên cứu của các tác giả đã cho thấy khả năng cải tạo đất của một loài cây họ đậu và khả năng chống xói mòn sạt lở của các loài cỏ. Tuy nhiên lĩnh vực cải tạo và chống xói mòn đất sau khai khoáng còn rất khiêm tốn. Diện tích đất sau khai khoáng ở nước ta không tái sử dụng còn khá lớn, bên cạnh đó diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quy hoạch cho sản xuất công nghiệp và các ngành nghề khác. Vì vậy cần có những nghiên cứu để khôi phục diện tích đất sau khoai khoáng, tăng diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp và giảm thiểu tác động tiêu cực do hoạt động khai khoáng gây ra, trả lại khả năng sản xuất vốn có của đất.