Khả năng hình thành của nốt sần chịu ảnh hưởng của giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, dinh dưỡng… Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng hình thành nốt sần của cây họ đậu trên đất sau khai khoáng thông qua việc xác định số lượng nốt sần qua các thời kỳ và thu được kết quả sau.
Bảng 3.6. Số lƣợng nốt sần các giổng qua các thời kỳ thí nghiệm
Đơn vị: cái/cây
Công thức Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh
CT 1 (Đậu đen) 34,00 44,67
CT 2 (Đậu đỏ ĐB 1) 21,33 25,33
CT 3 (Đậu đỏ ĐB 2) 22,33 26,67
CT 4 (Đậu đỏ ĐB 3) 26,33 30,67
CT 5 (Đậu mèo Sapa) 15,00 20,67
CT 6 (Đậu xanh) 29,00 37,67
CV (%) 9,70 7,10
LSD05 4,23 3,91
Qua bảng 3.6 cho thấy; số lượng nốt sần của các loài khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng là khác nhau.
- Thời kỳ hoa rộ: Số lượng nốt sần hữu hiệu dao động trong khoảng 15,00 - 34,00 cái/cây. Trong đó Đậu đen có số lượng nốt sần cao nhất 34,00 cái/cây và Đậu Mèo Sapa có số lượng nốt sần thấp nhất 15,00 cái/cây, sự khác nhau vế số lượng nốt sần giữa các công thức thí nghiệm có độ tin cậy 95%.
- Thời kỳ chắc xanh: Số lượng và khối lượng nốt sần hữu hiệu đã tăng lên. Số lượng nốt sần dao động từ 20,67 - 44,67 cái/cây. Trong đó Đậu đen có số lượng nốt sần cao nhất 44,67 cái/cây và Đậu Mèo Sapa có số lượng nốt sần thấp nhất 20,67 cái/cây, sự khác nhau vế số lượng nốt sần giữa các công thức thí nghiệm có độ tin cậy 95%.
Qua số liệu theo dõi trong hai thời kỳ sinh trưởng của các công thức thí nghiệm cho thấy, cây Đậu đen là cây có số lượng nốt sần cao nhất.